Tuyển sinh 2012: Lượng hồ sơ khối A tăng đột biến

11/05/2012 06:00
Xuân Trung
(GDVN) - Trong khi các khối ngành khoa học xã hội, sư phạm đang yếu thế thì đại học vùng, các trường ở top trung bình đang “lên ngôi”.
Thông tin trên được Sở GD&ĐT các tỉnh  công bố sáng nay. Theo đó, có nhiều tỉnh số lượng hồ  sơ ĐKDT đại học giảm mạnh, trong đó có những tỉnh giảm 1/3 so với năm trước. Hồ sơ ĐKDT khối A chiếm số lượng lớn Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này đã có gần 164.000 bộ hồ sơ ĐKDT, ít hơn 2.000 bộ so với năm trước. Trong đó có 137.396 bộ ĐKDT vào các trường ĐH, chiếm 84,06%. So với năm trước, tỷ lệ này tăng gần 3%.
Buổi bàn giao hồ sơ ĐKDT đại học cho các trường sáng nay. Ảnh Xuân Trung
Buổi bàn giao hồ sơ ĐKDT đại học cho các trường sáng nay. Ảnh Xuân Trung
Ước tính, trung bình mỗi HS lớp 12 đã nộp 2,12 bộ hồ sơ (năm 2011 là 2,05 hồ sơ). Tính chung cả khối trường ĐH, CĐ, số lượng hồ sơ ĐKDT vào khối A nhiều nhất, với 76.392 bộ (tỷ lệ 47,07%). Tỷ lệ hồ sơ ĐKDT vào khối B là 14,22%, khối C là 4,54%, khối D là 24,51%, tương đương năm 2011. Sở GD-ĐT Nam Định, tổng số hồ sơ ĐKDT: 52.230 hồ sơ giảm trên 10% so với năm trước: Trong đó khối A: 29.456 hồ sơ; khối A1: 1.586; khối B: 10.098; Khối C: 2.095; Khối D: 7.241; Khối năng khiếu: 1.754. 5 trường có số lượng hồ sơ ĐKDT cao nhất, gồm: ĐH Công nghiệp Hà Nội 4.484 hồ sơ; trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 3.917; trường Điều dưỡng Nam Định: 2.425; ĐH Thủy lợi: 2.076 hồ sơ; ĐH Thương mại: 2.054. Còn tại Sở GD&ĐT Bắc Giang, tổng số hồ sơ ĐKDT năm 2012 là 31.243 bộ, cũng giảm so với 2011 (36.822 hồ sơ). Trong đó khối A chiếm tỉ lệ cao nhất: 16.421; A1: 698; Khối B: 7.261; Khối C: 2.623; D1: 3510; D3: 52 hồ sơ; D5: 1. Trường có số lượng hồ sơ cao nhất là ĐH Công nghiệp Hà Nội với số hồ sơ đăng kí dự thi là 4740; kế tiếp là trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 2114; ĐH Y dược đứng thứ 3 với số hồ sơ: 1696, Sở GD&ĐT Bắc Cạn, tổng số hồ sơ ĐKDT: 4.825 tăng 163 hồ sơ so với năm ngoái. Khối A có số lượng hồ sơ đăng kí dự thi đông nhất: 1804; khối B: 1637. Sở GD&ĐT Điện Biên tăng 200 hồ sơ (năm 2012: 4.9994 (ĐH); CĐ: 2699). Lượng hồ sơ đăng ký giảm Thông tin từ Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố cho thấy năm nay lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ đều giảm mạnh, trung bình từ 1.000 – 5.000 hồ sơ, có nơi giảm tới hơn 10.000 hồ sơ so với năm 2011. Sở GD&ĐT Yên Bái cho biết, tổng số hồ sơ ĐKDT năm 2012  của tỉnh là 10.787, giảm 500 hồ sơ so với năm 2011. Tỉnh Lạng Sơn năm nay có 13.226 hồ sơ ĐKDT, giảm khoảng 1.000-2.000 hồ sơ so với năm ngoái. Sở GD&ĐT Thái Bình cho biết, lượng hồ sơ giảm 1.200 ở mức 48.408.
Các Sở GD&ĐT các tỉnh cho biết, lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm hơn năm trước, có tỉnh giảm mạnh.
Các Sở GD&ĐT các tỉnh cho biết, lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm hơn  năm trước, có tỉnh giảm mạnh.
Lượng hồ sơ  giảm gần 3.000 tại tỉnh Ninh Thuận trong tổng số 25.635 hồ sơ ĐKDT so với năm 2011. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh cũng thông báo, lượng hồ sơ giảm 2.500 với tổng số 25.285 hồ sơ. Tương tự Hưng Yên số lượng hồ sơ giảm 3.100 so với năm 2011 và ở mức 27.656 hồ sơ. Năm 2012, tỉnh Ninh Bình nhận được 19.435 hồ sơ, giảm 2.900 hồ sơ so với năm 2011. Con số này của tỉnh Phú Thọ là 26.962 (giảm gần 2700 hồ sơ). Với 23.539 hồ sơ ĐKDT, lượng hồ sơ của Vĩnh Phúc giảm 5.500 so với năm ngoái. Lượng hồ sơ giảm nhiều so với năm 2011 là các địa phương như Nam Định (59.000 hồ sơ), Thanh Hóa (79.130 hồ sơ), Hải Dương (trên 30.000 hồ sơ) với mức giảm lần lượt là 7.000, 11.000 và hơn 10.000 hồ sơ. Nguyên nhân dẫn tới số lượng hồ sơ ĐKDT giảm, theo đại  diện  một số Sở GD&ĐT các tỉnh, do lượng học sinh tốt nghiệp lớp 12 năm nay giảm, công tác định hướng, phân luồng học sinh tốt, thí sinh tự do hoặc vào học các trường CĐ-TCCN hoặc chuyển sang đi làm các công việc khác. