"Vẫn có bà mẹ Việt Nam anh hùng dưới 30 tuổi"!

12/07/2013 13:37
Hoàng Lực
(GDVN) - "Thông tư 24 của Bộ GD-ĐT đã mở toang ra trong khi pháp lệnh không quy định, như vậy thông tư này đã hướng dẫn sai quy định trong pháp lệnh vì Pháp lệnh ưu đãi người có công chỉ đưa diện con thương binh, liệt sĩ không đưa diện con những người tham gia hoạt động khánh chiến, như vậy trái với pháp lệnh đây mới là điều đáng nói” – Ông Tạ Văn Thiều - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH cho hay.
Những ngày qua dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí phản ứng khá gay gắt trước Thông tư 24 quy định mới trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại học. Cụ thể Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng vào đối tượng 03, khi thi ĐH được cộng thêm 2 điểm.
Ông Tạ Văn Thiều - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH
Ông Tạ Văn Thiều - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam ông Tạ Văn Thiều - Phó Cục trưởng Cục Người có công, Bộ LĐ,TB&XH cho rằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng không phải chỉ là những mẹ Việt Nam anh hùng già yếu không có nhu cầu đi học như mọi người nghĩ. Ông Thiều cho biết một bà mẹ chỉ có đứa con độc nhất là liệt sĩ thì người mẹ đó được trao tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. “Như vậy về lý thuyết thì một cháu bé dũng cảm cứu bạn trong lúc đuối nước hoặc làm một việc tốt nào đó như cháu bé trong Quảng Bình nhảy từ trên cầu xuống để cứu người thì những trường hợp dũng cảm đó, quên mình để cứu người, cứu tài sản thì nếu hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ hay làm việc đó thì chỉ cần 1 việc thôi thì được suy tôn là liệt sĩ. Mà người mẹ đó chỉ có một con là liệt sĩ mà người con chỉ có chưa đầy 10 tuổi bà mẹ chưa đến 30 tuổi thì bà mẹ đó vẫn là bà mẹ Việt Nam anh hùng chứ” – ông Thiều nêu ví dụ.
Ông Thiều cũng cho biết cả nước hiện nay có khoảng hơn 3.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống nhưng chủ yếu là các mẹ có con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ bảo vệ tổ quốc nên tuổi chủ yếu đã cao. “Còn những người mẹ được phong tặng ở tuổi 30, 40 tuổi thì hiện nay ít hạn hữu với có nhưng về mặt lý thuyết trong cuộc sống chắc chắn có chuyện này xảy ra” – Ông Thiều cho biết thêm. Như vậy theo ông Thiều về vấn đề ưu tiên cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi tham gia thi tuyển đại học không phải là không thực tế ngược lại rất bình thường. Tuy nhiên theo ông Tạ Văn Thiều tại Thông tư 24 của Bộ Giáo dục – Đào tạo có sự cập kênh với Pháp lệnh ưu đãi người có công. Bởi trong pháp lệnh thường nói người có công được ưu tiên trong giáo dục đào tạo tuy nhiên tại Thông tư 24 lại đưa cả con tham gia hoạt động kháng chiến bảo vệ tổ quốc vào diện ưu tiên trong giáo dục đào tạo. “Cái này với là cái đáng nói, trong Thông tư 24 của Bộ GD – ĐT cập kênh ở chỗ nó đưa cả con của người tham gia hoạt động kháng chiến bảo vệ tổ quốc tức là con những người được nhà nước trao tặng huân, huy chương kháng chiến vào diện ưu tiên trong giáo dục đào tạo, với diện người tham gia hoạt động kháng chiến hiện nay hơn 2 triệu người. Nếu quy định như vậy mở quá rộng với đối tượng được ưu tiên trong giáo dục đào tạo” – ông Thiều cho biết. Hơn nữa theo ông Thiều hiện nay trong Pháp lệnh ưu đãi người có công đã ghi rõ những đối tượng nào được ưu đãi trong giáo dục đào tạo trong đó không có con của những người tham gia hoạt động cách mạng. “Như vậy Thông tư 24 đã mở toang ra trong khi pháp lệnh không quy định, như vậy thông tư này đã hướng dẫn sai quy định trong pháp lệnh vì Pháp lệnh Ưu đãi người có công chỉ đưa diện con thương binh, liệt sĩ không đưa diện con những người tham gia hoạt động khánh chiến, như vậy trái với pháp lệnh đây mới là điều đáng nói” – Ông Thiều phân tích. Cũng theo ông Tạ Văn Thiều việc nhiều người ý kiến phản ứng nội dung thông tư đưa diện lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa và dạng ưu tiên là không thỏa đáng. Ông Thiều cho rằng: “Việc các lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa tham gia hoạt động xã hội có nhu cầu đi học suốt đời, người ta đi học bằng nhiều hình thức, ai cấm người ta đi học”. “Như ngày trước ông Mai Trúc Lân, Phó Chủ tịch Quốc hội là lão thành cách mạng, 11 tuổi đã tham gia hoạt động cách mạng bây giờ cuối đời người ta muốn đi học để hiểu biết hơn về xã hội thì ai cấm người ta đi thi đại học” – ông Thiều bày tỏ quan điểm.
Hoàng Lực