GS Nguyễn Lân Dũng: "Tôi không tin rau siêu thị an toàn"

06/01/2012 09:12
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
(GDVN) - Hiện nay, nhiều cửa hàng và siêu thị bày bán và treo biển là sản phẩm rau sạch nhưng GS.Nguyễn Lân Dũng khẳng định: "Tôi không tin...".
Tết Nguyên Đán đang tới gần, theo đó, lượng thực phẩm được người tiêu dùng sử dụng cũng tăng nhanh chóng nhất là đồ ăn, nước uống.
TBT báo điện tử Giáo Dục Việt Nam (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cho các khách mời buổi Hội thảo.
TBT báo điện tử Giáo Dục Việt Nam (ngoài cùng bên trái) tặng hoa cho các khách mời buổi Hội thảo.
Trên thực tế, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề nan giải và là mối lo chung của người tiêu dùng trong cả nước. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn 8 triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói hơn do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. Sức khỏe gắn liền với VSATTP vì ngày càng có nhiều tác nhân gây độc hại bị phát hiện trong những thực phẩm người dân đang sử dụng hàng ngày. Xuất phát từ những yếu tố trên, báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và Vệ sinh an toàn Thực phẩm” nhằm hướng dẫn và tư vấn cho người tiêu dùng có thể chọn mua được các thực phẩm đảm bảo chất lượng, công nghệ sản xuất an toàn cho sức khỏe.

Mời bạn bấm vào đây để gửi câu hỏi. Trân trọng!

Khách mời tham gia buổi Hội thảo:
 
-    GS.TS NGND Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam

-    TS Nguyễn Hùng Long - P.Cục trưởng Cục VSATTP - Bộ Y tế

-    Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

-    TS Hoàng Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nhà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng trồng rau sạch


- Thưa GS Nguyễn Lân Dũng, vệ sinh an toàn thực phẩm đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng. Ví dụ việc sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia có trong thực phẩm: cơ quan này thì nói là nó đủ tiêu chuẩn, giới hạn cho phép, cơ quan khác thì nói là khi sử dụng sẽ gây bệnh cho người dùng. Xin hỏi GS, có sự khác biệt nào trong quá trình thẩm định chất lượng sản phẩm?


GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Theo luật an toàn thực phẩm (ATTP) được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 17/6/2010 thì trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP thuộc về 3 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương. Vấn đề bạn hỏi là thuộc về Bộ Y tế, mà cụ thể là Cục VSATTP.
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng đang trả lời câu hỏi của độc giả báo điện tử Giáo Dục Việt Nam.
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng đang trả lời câu hỏi của độc giả báo điện  tử Giáo Dục Việt Nam.
Tại các tỉnh, trách nhiệm này thuộc Chi cục VSATTP trong Sở Y tế của từng tỉnh. Vì vậy, quyết định của cơ quan này là có thẩm quyền cao nhất. Luật ATTP rất đầy đủ, chi tiết, rất tiếc ít người biết đến luật này, kể cả các cấp chính quyền ở từng địa phương. Việc tuyên truyền về luật này sẽ góp phần rất nhiều cho việc sản xuất, tiêu thụ các loại thực phẩm một cách an toàn và nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất và những người bán hàng có liên quan tới thực phẩm.

- Thưa TS. Nguyễn Hùng Long, theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật: "Số mẫu rau, quả tươi được kiểm tra ở Hà Nội có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chiếm 30-60%, số mẫu có dư lượng vượt quá tối đa cho phép khoảng 4-16%. Mẫu rau có hàm lượng asen quá quy định chiếm 22-33%, 100% mẫu đậu đỗ có hàm lượng NO3 quá giới hạn tối đa".

Thêm nữa, thực trạng các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm sử dụng hoá chất công nghiệp, hoá chất ngoài danh mục của bộ Y tế để sản xuất thưc phẩm là rất phổ biến (VD: nước tương thì có 3 - MCPD, giò chả thì có hàn the, cá tẩm ure). Xin hỏi TS: Tại sao thực trạng dùng hoá chất công nghiệp rất phổ biến như vậy mà không được xử lý nghiêm. Trách nhiệm này của ngành Y tế hay của cơ quan nào khác?
(Nguyễn Thị Hằng - Hà Nội).
TS. Nguyễn Hùng Long: Trước hết phải nói là việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp là rất phổ biến. Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn đã tăng cường hướng dẫn sử dụng đúng các thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, các cơ quan chức năng đã kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm đầu ra. Chính vì vậy đã phát hiện ra một số các sản phẩm còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngành y tế đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan liên quan thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh  thực phẩm. Tất cả các cơ sở vi phạm này đều bị xử lý. Ví dụ như trong năm 2011 một cơ sở sản xuất nước tương có nhiễm 3 – MCPD ở Tây Ninh, toàn bộ các sản phẩm đã được thu hồi và cơ sở này đã bị đình chỉ sản xuất. Ở Việt Nam tình trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn nhỏ lẻ nên ngoài trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm và các cơ quan quản lý thì vai trò của người tiêu dùng cũng hết sức quan trọng trong việc phát hiện các cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm không đảm bảo yêu cầu, và tất cả các vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Thưa ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam,  ông có thể cho biết vai trò của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ Người tiêu dùng trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm về việc sử dụng chất phụ gia, chất bảo quản độc hại trong thực phẩm của các cơ sở sản xuất? Quyền lợi của những nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm?  (Thu Phương - TP.HCM)  
       
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người VN được thành lập theo quyết định số 131/CT ngày 2/5 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Đây là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, phi lợi nhuận. Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng nằm trong tôn chỉ, mục đích của Hội. Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng đã được ghi tại điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng.
Các chất phụ gia thực phẩm được bày bán công khai tại chợ Kim Biên.
Các chất phụ gia thực phẩm được bày bán công khai tại chợ Kim Biên.
Theo đó, Hội có chức năng khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa nhằm mục đích cảnh báo cho Người tiêu dùng, trong đó có vấn đề về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Cung cấp cho cơ quan quản lí Nhà nước thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Theo Luật An toàn thực phẩm, thì ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc. Trong trường hợp Người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra (theo Điều 9 của Luật An toàn thực phẩm). Để được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, chúng tôi xin lưu ý người tiêu dùng, khi mua hàng hóa cần lấy hóa đơn để chứng minh hàng hóa mình dùng là do đơn vị nào cung cấp. Còn nếu người tiêu dùng đến ăn uống tại các cửa hàng thì nên tìm đến các cửa hàng có đăng ký kinh doanh.

