Tranh cãi về đáp án 1 câu hỏi trong đề thi môn Sinh học của Bộ Giáo dục

16/08/2020 06:39
Trương Văn Trí
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Thầy Trí cho rằng, điều này gây mất công bằng và thiệt thòi cho nhiều thí sinh lựa chọn đáp án khác với đáp án của Bộ, ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển đại học.

LTS: Ngày 12/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố toàn bộ đáp án các bài thi, môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.

Nghiên cứu đề thi môn Sinh học, giảng viên Trương Văn Trí – hiện đang công tác tại Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phổ Hồ Chí Minh có gửi tới tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có chỉ ra một câu hỏi trong đề thi có cả 2 đáp án đều đúng nằm trong các mã đề (201, 202, 204, 206, 207, 208, 209, 212, 214, 215.... Tuy nhiên khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án môn thi Sinh học thì câu hỏi này chỉ có 1 đáp án duy nhất.

Thầy Trí cho rằng, điều này sẽ gây mất công bằng và thiệt thòi cho nhiều thí sinh lựa chọn đáp án khác với đáp án của Bộ, ảnh hưởng đến cơ hội trúng tuyển vào đại học của các em.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của thầy Trí và mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại nội dung, đáp án của câu hỏi này.

Câu 115. (Mã đề 202) Một loài thực vật, xét 3 cặp gen: A, a B, b; D, d; mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai (P): 2 cây đều có kiểu hình trội về 3 tính trạng giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6: 3: 3: 2: 1: 1 và có số cây mang 1 alen trội chiếm 12,5%. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 không xuất hiện kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen.

II. F1 có 50% số cây dị hợp 1 cặp gen.

III. F1 có 4 loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.

IV. F1 có 7 loại kiểu gen.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Giải

- Phép lai (P) giữa 2 cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng: (A-B-D-) x (A-B-D-); thu được F1 có 6 loại kiểu hình với tỉ lệ kiểu hình là 6: 3: 3: 2: 1: 1.

→ cả 2 cây đều phải dị hợp 3 cặp gen: (P) (Aa,Bb,Dd) x (Aa,Bb,Dd)

- Theo dữ kiện đề, F1 có tỉ lệ kiểu hình là 6: 3: 3: 2: 1: 1 và có số cây mang 1 alen trội chiếm 12,5% thì có 2 trường hợp thoã mãn kết quả này. CẢ HAI TRƯỜNG HỢP ĐỀU NẰM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC PHỔ THÔNG CƠ BẢN.

* Trường hợp 1: Ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST và có hiện tượng các gen liên kết hoàn toàn.

I. F1 không có kiểu gen nào đồng hợp cả 3 cặp gen → đúng.

II. Số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 là:

III. Số loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở F1 là:

IV. Tổng số loại kiểu gen ở F1 là: 4 x 3 = 12 loại → sai.

VẬY CÓ 3 PHÁT BIỂU ĐÚNG → ĐÁP ÁN B (đây là đáp án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

* Trường hợp 2: Ba cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và có hiện tượng hoán vị gen tại một điểm giữa D và d; hoán vị cả 2 giới với f = 50%.

Dựa vào bảng kết quả trên, ta có:

I. F1 không có kiểu gen nào đồng hợp cả 3 cặp gen → đúng.

II. F1 có 8 kiểu gen dị hợp 1 cặp gen (các kiểu gen màu đen), mỗi kiểu gen đều chiếm tỉ lệ 1/16 → số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 là: 8/16 = 50% → đúng.

III. Số loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở F1 là 8 kiểu gen còn lại (các kiểu gen màu đỏ) → SAI.

IV. Tổng số loại kiểu gen ở F1 là: 16 loại → sai.

VẬY CÓ 2 PHÁT BIỂU ĐÚNG → ĐÁP ÁN C.

Tôi cho rằng, nếu thí sinh chọn đáp án C thì không thể đánh rớt em đó ở câu này vì hoàn toàn hợp lý với dữ kiện câu hỏi của đề thi.

Trương Văn Trí