Vụ gian lận thi cử Bắc Giang: Thật buồn cười nếu coi là chấn động

15/06/2012 06:06
Độc giả Thanh Tùng
(GDVN) - Tôi thấy thật buồn cười, nền giáo dục nước ta đã lộ rõ khuyết thiếu của mình từ lâu mà tới bây giờ, khi có một vài clip đưa lên lại chấn động đến thế.
Sau khi các clip bê bối trong thi cử tại Hội đồng thi THPT DL Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) được công bố, đã có hàng trăm độc giả gửi thư bày tỏ sự thất vọng với những tiêu cực này và ủng hộ những người giám phanh phui sai phạm có tính hệ thống này. Bên cạnh đó có những ý kiến trái chiều, cho rằng tiêu cực đã trở thành một việc hết sức bình thường, không có gì mà phải sốc hay chấn động cả, hành động của hai thí sinh quay clip là dại dột. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải bức thư của độc giả Thanh Tùng.

Trong đời học sinh chắc hẳn ai cũng một lần quay cop. Điều này đã trở thành bình thường, đến nỗi trước một câu hỏi: "Bạn đã bao giờ quay cóp chưa?" mà câu trả lời là "Có" thì không có chuyện gì. Thế nhưng nếu bạn bảo "Chưa từng" thì có lẽ bạn đã bị nghi ngờ là “đạo đức giả” hoặc được cho là... điên. Bởi từ lâu mở phao, hỏi bài, chép bài của nhau từ lâu đã nghiễm nhiên được tự công nhận trong học đường.

Nếu ai đã từng quan tâm đến việc ôn thi Đại học hẳn biết đến website Gstt.vn. Đây là nơi hội tụ của các sinh viên ưu tú đến từ các Trường Đại học tại Hà Nội. Các thành viên của Gstt.vn đều có những thành tích đáng nể trong học tập như thủ khoa, á khoa, đạt giải Olympic Quốc gia, Quốc tế. Họ lập ra webside mong muốn truyền đạt lại cho các bạn học sinh, sinh viên. Thế nhưng, ngay trong webside này còn tồn tại hẳn chuyên mục “thủ khoa” chia sẻ kinh nghiệm hoạt động “phao” cho các em. Thế mới biết, không phải chỉ những người "đuối" mới cần dùng "phao".

Hình ảnh xấu xí tại Hội đồng thi Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang
Hình ảnh xấu xí tại Hội đồng thi Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang


HÌNH ẢNH GIAN LẬN THI TỐT NGHIỆP MỚI NHẤT Ở PHÒNG THI THỨ HAI TẠI BẮC GIANG
NHÀ THƠ VŨ QUẦN PHƯƠNG SẴN SÀNG PHÁ RÀO KÉO BỘ TRƯỞNG LUẬN LÊN BỜ



Những hình ảnh trong clip bê bối thi cử tại Bắc Giang làm rúng động dư luận trong thời gian qua vẫn đang hiện hữu trên hầu hết trang chủ của các tờ báo mạng, là chủ đề bàn tán xôn xao của giới trẻ. Bởi nó cho thấy thực tế tồn tại đương nhiên nhưng không dễ gì chấp nhận được, đó là một kỳ thi cấp Quốc gia nhưng lại giống như một lớp... tập chép của học sinh cấp I. Tại đây, đủ mọi "chiêu trò" trong quay cóp được thể hiện sinh động, rõ nét.
Nhưng sự thật còn phũ phàng hơn là những hình ảnh tiêu cực này không chỉ có ở Bắc Giang mà còn tồn tại ở rất nhiều nơi khác trên đất nước Việt Nam. Ở mỗi nơi, hình thức biểu hiện sẽ khác nhau, đó có thể là gian lận trong từng cá nhân hay gian lận trong tập thể, nhưng có thể nói điều đó là không thể tránh khỏi.
Tiêu cực đã tồn tại không biết bao đời nay, luôn song hành cùng ngành giáo dục. Không phải chỉ thí sinh dự thi muốn kiếm lấy một cái bằng bước vào đời mà chính bản thân phụ huynh cũng mong con mở được tài liệu, thế hệ trước đã “chót lọt” lại mong thế hệ sau tiếp tục “may mắn”. Ai cũng nghĩ tiêu cực trong giáo dục là chuyện bình thường, học hết 12 năm rồi, giáo viên cũng mong muốn cho các bạn ra trường chứ giữ lại để mà làm gì.  Clip này trở nên"hot" không chỉ bởi tính chân thực đến xót xa mà còn bởi những ngạc nhiên, rùng mình, chấn động của không ít người làm tăng phần hấp dẫn. Liệu có phải mọi người đang thổi phồng câu chuyện này lên không? Trong khi không ai là người có thể "chữa" được căn bệnh tiêu cực mãn tính này. Tôi phỏng đoán rằng, chỉ sau một thời gian ngắn xôn xao, bàn luận sự việc sẽ chìm dần, con người sẽ quên đi ngay, ai về vị trí người đó. Và điều đương nhiên, tiêu cực vẫn hoành hành trong hệ thống giáo dục bởi cỏ dại luôn mọc nhanh hơn lúa.  Tôi cho rằng hai thí sinh quay clip tiêu cực đã làm những việc hết sức... dại dột. Đối với nhiều người cho rằng đây là hành động dũng cảm. Ừ thì dũng cảm thật đấy, tốt thật đấy nhưng ít nhất đó là khi người quay clip đã có một vị trí nhất định trong xã hội. Đằng này các em còn trẻ, chưa ra trường, 12 năm ăn học có thể coi là... công cốc nếu như bị hủy bài thi và thi lại không đỗ. Thêm nữa, những thí sinh của các năm sau sẽ được thi một cuộc thi làm đúng, coi chặt. 12 năm các em học hành trong hệ thống giáo dục lỏng lẻo: “un trâu qua rào” thì đến giai đoạn cuối cùng học thật, thi thật chắc chắn tỷ lệ trượt tốt nghiệp sẽ..."rụng như sung". Khi đó, các thế hệ sau sẽ nhắc đến cái tên các em như một sự...căm thù kèm theo coi thường. Chưa kể, hiện tại các em đang phải đối diện với nhiều cú sốc tâm lý, áp lực trong khi kỳ thi Cao đẳng, Đại học ngày một tới gần.
Đề văn tốt nghiệp năm nay có câu: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Có người tự hỏi rằng không biết có bao nhiêu thí sinh cảm thấy hổ thẹn khi vừa lật tài liệu vừa làm câu nghị luận xã hội này? Tôi nghĩ các em có lẽ không nghĩ sâu xa như thế đâu, khi đó các em chỉ cố làm sao cho chép được nhiều càng tốt, môn ngữ văn kín các mặt giấy là yên tâm. Có lẽ, quay cóp, dối trá đã trở thành chuyện bình thường trong các nhà trường, đến mức đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn với chủ đề "thói dối trá" đã được đa số thí sinh dự thi hào hứng khen dễ bởi nó quá "gần gũi". 