- Hiện nay, vấn đề tự trồng rau mầm đang được rất nhiều bà nội trợ quan tâm về tính kinh tế và độ an toàn. Tuy nhiên, đã có một số phản ảnh về hiện tượng ngộ độc khi ăn rau mầm, xin GS Nguyễn Lân Dũng cho biết những lưu ý khi trồng và sử dụng loại rau này. (Phương Hà - Hà Nội).
 
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Rau mầm là mầm của các hạt có tốc độ sinh trưởng nhanh và ăn ngon. Hiện nay thường sử dụng hạt vừng, hạt cải các loại và nhiều loại hạt khác, có thể ăn khi chỉ là mầm với lá nhỏ hoặc khi đã có một vài lá khá lớn.
Tôi có đến thăm nhà Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và rất cảm động khi thấy ông trồng rau ngay trên sàn xi măng với một lớp đất phủ rất mỏng. Ông gieo dày đặc hạt cải và chỉ tưới bằng nước máy, khi mầm cải được 2 lá thì ông hái để ăn sống hoặc nấu canh.
Theo GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Rau mầm độc hại hay không phụ thuộc vào người trồng. Ảnh minh họa.
Theo GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Rau mầm độc hại hay không phụ thuộc vào người trồng. Ảnh minh họa.
Cải mọc rất nhanh, chưa kịp có sâu thì đã thu hoạch rồi. Vì vậy, không cần dùng đến bất kỳ loại nông dược nào. Rau mầm độc hại hay không phụ thuộc vào người trồng. Nếu giá thể (chất nền) tốt, dùng nước sạch, không bón phân (rau chỉ dùng chất dinh dưỡng có trong hạt mà thôi) và không dùng bất kỳ loại nông dược nào thì có thể yên tâm hoàn toàn. Những gia đình ở thành phố không có mảnh vườn có thể tranh thủ sử dụng ban công hoặc sân thượng để trồng rau mầm. Còn ở nông thôn thì chuyện này không cần thiết  vì ai cũng có thể trồng rau an toàn trên khoảnh đất riêng của nhà mình mà không cần dùng tới thuốc trừ sâu hoặc phân đạm hóa học. Phân đạm thường giúp rau phát triển rất nhanh nhưng dư lượng rất có hại, vì nitrit nằm trong danh sách các chất gây ung thư. - Thưa TS Hoàng Kim Thanh, làm thế nào để phân biệt thực phẩm nguyên chất và đã qua xử lý gia cố lại (Hoa Mỹ - Hòa Bình). TS Hoàng Kim Thanh: Để phân biệt thực phẩm còn tươi, nguyên chất và thục phẩm ôi hư đã qua gia cố người tiêu dung nên vận dụng đầy đủ cac giác quan về thị giác, xúc giác và khướu giác. Thực phẩm ôi hư nhìn trực quan qua màu sắc, mùi vị, độ chắc của thực phẩm... rất dễ nhận ra. Ranh giới giữa thực phẩm đã ôi hư đã qua tác động khó nhận biết hơn vì thế để chọn được phẩm đảm bảo VSATTP, người tiêu dùng nên nên đi chợ vào buổi sáng, chọn thực phẩm còn tươi sống. Nên biết nguồn gốc, thực phẩm còn trong tình trạng nguyên khối với thịt, đồ thủy sản bắt buộc phải tươi sống.
TS Hoàng Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời câu hỏi của độc giả báo điện tử Giáo Dục Việt Nam.
TS Hoàng Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia trả lời câu hỏi của độc giả báo điện tử Giáo Dục Việt Nam.
Một lưu ý quan trọng nữa là cần phải biết rõ về người trực tiếp cung cấp sản phẩm – gắn trách nhiệm của người bán với sản phấm. Đặc biệt ưu tiên mua thực phẩm ở những cửa hàng có giấy phép kiểm nghiệm thực phẩm của chi cục Kiểm nghiệm VSATTP. Ngoài cảm quan, nhìn tổng quát chung, nếu nhìn ngoài thì vẫn tươi ngon do đó sau cảm quan nhìn người nội trợ nên tiếp xúc với sản phẩm. Vị qua cảm giác của bàn tay, thịt cá tươi ngon là phải có độ dẻo dính, mềm vừa phải, không có nhớt dinh. Về mặt khướu giác: Đây là động tác ngửi rất quan trọng, đặc biệt khi mua những thực phẩm đã được chế biến sẵn. Thực phẩm sống đã dùng chất bảo quản, nếu nhìn màu sắc thì cảm tưởng vẫn còn tươi nhưng khi ngửi sẽ không còn mùi thơm đặc trưng hoặc đã mùi lạ khác. Thực phẩm đã chế biên sẵn nếu đã bị biến chất khi ngửi cũng không còn mùi thơm đặc trưng. Đó là những kinh nghiệm khái quát, còn để về chất lượng thực phẩm thì phải qua những biện pháp xét nghiệm chuyên môn.- Hiện nay báo chí đã đưa ra những thông tin như: cốm làng Vòng, các loại thịt thối được vận chuyển về nhiều thành phố lớn để tiêu thụ. Ông có thể cho biết Cục đã và đang làm những gì để có thể không còn tình trạng đó? (Thanh Thủy - Tuyên Quang).TS Nguyễn Hùng Long: Hiện nay cục an toàn vệ sinh thực phẩm đang tiến hành một chương trình giám sát chủ động các thực phẩm có nguy cơ cao đối với  sức khỏe cộng đồng, nhằm phát hiện những mối nguy để cảnh báo cho cộng đồng. Việc phát hiện cốm làng Vòng có sử dụng hóa chất cấm cũng là một trong những kết quả của chương trình giám sát đó. Sau khi phát hiện hai sản phẩm của cốm làng Vòng có sử dụng hóa chất cấm, ngay lập lức các sản phẩm đó đã bị thu hồi, đồng thời cục đã chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chức năng tại Hà Nội tiến hành kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất cốm của làng Vòng và các địa phương khác ở Hà Nội. Các kết quả xét nghiệm cho thấy không phát hiện thêm mẫu nào có nhiễm hóa chất cấm. Điều đó nói rằng công tác kiểm tra an toàn thực phẩm của chúng ta đã chuyển từ bị động sang chủ động.
TS Nguyễn Hùng Long - P.Cục trưởng Cục VSATTP - Bộ Y tế
TS Nguyễn Hùng Long - P.Cục trưởng Cục VSATTP - Bộ Y tế
