TS Đinh Thế Hiển: Sẽ ít giảng viên có phong cách như TS Dương

16/03/2012 16:54
Ban biên tập
(GDVN) - Đó là lưu ý của TS Đinh Thế Hiển bày tỏ về phương pháp giảng dạy của TS Lê Thẩm Dương, khi trả lời giao lưu trực tuyến toàn cầu của Giaoduc.net.vn.
TS Đinh Thế Hiển
TS Đinh Thế Hiển
1. Thưa TS Đinh Thế Hiển, tôi thì không tường tận lắm về kinh tế nhưng tôi thích phong cách dí dỏm của TS Lê Thẩm Dương. Có người nói TS Dương “chém gió” nhiều chỗ không đúng, tào lao. Chắc hẳn ông đã xem qua các clip được báo chí đăng tải? Ông đánh giá thế nào về năng lực và kiến thức về kinh tế của TS Lê Thẩm Dương qua những gì các clip được phát tán trên mạng? (Trường Giang – Vĩnh Phúc)
TS Đinh Thế Hiển: Rất khó đánh giá năng lực của một chuyên gia thông qua bài giảng của họ. Thí dụ nhà vật lý nguyên tử lỗi lạc Bohr đoạt giải Nobel với lý thuyết mẩu nguyên tử Bo được các SV (trong đó sau này trở thành những nhà vật lý hàng đầu) nói rằng giảng rất dở; ngược lại có những người giảng rất hay, dễ hiểu nhưng không đạt được những công trình chuyên sâu.
Vấn đề thứ 2 là môi trường giảng và mục tiêu giảng. Một người có kiến thức chuyên sâu nhưng nhiều khi vẫn dùng những từ ngữ bình dân, nội dung đơn giản để chuyển tải kiến thức cho người nghe, người học, thí dụ Giáo sư P.Krugman, giải Nobel kinh tế 2008 nổi tiếng với những bài viết dùng ngôn ngữ đơn giản trên tờ New York Times.




2. Thưa TS kinh tế Đinh Thế Hiển, giữa khái niệm kinh doanh, quản trị có cần thiết phải dùng những ngôn từ hình tượng nhạy cảm của cuộc sống vợ chồng để minh họa cho nội dung bài giảng không? Xin cảm ơn ông?. (độc giả Nguyễn Sơn, Hà Nội)
TS Đinh Thế Hiển: Các lĩnh vực đều có những đặc điểm, hàm ý tương đồng nhau. Thí dụ giữa bóng đá và thơ văn, giữa chiến trường và thị trường. Như vậy giữa quản trị kinh doanh và đời sống riêng của vợ chồng cũng có những điểm tương đồng hiểu theo hàm ý. Một người giảng viên (khác giáo viên) khi giảng cho học viên (khác học sinh).
Về lĩnh vực trong quản trị kinh doanh mà muốn học viên nắm bắt nhanh, đồng thời tạo nên sự sinh động thì thay vì cố gắng giảng những ý nghĩa quản trị kinh doanh với nhiều thuật ngữ chuyên môn, thì họ có thể sử dụng những lĩnh vực mà người học viên đã hiểu để giúp học viên có thể cảm nhận nhanh (trong trường hợp này TS Dương dùng lĩnh vực riêng tư vợ chồng). Điều này sẽ tạo cho “câu chuyện” giảng sinh động, dễ hiểu.
Vấn đề ở chỗ là sự nối kết có phản ánh được đặc điểm đó không, và cách nói, cũng như ngữ cảnh nói có đạt được mục tiêu của bài giảng hay không. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hội nhập vào thế giới, chúng ta đang và sẽ gặp những vấn đề gây tranh cãi như vấn đề này.
Thí dụ nhận xét của ban giám khảo Việt Nam với Ban giám khảo Âu Mỹ (các chương trình thi âm nhạc)…. Nhóm người không đồng ý thì cho rằng cần phải giữ bản sắc văn hoá Việt, nhóm người ủng hộ thì cho rằng đây là sự giao thoa phát triển. Tóm lại theo tôi nghĩ rằng sẽ có ít Giảng viên có phong cách như TS Dương, nhưng ngược lại đó là một phong cách giảng tạo nên sự phong phú cho “nghệ thuật” giảng.
3. Tôi xin gửi đến chương trình một câu hỏi. Tại sao một số giảng viên vẫn nhận thức được rằng những cái mình đang dạy không mang lại hiệu quả nhiều cho sinh viên, nhưng họ vẫn dạy, vẫn giữ nguyên giáo án và cách truyền đạt đấy ?Xin cảm ơn! (oeoe_swan91@yahoo.com)
TS Đinh Thế Hiển: Vấn đề này cần nhiều mổ xẻ phân tích từ nhiều giá độ như khả năng tự học của SV, trình độ giảng viên, việc quản lý và yêu cầu của Bộ môn, Khoa, Trường và tính cạnh tranh về chất lượng đào tạo….