Theo tôi, để chấn chỉnh tiêu cực trong giáo dục thì nên chấn chỉnh ngay từ khi còn học lớp I, chứ không nên xén ngang cấp III. Một cái cây đã bị mục ruỗng từ gốc thì có xén hết lá của nó đi cũng khó có thể biến thành một cây khỏe mạnh được. Chứ để đến mức Việt Nam phổ cập cấp III rồi sắp... phổ cập Đại học đến rồi mà mọi người vẫn còn ngạc nhiên vì clip tiêu cực này thì sự ngạc nhiên đó trở thành lạc hậu, trì trệ. Gian lận thi cử trong môi trường phổ thông là một chuyện, khi học Đại học, Cao học mọi người sẽ thấy tiêu cực được "trá hình" một cách tinh vi, trắng trợn hơn. Cứ thử đến một trường Đại học bất kỳ, bạn sẽ mua được những luận văn thạc sỹ, tiến sỹ với giá... photo coppy. Cứ thử xâm nhập vào một lớp học nào đó, bạn sẽ thấy có những giáo viên vô lương tâm"ăn tiền" của học sinh "nhanh như chảo chớp". Phải nói cho công bằng, đa phần các giáo viên là người tốt, trọng nhân cách, nhưng ở thời buổi kinh tế thị trường, cũng đã xuất hiện nhiều giáo viên... trọng đồng tiền.

Tiêu cực trong thi cử một phần gây hại cho xã hội nói chung, nhưng mặt khác lại đáp ứng được những nhu cầu của bản thân, vừa lòng người hoạt động tiêu cực và người quản lý thông qua những giá trị trung gian. "Có cung ắt có cầu", thiết nghĩ sự tiêu cực này không bao giờ có thể hạn chế được. Vì vậy, không có gì là ầm ỹ hay chấn động cả. Có chăng đó là một cách biểu hiện cảm xúc...giả tạo.
Phát biểu những suy nghĩ trên, tôi không có nghĩa là tôi bênh cái xấu mà chỉ muốn mọi người hiểu được một số khía cạnh khác của vấn đề. Nếu bạn là người phản đối việc quay cóp, tôi hỏi bạn có dám vỗ ngực mà tuyên bố : “Mình không bao giờ quay cóp” không? Tôi chỉ lấy một ví dụ cho mọi người dễ hiểu, trong một xã hội người ta đua nhau đi xe máy thì sẽ chẳng ai là người muốn đi bộ cả.NGÀY ĐẦU THI TỐT NGHIỆP THÍ SINH CHUẨN BỊ PHAOĐÁP ÁN 6 MÔN THI TỐT NGHIỆP 2012
PHỤ HUYNH BỨC XÚC VÌ THÍ SINH PHẢI ĐỢI NGOÀI CỔNG
XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANGSỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ  TỪ CAMERA THỨ BA
MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
Vụ gian lận thi cử Bắc Giang: Thật buồn cười nếu coi là chấn động ảnh 4
Độc giả Thanh Tùng