Trong quá trình giám sát bất kỳ một sản phẩm nào có dấu hiệu không đảm bảo lập tức các cơ quan chức năng sẽ tiến hành  thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Đối với vấn đề thịt heo không đảm bảo vệ sinh, trong thời gian vừa qua Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cùng phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý thị trường của bộ Công thương… tiến hành kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh và trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy mà đã phát hiện ra một số cơ sở kinh doanh các sản phẩm thịt không đảm bảo vệ sinh. Chính những phát hiện đó đã góp phần ngăn chặn các sản phẩm không đảm bảo an toàn ra thị trường. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho Tết nguyên đán Nhâm Thìn sắp tới, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã phối hợp với các bộ ngành liên quan thành lập các đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh kiểm tra tất cả các khâu sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, các vi phạm khi phát hiện đều bị xử lý nghiêm và đưa lên thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng. Chúng tôi rất mong muốn sự cộng tác của tất cả người tiêu dùng và xã hội để có thể phát hiện những vi phạm dù là nhỏ nhất để kịp thời ngăn chặn và đảm bảo các sản phẩm đến người tiêu dùng là an toàn đối với sức khỏe của họ.- Thưa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, cháu có đọc được thông tin là dùng nhiều đồ gia dụng có chất chống dính có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh con. Vậy giáo sư cho cháu hỏi, thông tin trên có chính xác không ạ? (Nguyễn Thị Liên - Thanh Hóa)GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Các loại chảo có tráng chất chống dính về nguyên tắc không được có hiện tượng bong ra. Nếu xảy ra hiện tượng này thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về khả năng sinh con, tuy nhiên, đã có hại cho sức khỏe thì không nên sử dụng. Nói chung, các loại chảo chống dính chất lượng tốt thì rất khó có hiện tượng bong ra này. Vấn đề là tránh mua phải các loại hàng nhái, hàng kém chất lượng. - Trước thực trạng VSATTP đang trở thành nỗi lo lớn của toàn xã hội hiện nay, Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã có những biện pháp gì cụ thể để bảo vệ người tiêu dùng Việt, thưa ông? (Thanh Loan - Hà Nội)   Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Căn cứ vào chức năng của Hội mà Nhà nước quy định thì Hội đã tiến hành các biện pháp như sau: -    Tham gia xây dưng pháp luật. Ví dụ: Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, luật An toàn thực phẩm và những nghị định hướng dẫn 2 luật trên. Ngoài ra, còn tham gia, góp ý cho dự thảo Luật phổ biến Giáo dục pháp luật, dự án luật Quảng cáo, dự án luật Phòng chống tác hại thuốc lá…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
-    Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong năm 2011 đã tổ chức 10 cuộc hội thảo về các chủ đề: “Cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, “Góp ý cho Nghị định hướng dẫn thi hành luật bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng”, “Thị trường giấy tiêu dùng: Thực trạng, nguye cơ và trách nhiệm bảo vệ Người tiêu dùng”, “Thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe trẻ em”, “Hiểm họa transfat – Người tiêu dùng VN cần được bảo vệ”, “Sản phẩm tiết kiệm điện – những vấn đề cần quan tâm”, “Chất lượng hóa mỹ phẩm và sức khỏe Người tiêu dùng”, “Dịch vụ hậu mãi – thực trạng và giải pháp”, “Công nghệ và tình hình sản xuất dây CCA”, “Hiểu và lựa chọn sản phẩm chăn, ga, gối đệm”. Thường trực TƯ Hội đã phổ biến luật Bảo vệ Quyền lợi NTD cho 4 lớp khoảng 1.000 cán bộ trên địa bàn HN, một lớp cho khoảng 200 báo cáo viên toàn thành phố Hà Nội, một lớp cho công ty sữa Vinamuik, một lớp cho công ty Vedan, một lớp cho Hội luật gia tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt, TƯ Hội đã tuyên truyền trên các cơ quan ngôn luận như: cổng thông tin điện tử chính phủ, thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình TƯ và Hà Nội, các báo lớn như báo Nhân Dân, Vietnamnet, Vnexpress, Dân Trí, Thông tấn Xã Việt Nam, Đại Đoàn Kết, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Giáo dục Việt Nam, đã tham gia các diễn đàn trực tuyến, trả lời phỏng vấn báo chí về tình hình này. Trên đây, chưa kể các Hội địa phương đã tham gia trả lời phỏng vấn báo chí và tuyên truyền pháp luật. -    Tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Hội đã có công văn kiến nghị Thủ tướng xem xét, sửa đổi Nghị định 117 về thu tiền theo khối lượng nước sử dụng tối thiệu 4m3/hộ/tháng. Ngày 23/8/2011, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chuyển Bộ Xây dựng xem xét. Ngày 1/9/2011, Bộ Xây dựng có công văn hồi âm cho hội, thông báo là sẽ trình Chính phủ sửa đổi việc này. Tổ chức, khảo sát các chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh trong dầu gội đầu. Khảo sát nhóm hóa chất Beta-agonist trong thức ăn chăn nuôi lợn và gà. Khảo sát, xác định nhóm hóa chất trên tại TP.HCM, kiến nghị Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng có biện pháp quản lí nhóm sản phẩm dây diện bọc nhựa PVC, dây điện làm từ vật liệu lưỡng kim, nhôm bọc đồng (CCA)… -    Tư vấn giải quyết khiếu nại: Trong năm 2011, đã giải quyết gần 1000 vụ khiếu nại của NTD, trong đó có 2% là liên quan đến Vệ sinh An toàn thực phẩm, đã giải quyết thành công gần 87% vụ việc. -    Đẩy mạnh hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ Người tiêu dùng. Ngày 3/10/2011, Hội đã ký thỏa thuận hợp tác với văn phòng đại diện tổ chức Veco, vương quốc Bỉ tại VN về chương trình phát triển chuỗi rau an toàn, giai đoạn 2011 – 2013 tại 6 tỉnh, thành phố: HN, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
Buổi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và Vệ sinh an toàn Thực phẩm ngày Tết" đang diễn ra tại báo điện tử Giáo Dục Việt Nam.
Buổi giao lưu trực tuyến “Sức khỏe và Vệ sinh an toàn Thực phẩm ngày Tết" đang diễn ra tại báo điện tử Giáo Dục Việt Nam.
Thực phẩm trong siêu thị, có an toàn?