Xét riêng về góc độ bản thân người giảng viên khi nhận thức chất lượng bài giảng mình chưa đạt nhưng vẫn không thay đổi có từ nhưng nguyên nhân sau đây :
1. Trình độ hạn chế, không có khả năng đổi mới bài giảng và khả năng truyền đạt thực tiễn hơn, giá trị hơn.
2. Không muốn tốn sức thay đổi vì các đồng nghiệp cũng đang làm thế.
3. E ngại thay đổi sẽ bị phê phán là “cầm đèn chạy trước ôtô”
4. Và cuối cùng, quan trọng nhất là người đó chỉ là thợ giảng đang làm một công việc không yêu thích nhưng chưa có việc khác tốt hơn để chuyển nghề, do vậy không yêu mến sản phẩm của mình (bài giảng, lời giảng) và không quý mến đàn em – khách hàng của mình (sinh viên).
Trong quá trình phát triển chất lượng đại học theo các nước tiên tiến, tất yếu các giảng viên này sẽ dần dần bị đào thải.
4. Tôi muốn hỏi Tiến sĩ đã xem clip giảng bài Kinh tế của Thầy Dương hay chưa? Và TS có nhận xét gì về chuyên môn nghiệp vụ của Thầy? Nếu là TS thì để giảng bài giảng đó TS sẽ làm gì để học viên hứng khởi lắng nghe và không thấy buồn ngủ như những bài giảng vốn có tại các giảng đường hiện nay? Tất nhiên là TS sẽ không kể chuyện phiếm, không liên hệ thực tế quá đà như Thầy Dương, và đặc biệt không chửi thề, văng tục. ( Bảo Anh - Điện Biên)
TS Đinh Thế Hiển: Tôi đã xem clip giảng thông qua một học viên của tôi gửi. Rất tiếc clip đó cắt quá nhiều đoạn (mà theo lời người đăng clip là bỏ những đoạn “sốc” nhất”) với một buổi giảng 3 tiếng. Xét riêng về đoạn tôi được xem trong ngữ cảnh giảng cho các Học viên là những người đã tốt nghiệp đại học, đang làm công tác quản lý thì cũng không phải là quá đáng, thậm chí tôi còn thấy đó là phong cách giảng sinh động mà tôi không đạt được; tất nhiên sẽ khá “sốc” với nhiều người.
Tất nhiên mỗi người đều có phong cách riêng trong việc cố gắng truyền kiến thức một cách sinh động đến Học viên. Bản thân tôi cũng rất hay dùng những câu chuyện đời thường mà học viên thường hiểu rõ để liên kết với nội dung bài giảng. Thí dụ giảng về quản trị rủi ro của doanh nghiệp khi đang ở trong “giai đoạn ăn nên làm ra”, tôi dùng câu chuyện giải mộng “bảy con bò mập – bảy con bò ốm” của Gio - Sép nói cho Hoàng đế Ai cập, sau đó tổ chức dự trữ trong thời kỳ trúng mùa.
Hãy nói về phân tích cổ phiếu nhà đầu tư luôn tìm cách “bán giá ở đỉnh” với câu chuyện cổ tích ông ăn mày đã được bà tiên cho nắm tiền vàng đầy nón, vẫn muốn xin thêm 1 đồng, và chính đồng thêm đó làm nón thủng, rơi mất hết tiền…. và tôi cũng cảm thấy không có được phong cách nói chuyện dí dỏm “tục mà thanh” như TS Dương nên không thể dùng sở đoản để giảng bài, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải đổi phong cách giảng của TS Dương.
5. Xin chào TS, em là SV trường ĐH Ngoại thương. Sau khi xem bài giảng của TS Dương, em thấy hơi “shock” và không thấy có nội dung bài học, mà chỉ đơn thuần là “chém gió”. Em đã được học vài thầy cô trong trường và thấy rất cuốn hút. Theo thầy yếu tố nào để môn kinh tế hấp dẫn sinh viên hơn?
Xét riêng về ngành kinh tế, bên cạnh 2 yếu tố trên thì để ngành này trở nên hấp dẩn thì SV cần nỗ lực trong việc nắm bắt các nguyên lý của từng môn học và cách thức áp dụng vào thực tế ngay trong giai đoạn mình đang học, đang sống. Thí dụ một bản tin trên báo Tuổi trẻ thông tin về Hải Quan kiểm lô hàng nhập gỗ quá lâu làm doanh nghiệp thiệt hại.
Hay tin tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm nhất trong 4 năm nay trên bản tin thời sự VTV1 thì sẽ tác động thế nào tới hiệu quả nền kinh tế, tới tiến trình phát triển kinh tế VN 2012; thậm chí bản tin văn hoá “phim Thiên Mệnh Anh Hùng” có doanh thu cao hôm Tết sẽ mở ra triển vọng gì cho ngành kinh tế điện ảnh Việt sắp tới….
Một khi mình chủ động đặt câu hỏi, rồi dùng các kiến thức môn học đã học hoặc đang học để phân tích lý giải, trao đổi tranh luận với bạn bè, và hỏi thầy để hiểu thêm. Khi đó, bạn đang từng bước biến kiến thức khô cứng trong sách thành kiến thức sinh động và tình yêu kinh tế sẽ đến, “thật sinh động – thật logic trong sự chuyển động liên tục” chứ không phải là “khó hiểu, nói sao cũng được…”. Chúc bạn sẽ trở thành một kinh tế gia giỏi.
Điểm nóng
Hà Nội: Những con đường đầy bao cao su
Góc ảnh độc giả
Những kiểu ăn mặc lố lăng, phản cảm
Hình ảnh Chướng mắt ở cửa Phật
Những đám cưới khủng, đình đám
Hình ảnh "cái bang" chỉ có ở VN
Ban biên tập