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT không giới hạn nguyện vọng, thời gian xét tuyển NV2 kéo dài dẫn tới việc thí sinh chỉ lựa chọn thi vào một trường, lấy điểm xét vào các trường khác. Đại học vùng, đại học top giữa “lên ngôi” Theo một thống kê cho thấy, lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh năm nay chủ yếu tập trung vào các ĐH, CĐ vùng và các trường đại học tầm trung. Trong đó khối A, B có lượng hồ sơ đông nhất, ghi nhận lượng hồ sơ lớn đăng ký vào các trường như Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Thương Mại Hà Nội,… Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về lượng hồ sơ ĐKDT tại các địa phương Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định với các mức lần lượt là 622, 2069, 8592, gần 5000 hồ sơ ĐKDT. Lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh tại các địa phương vào Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chiếm tỉ lệ cao không kém. Tại Hà Giang là 600, Thanh Hóa: 6.313, Ninh Bình, Quảng Ninh: 9581.349, Lào Cai: 630 hồ sơ, Nam Định: 3.917, Vĩnh Phúc: 1.649. Tại Thái Nguyên có 17.111/25.635 hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Thái Nguyên. Tại Hải Phòng có 9.324 hồ sơ nộp vào Trường ĐH Hải Phòng, Trường ĐH Hàng Hải: 7.528, Trường ĐH Y Hải Phòng: 3.274. Tỉnh miền núi Hòa Bình, lượng hồ sơ nộp nhiều nhất vào các trường: Trường ĐH Công nghiệp HN, Trường ĐH Nông nghiệp HN, Trường ĐH Lâm nghiệp HN với các mức lần lượt là 560, 453, 662 hồ sơ. Kế đến là Trường ĐH Tây Bắc với 350 hồ sơ. Bên cạnh các  trường  top trung, trường đại học vùng có dấu hiệu thu hút thí sinh ĐKDT, thì các ngành bấy lâu nay được cho là kém thu hút như khoa học xã hội vẫn rơi vào tình trạng “mất mùa”. Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Trần Thị Truyền – Phó Phòng giáo dục Mầm non cho biết, những trường như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Hùng Vương, Tây Bắc mấy năm trước “3-4 tải hồ sơ nhưng vài năm nay chỉ có 1”. Đại diện Sở GD&ĐT các tỉnh: Sơn La, Hải Dương, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đều cho biết lượng hồ sơ ĐKDT vào các trường sư phạm tiếp tục giảm so với các năm. Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cũng chia sẻ, hồ sơ ĐKDT vào khối C là 2.526, A: 9.500, A1: 726, B: 4271, D1: 3.001. Tại Nam Định số hồ sơ ĐKDT vào khối C là 2.095, khối A: 29.456, khối B: 10.098, khối D: 7.241. Tại Thanh Hóa, lượng hồ sơ ĐKDT tính theo các khối A, A1, B, C, D lần lượt là: 44.079, 1.179, 16.782, 8.665, 9.000. Tại Bắc Giang con số trên lần lượt là: 16.412, 698, 7.261, 2.623, 3.510.   Như vậy, một con số phản ánh rõ ràng, các ngành khoa học tự nhiên vẫn chiếm ưu thế,  các ngành khoa học xã hội chưa có lối  nào để thu hút thí sinh. Đại diện một tình miền núi, có nhiều thí sinh tham gia dự thi, ông Nguyễn Văn Long - Phó phòng GDTX-TCCN Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho rằng, tỉnh Thanh Hóa đang thừa giáo viên, hơn nữa ngành sư phạm hay các ngành khoa học xã hội sinh viên tốt nghiệp thường phải đi làm trái nghề, lương thấp, đó cũng là những lí do khiến các ngành sư phạm hay xã hội đuối thế so với các ngành khác.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Đại học FPT liệt sinh viên nộp học phí muộn vào diện "tự ý thôi học"

Chân dung các Tổng thống Mỹ thời sinh viên (P3)

Giáo sư Vật lý Trường ĐH Khoa học Tự nhiên bị "tố" đạo văn

Chùm ảnh: "Rợn tóc gáy" vì sinh viên trèo rào sang đường

Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa: "Tố cáo NCS 9 năm do thù hằn cá nhân"

Tin nóng: Hiệu trưởng ăn chặn tiền học phí; Nữ sinh sư phạm đánh bạn

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Xuân Trung