- Thưa GS hiện nay có nhiều cửa hàng và siêu thị có bày bán và treo biển là sản phẩm rau sạch. Vậy, theo GS thật sự các sản phẩm đó có thật sự sạch không ạ? (phthinh06@gmail.com)
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi hoàn toàn không tin vì đã khảo sát ở nhiều nơi. Có nơi người ta yêu cầu nông dân ký cam kết trước khi thu hoạch vài ngày không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên, nếu có sâu phá hại thì chỉ cần một đêm là mất hết cả vườn rau. Người ta nói có sự kiểm tra chặt chẽ, tôi cũng không tin. Không ai chịu mất thu hoạch chỉ vì một lời cam kết. Nếu kiểm tra gay gắt vào ban ngày thì người ta phun thuốc sâu vào ban đêm. Hơn nữa, cánh đồng rau rộng như thế, khi thấy đoàn kiểm tra thì người ta cất ngay vòi phun, bình phun đi, có khó khăn gì đâu! Tại một tỉnh cao nguyên, tôi được đưa tới thăm một cơ sở sản xuất rau an toàn. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trên các thửa ruộng rau có rất nhiều sâu và bướm. Chủ cơ sở cho tôi biết: sau khi thu hoạch, rau đã được đưa vào bể để sục khí ôzôn và nghe nói ôzôn có thể rút được hết các thuốc trừ sâu có trong rau. Thật là một nhầm lẫn tai hại! Ôzôn có tác dụng ôxy hóa chẳng khác gì tác dụng của thuốc tím, còn thuốc trừ sâu khi đã lọt vào lá rau sẽ chuyển hóa ngay thành các sản phẩm của tế bào, làm sao dễ dàng rút ra ngoài được?! Cơ sở này đóng bao bì Rau an toàn là thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng (NTD). Bản thân tôi không đồng ý với khái niệm Rau sạch hoặc Rau an toàn, bởi vì, không thể chấp nhận rau bẩn hoặc rau thiếu an toàn. Chính vì vậy, gần đây, tôi đã giúp một số cơ sở ở TP.HCM và Kiến An xây dựng Rau có bảo đảm. Đó là loại rau trồng trong nhà lưới, tưới bằng nước giếng khoan, sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai (không dùng phân đạm hóa học), không dùng thuốc kích thích sinh trưởng và chỉ bán trong siêu thị với bao bì ghi rõ “chịu trách nhiệm về việc không sử dụng thuốc trừ sâu và phân đạm hóa học”.
"Bản thân tôi không đồng ý với khái niệm Rau sạch hoặc Rau an toàn, bởi vì, không thể chấp nhận rau bẩn hoặc rau thiếu an toàn", GS Nguyễn Lân Dũng cho biết.
"Bản thân tôi không đồng ý với khái niệm Rau sạch hoặc Rau an toàn, bởi vì, không thể chấp nhận rau bẩn hoặc rau thiếu an toàn", GS Nguyễn Lân Dũng cho biết.
Rau được bán với giá gấp rưỡi so với giá thị trường nhưng không có đủ để cung cấp, vì không ai tiếc gì mà không mua loại rau có thể hoàn toàn yên tâm này (các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và nhà sản xuất sẵn sàng chịu trách nhiệm). Tôi rất tiếc mô hình này chưa được mở rộng sang nhiều thành phố, đô thị khác, mặc dù đầu tư lưới che vườn rau chỉ mất khoảng 50 triệu đồng/ha, ruộng đất thuê của nông dân trồng rau, ngoài ra, còn trả lương cho nông dân để họ chăm sóc, tưới nước và thu hoạch. Trách nhiệm được - thua là thuộc về nhà đầu tư, nông dân rất yên tâm và có thu nhập cao hơn hẳn so với tự sản xuất. Các bạn có thể thăm quan mô hình này tại TP.HCM sau khi liên hệ qua số điện thoại 093.800.3331. Tôi tin rằng rất nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi sẵn sàng tham gia vào công việc vừa có hiệu quả kinh tế vừa rất có ý nghĩa xã hội này. Bao bì và sản phẩm cần đăng kí với Sở NN & PTNT và Sở KHCNMT của từng tỉnh. - Thưa GS hiện nay có nhiều cửa hàng và siêu thị có bày bán và treo biển là sản phẩm rau sạch. Vậy, theo GS thật sự các sản phẩm đó có thật sự sạch không ạ? (phthinh06@gmail.com)GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Tôi hoàn toàn không tin vì đã khảo sát ở nhiều nơi. Có nơi người ta yêu cầu nông dân ký cam kết trước khi thu hoạch vài ngày không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên, nếu có sâu phá hại thì chỉ cần một đêm là mất hết cả vườn rau. Người ta nói có sự kiểm tra chặt chẽ, tôi cũng không tin. Không ai chịu mất thu hoạch chỉ vì một lời cam kết. Nếu kiểm tra gay gắt vào ban ngày thì người ta phun thuốc sâu vào ban đêm.
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng bên vườn "rau bảo đảm".
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng bên vườn "rau bảo đảm".
Hơn nữa, cánh đồng rau rộng như thế, khi thấy đoàn kiểm tra thì người ta cất ngay vòi phun, bình phun đi, có khó khăn gì đâu! Tại một tỉnh cao nguyên, tôi được đưa tới thăm một cơ sở sản xuất rau an toàn. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trên các thửa ruộng rau có rất nhiều sâu và bướm. Chủ cơ sở cho tôi biết: sau khi thu hoạch, rau đã được đưa vào bể để sục khí ôzôn và nghe nói ôzôn có thể rút được hết các thuốc trừ sâu có trong rau. Thật là một nhầm lẫn tai hại! Ôzôn có tác dụng ôxy hóa chẳng khác gì tác dụng của thuốc tím, còn thuốc trừ sâu khi đã lọt vào lá rau sẽ chuyển hóa ngay thành các sản phẩm của tế bào, làm sao dễ dàng rút ra ngoài được?! Cơ sở này đóng bao bì Rau an toàn là thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng (NTD). Bản thân tôi không đồng ý với khái niệm Rau sạch hoặc Rau an toàn, bởi vì, không thể chấp nhận rau bẩn hoặc rau thiếu an toàn. Chính vì vậy, gần đây, tôi đã giúp một số cơ sở ở TP. HCM và Kiến An xây dựng Rau có bảo đảm. Đó là loại rau trồng trong nhà lưới, tưới bằng nước giếng khoan, sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai (không dùng phân đạm hóa học), không dùng thuốc kích thích sinh trưởng và chỉ bán trong siêu thị với bao bì ghi rõ “chịu trách nhiệm về việc không sử dụng thuốc trừ sâu và phân đạm hóa học”. Rau được bán với giá gấp rưỡi so với giá thị trường nhưng không có đủ để cung cấp, vì không ai tiếc gì mà không mua loại rau có thể hoàn toàn yên tâm này (các cơ quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và nhà sản xuất sẵn sàng chịu trách nhiệm). Tôi rất tiếc mô hình này chưa được mở rộng sang nhiều thành phố, đô thị khác, mặc dù đầu tư lưới che vườn rau chỉ mất khoảng 50 triệu đồng/ha, ruộng đất thuê của nông dân trồng rau, ngoài ra, còn trả lương cho nông dân để họ chăm sóc, tưới nước và thu hoạch. Trách nhiệm được - thua là thuộc về nhà đầu tư, nông dân rất yên tâm và có thu nhập cao hơn hẳn so với tự sản xuất. Các bạn có thể thăm quan mô hình này tại TP.HCM sau khi liên hệ qua số điện thoại 093.800.3331. Tôi tin rằng rất nhiều nhà đầu tư trẻ tuổi sẵn sàng tham gia vào công việc vừa có hiệu quả kinh tế vừa rất có ý nghĩa xã hội này. Bao bì và sản phẩm cần đăng kí với Sở NN & PTNT và Sở KHCNMT của từng tỉnh.
- Thưa cô Thanh, bình thường khi mua thực phẩm trên thị trường về nhà người tiêu dùng chỉ rửa nhiều lần bằng nước. Cháu xin hỏi như vậy có thể sạch được thực phẩm bao nhiêu phần trăm. Có thể áp dụng cách nào để làm sạch thực phẩm nhiều nhất mà vẫn giữ được lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm?
TS Hoàng Kim Thanh:  Tốt nhất là phải mua được thực phẩm tươi sạch như đã chia sẻ ở trên. Rửa bằng nước sạch nhiều lần là cần thiết (nếu rửa theo đúng quy trình: rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc rửa trong chậu to nhiều nước sạch 03 lần), nhưng cũng lưu ý thực phẩm nên để nguyên khối (thịt ,cá ) rửa sạch bên ngoài rồi mới thái, cắt nhỏ để  nấu. Với rau quả, để nguyên lá , quả rửa sạch rồi mới chế biến. Như vậy mới giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm. Nếu đảm bảo đầy đủ các quy trình và thao tác trên thì sẽ đảm bảo rửa được, khử được hóa chất và vi khuẩn bên ngoài của thực phẩm từ 80 đến 90% .
Theo TS Hoàng Kim Thanh, rửa rau đúng cách là rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc rửa trong chậu to nhiều nước sạch 03 lần.
Theo TS Hoàng Kim Thanh, rửa rau đúng cách là rửa trực tiếp dưới vòi nước hoặc rửa trong chậu to nhiều nước sạch 03 lần.
Tuy nhiên, đối với thực phẩm thuộc nhóm đạm, để góp phần khử bớt một phần hóa chất (thuốc trừ sâu, chất kích thích, tăng trọng…) khi nấu cần lưu ý lúc đầu mở vung, nhỏ lửa, đảo đều để  nước bay hơi keó theo hóa chất rồi sau đó mới nêm mắm, gia vị nấu chín.- Nguồn rau, củ, quả thực phẩm do tự tay người dân làm ra để phục vụ nhu cầu hàng ngày của mình có đủ an toàn không, thưa ông? (Độc giả: Phạm Đình Mạnh)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng:
Nguồn rau, củ, quả này có an toàn hay không phụ thuộc vào quy trình trồng trọt của chính người sản xuất. Ví dụ, có sử dụng hóa chất phân bón, các chất bảo quản được phép sử dụng hay không? Sử dụng có đúng quy trình hay không? Nếu đáp ứng được những yêu cầu theo quy định thì thực phẩm đó sẽ an toàn. Như vậy, việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm còn đòi hỏi cả kiến thức của người sản xuất.
Ví dụ, các loại ngũ cốc, hạt có dầu bảo quản trong điều kiện ẩm, nấm mốc sẽ phát triển gây hư hỏng thực phẩm và tiết độc tốc vi nấm. Có loại khi nhiễm ở lạc sẽ gây ung thư do tiết ra độc tốt aflatoxin. Theo FAO (Tổ chức Nông – Lương Thế giới) có tới 29 loài vi nấm có khả năng sinh độc tố.- Thưa TS Nguyễn Hùng Long hiện nay gần về Tết lại càng xuất hiện nhiều loại thực phẩm không đảm bảo. Vậy nếu phát hiện ra những trường hợp nào làm sai, trái so với quy định vệ sinh an toàn thực phẩm thì Cục sẽ có biện pháp gì đặc biệt để giải quyết được triệt để những trường hợp tương tự?TS Nguyễn Hùng Long: Vào các dịp lễ lớn đặc biệt là Tết cổ truyền dân tộc nhu cầu về thực phẩm tăng cao, đây là cơ hội để cho các thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng đưa ra thị trường. Chính vì vậy, ngay từ trước Tết cổ truyền hai tháng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tiến hành một đợt thanh kiểm tra liên tục các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với các mặt hàng sử dụng nhiều trong dịp này. Đặc biệt trong năm nay, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, đã tổ chức lễ phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012 với chủ đề “An toàn thực phẩm cho Tết cổ truyền và lễ hội” ngay từ ngày hôm nay (6/1/2012). Sau lễ phát động này sẽ liên tục có các đoàn thanh kiểm tra liên ngành đi thanh tra tại các tỉnh thành trong cả nước. Tất cả các cơ sở vi phạm sẽ bị xử phạt và đình chỉ đồng thời đưa lên phương tiện thông tin đại chúng. Các sản phẩm không đảm bảo sẽ bị thu hồi và bị tiêu hủy. Tại các địa phương cũng sẽ thành lập các đoàn thanh tra để kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các thực phẩm phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.- Từ giữa năm 2011 trên Báo GDVN có những tin bài phản ánh về các nguồn rau, quả thực phẩm không rõ xuất xứ từ nước ngoài tràn vào. Vậy, trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012 này các nguồn hàng này có thể được ngăn chặn hoặc ít ra là giảm xuống đáng kể không, thưa ông?Nếu khi nguồn hàng không rõ xuất xứ này vào Việt Nam, người dân sử dụng có xảy ra ngộ độc thực phẩm thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng:
Nguồn thực phẩm nhập khẩu thì trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan Hải quan quản lí ở các cửa khẩu, của lực lượng biên phòng ở vành đai biên giới (ngoài khu vực kiểm soát của Hải quan). Để ngăn chặn nguồn thực phẩm này nhập lậu thì trước hết là thuộc trách nhiệm của hai cơ quan trên.
Vấn đề trách nhiệm khi người dân sử dụng sản phẩm và bị ngộ độc thì tùy tình hình cụ thể để quy cho người chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, người dân mua sản phẩm ở cửa hàng nào đó có hóa đơn chứng từ thì người bán hàng phải chịu trách nhiệm. - Thưa GS Nguyễn Lân Dũng, sử dụng máy nano rửa hoa quả, rau... liệu có khử khuẩn hết các dự lượng thuốc sâu trong thực phẩm không?
Máy rửa rau củ. Ảnh minh họa.
Máy rửa rau củ. Ảnh minh họa.
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng:
Nano là đơn vị đo lường, gọi là nanomet (nm) bằng 1/1000000 mm. Công nghệ Nano (Nano technology) đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ. Tôi không tin có máy Nano rửa được hoa quả, rau cỏ, vì thuốc trừ sâu hay thuốc bảo quản khi đã lọt vào quả, rau đều chuyển hóa ngay thành các hợp chất khác chứa trong tế bào, không có cách gì lôi kéo được ra hoặc chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô hại.
Nếu có loại máy Nano này cần phải được xác nhận chức năng tác dụng lên thực phẩm bởi Bộ KH&CN và Bộ Y tế. Khi quảng cáo phải theo đúng quy định tại điều 43 của luật ATTP.
- TS Hoàng Kim Thanh có thể giúp tôi phân biệt nhanh thực phẩm dùng màu tự nhiên và màu hóa học?.

TS Hoàng Kim Thanh: Về nguyên tắc, khi chọn mua thực phẩm, người tiêu dùng cố gắng chọn lựa những sảm phẩm mang màu sắc tự nhiên.Theo đó, màu sắc tự nhiên thường không sặc sỡ, bắt mắt, gam màu vừa phải, không quá đậm, không quá gắt và không có độ đồng đều, trơn láng như phẩm màu hóa học.

Phẩm màu hóa học hay còn gọi là phẩm màu công nghiệp thường được dùng để nhuộm thực phẩm trong kinh doanh vì giá rẻ và có những đặc điểm ngược lại với phẩm màu tự nhiên vừa nêu trên.

Khi có nghi ngờ về thực phẩm có sử dụng màu hóa học không được phép, bạn có thể sử dụng test nhanh tại các chi cục VSATTP thuộc Trung tâm y tế dự phòng của các tỉnh và thành phố.

Hiện nay, các cơ sở sản  xuất vì lợi nhuận muốn che mắt người tiêu dùng  nên đã sử dụng một phần nhỏ màu tự nhiên trộn với màu hóa học. Người tiêu dùng nên tỉnh táo để lựa chọn sản phẩm. Ví dụ, hàng xôi gấc được bày bán đến cạnh vỏ và hạt gấc hoặc trộn ít hạt gấc vào nồi xôi  để người mua yên tâm nhưng thực tế với một lương xôi rất lớn bán ra trong ngày (vài yến gạo) thì rất khó có được lượng gấc đủ để đáp ứng. Như vậy , nhà hàng sẽ phải sử dụng thêm màu công nghiệp.

- Thưa TS Nguyễn Hùng Long, đọc các bài báo về mứt tết và rượu trên báo điện tử GDVN, cháu rất lo lắng không biết làm sao để tránh được những loại thực phẩm nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như vậy? Xin TS cho cháu lời khuyên.

TS. Nguyễn Hùng Long: Đối với tất cả những người tiêu dùng chúng tôi luôn có lời khuyên trong việc lựa chọn mứt, rượu Tết và các thực phẩm khác như sau: -    Chỉ mua những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. -    Bao gói vẫn còn nguyên vẹn, không bị rách, vỡ. -    Có in rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì. Lựa chọn thực phẩm còn trong hạn sử dụng. -    Không nên mua những loại rượu không có nhãn mác. -    Nên mua thực phẩm của những cơ sở có uy tín. -    Trong quá trình sử dụng cần bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
Đối với thực phẩm nhập khẩu đặc biệt là thực phẩm tươi sống và đông lạnh Việt Nam đều có các quy định về việc kiểm soát và kiểm dịch đối với các loại thực phẩm này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về kiểm soát và kiểm dịch các mặt hàng tươi sống nhập khẩu vào Việt Nam. Tất cả các thực phẩm nhập khẩu theo đường chính ngạch đều phải tuân thủ theo các quy định. Tuy nhiên do Việt Nam có nhiều cửa khẩu  nên việc thực phẩm tươi sống được đưa vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch còn tương đối phổ biến. Việc kiểm soát  thực phẩm qua đường tiểu ngạch còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây hoạt động mạnh mẽ của ban chỉ đảo 127 và các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hạn chế đáng kể các thực phẩm đông lạnh nhập khẩu qua biên giới.- Thưa chú Hùng, hiện nay hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương khác được tiến hành như thế nào? Chú có thể chia sẻ cùng độc giả được không ạ? Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng được thành lập đến nay là 23 năm. Ngoài TƯ Hội, hiện nay đã có 41 Hội thành viên ở các tỉnh và thành phố. Như vậy, đối với các tỉnh và thành phố có Hội Bảo vệ Người tiêu dùng thì hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng giống như TƯ Hội. Cụ thể, nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng quyền lợi thì hoàn toàn có thể yêu cầu Hội ở địa phương mình can thiệp, giúp đỡ. Đối với những tỉnh, thành phố hiện nay chưa có tổ chức hội bảo vệ người tiêu dùng, TƯ Hội đã có công văn gửi UBND các tỉnh đó chỉ đạo việc thành lập để có tổ chức bảo vệ người tiêu dùng theo tinh thần của Luật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng. Để thuận tiện cho người tiêu dùng, chỉ cần liên hệ với tổng đài 1081 sẽ được hướng dẫn.- Thưa GS. Nguyễn Lân Dũng, khi tôi đi chợ, người bán rau thường nói với tôi: Rau có sâu cắn lỗ chỗ như thế này làm gì có thuốc trừ sâu. Tôi có thể yên tâm về lời trấn an này không, thưa ông? (Vũ Tuyết Anh, Ba Đình, Hà Nội)GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Đừng có vội tin bạn ạ! Nhiều nông dân đã được xui khiến là cứ để sâu cắn một ít rồi hãy phun thuốc trừ sâu. Như vậy, hiện tượng rau có vết sâu cắn hoàn toàn không đủ chứng minh cho việc không sử dụng thuốc trừ sâu. Thậm chí, có khi còn dùng nồng độ thuốc trừ sâu rất cao và bón, phun sát tận ngày sắp thu hoạch. Có người bán rau còn giữ một chai sâu sau lưng, thỉnh thoảng, bắt vài con vứt lên rau và nói: Sâu bò lồm ngồm thế này làm gì có thuốc sâu! Vậy mà sau khi khách mua rau, bà ta lại bảo: Em ơi, cho chị xin lại mấy con sâu! Thật là chuyện như đùa! Vì vậy, bạn nên tự trồng rau nếu có điều kiện hoặc liên kết với một hộ nông dân quen biết để hàng tuần, họ cung cấp cho gia đình mình rau tự trồng để ăn. Bạn nên trả giá cao hơn cho những gia đình quen biết và đáng tin cậy đó. Tôi cũng chỉ có thể áp dụng biện pháp này mà thôi! - Thưa TS Hoàng Kim Thanh hiện nay rất nhiều người quan tâm đến vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình. TS có thể chia sẻ với độc giả một bữa ăn thường ngày trong gia đình cần như thế nào để đảm bảo được lượng dinh dưỡng theo yêu cầu?TS Hoàng Kim Thanh: Bữa ăn hàng ngày đủ dinh dưỡng và đảm bảo VSATTP thì mới tốt cho sức khỏe. Nên ăn 03 bữa một ngày, coi bữa sáng là bữa chính, bữa tối không ăn quá no. Cơ cấu của mỗi bữa phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm và đa dạng trong từng nhóm. -    Nhóm chất bột đường: cung cấp năng lượng chính gồm có gạo, mì, ngô, khoai,  sắn và các sản phẩm chế biến. Thông thường có thể ăn cơm, bánh mì, bún, phở nhưng thỉnh thoảng nên bổ sung thêm ngô, khoai, sắn.
Theo TS. Thanh, cơ cấu của mỗi bữa phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm và đa dạng trong từng nhóm. Ảnh minh họa.
Theo TS. Thanh, cơ cấu của mỗi bữa phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm và đa dạng trong từng nhóm. Ảnh minh họa.
-    Nhóm chất đạm: Gồm các loại thịt, trứng, sữa và các loại thủy hải sản, đậu đỗ… Bữa ăn cần có cả đam động vật và đam thực vật, chỉ nên có từ một đến hai loại đạm động vật. -    Nhóm chất béo: Gồm có dầu, mỡ, bơ và các loại hạt có dầu (đậu nành, đậu tương, vừng lạc). Nên có một lượng chất béo vừa phải trong thức ăn. Lưu ý sử dụng kết hợp cả dầu và mỡ. Đặc biệt không tái sử dụng dầu mỡ đã qua chế biến vì rất độc hại. -    Nhóm vitamin và muối khoáng: Gồm có rau xanh và hoa quả chín. Nên sử dụng rau quả đúng mùa. Rửa rau quả dưới vòi nước hoặc nước sạch nhiều lần.Gọt và bóc vở trước khi ăn.Lưu ý: Hạn chế sử dụng các loại nươc ngọt, bánh kẹo ngọt vì đó là những loại sản phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Hạn chế sử dụng các loại phủ tạng động vật vì dễ bị nhiễm bẩn và hàm lượng Cholesterol rất cao. Không ăn thức ăn tái sống tránh nguy cơ bị nhiễm sán. Bên cạnh đó là nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, vì nguyên liệu của các loại thực phẩm này có thể  không được tươi  hoặc đều qua sử dụng chất bảo quan tẩm ướp.- Thưa GS.TS. NGND Nguyễn Lân Dũng, bác có thể chia sẻ cùng cháu: Nếu cháu muốn trồng rau sạch tại nhà thì có thể trồng được không và cần làm những công đoạn chuẩn bị nào để đảm bảo có được rau sạch để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gia đình cháu?
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng:
Trước hết, phải có diện tích, nếu không có đất sẵn thì có thể phủ đất trên nền xi măng hay nền gạch thành một lớp mỏng. Gieo thật dày hạt các loại rau gì phát triển nhanh và thu hoạch ngay khi chỉ có vài lá đầu tiên (sâu chưa kịp phát triển), chỉ tưới bằng nước máy hay nước giếng mà không dùng đến phân bón (rau sử dụng chất dinh dưỡng có trong hạt).
Cũng có thể trồng các loại rau mà không hay có sâu, ví dụ như rau diếp, rau mồng tơi, rau đay, rau xà lách,…Nếu có ít sâu thì ta bắt bằng tay hoặc dùng các thuốc trừ sâu sinh học vô hại (ví dụ: thuốc BT,…). Bà con nông dân đều có vườn rau nhỏ dành riêng cho gia đình sử dụng. Bạn có thể tham quan để học hỏi kinh nghiệm.
- Thưa chú Hùng, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa có nguồn gốc khác nhau. Cháu nghe nói sữa Trung Quốc có thể gây ung thư. Vậy Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng có những biện pháp nào hướng dẫn người tiêu dùng chọn được những loại sữa an toàn và loại trừ các loại sữa ngoại gây nguy hiểm cho người tiêu dùng?
Và Cục đã xử lý như thế nào về hàng loạt thịt bò bị mốc, thối lưu thông lan tràn trên thị trường hiện nay? (doduyen@gmail.com)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Cách đây vài năm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng VN đã phát hiện sữa nhiễm melamine có nguồn gốc nhập khẩu từ Trung Quốc, đã kiến nghị cơ quan chức năng kiểm tra và ngăn chặn. Tháng 7/2009, Hội cũng đã liên tiếp tổ chức nhiều hội thảo với chủ đề “Người Việt ưu tiên dúng sữa Việt” tại các TP.Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hải Phòng, Cần Thơ... để giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn đúng. Vào thời điểm đó, cùng phẩm cấp hàng hóa nhưng giá sữa bôt ngoại đắt gấp nhiều lần sữa bột nội.
Mỡi đây, sản phẩm sữa Chanfu của hãng Trung Quốc gây chấn động vì phát hiện có chứa chất gây ung thư. Ảnh minh họa.
Mỡi đây, sản phẩm sữa Chanfu của hãng Trung Quốc gây chấn động vì phát hiện có chứa chất gây ung thư. Ảnh minh họa.
Về vấn đề sữa Trung Quốc có thể gây ung thư, phải nói cụ thể loại sữa nào? Sữa có nhiễm melamine thì bản thân Trung Quốc cũng đã xử lý  những người có liên quan trong vụ việc đó. Để lựa chọn các sản phẩm sữa an toàn, người tiêu dùng khi mua hàng cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hạn sử dụng. Những trường hợp sữa không an toàn thì đã được báo chí cảnh báo. Vì thế, người tiêu dùng cần phải cập nhật thông tin thường xuyên để chọn mua sản phẩm an toàn.

- Có ý kiến cho rằng: "Không ở đâu lại dễ dãi như Việt Nam khi nhập các loại thực phẩm đông lạnh, trong đó có rất nhiều loại không đảm bảo chất lượng. Việc bán loại thực phẩm này cũng rất tùy tiện, mất vệ sinh". Xin hỏi, cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc kiểm duyệt thực phẩm nhập khẩu?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Theo tôi được biết, việc cấp phép cho thực phẩm nhập khẩu thuộc về Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế). Còn việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan cửa khẩu và cơ quan kiểm soát thú y và kiểm soát thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp.

- Thưa bác Lân Dũng, bác có thể giải thích rõ hơn giúp cháu từ rau sạch và rau an toàn? Bác đã có ý định đưa nghiên cứu về rau an toàn của mình nhân rộng trên toàn xã hội chưa ạ? GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Thật dễ hiểu, rau sạch là rau không bẩn, còn rau an toàn là rau không mất an toàn. Tuy nhiên, hiện nay, dân chúng không hề yên tâm với các loại rau có mang nhãn hiệu này. Bởi vì, thực tế, nông dân trồng các loại rau này vẫn trên những cánh đồng không hề có lưới che phủ. Chúng ta biết rằng: đã có bướm thì có sâu và chỉ trong một đêm sâu có thể phá hại hết cả ruộng. Chính vì vậy, tôi chủ trương dùng khái niệm “Rau bảo đảm” để cung cấp cho thị trường những loại rau trồng trong nhà lưới, không dùng nước bẩn để tưới, không dùng phân đạm hóa học và không dùng thuốc trừ sâu hóa học. Thực nghiệm tại TP.HCM cho hiệu quả rất tốt. Đầu tư về lưới cho mỗi ha chỉ mất có 50 triệu đồng mà thôi. Trên bao bì, cơ sở sản xuất đã ghi rõ: chịu trách nhiệm về việc không sử dụng phân đạm và thuốc trừ sâu hóa học. Các cơ quan quản lý ở địa phương thường xuyên kiểm tra để bảo đảm chất lượng an toàn của các loại rau này. Tôi rất mong mô hình này sớm được mở rộng, nhất là đối với các thành phố và đô thị. - Thưa Tiến sĩ Thanh, trên thị trường có nhiều sản phẩm sữa lên men được quảng cáo là tốt cho hệ
Sữa lên men có an toàn? Ảnh minh họa.
Sữa lên men có an toàn? Ảnh minh họa.
tiêu hóa của trẻ em và trẻ em rất thích. Cháu muốn hỏi thực sự các sản phẩm đó có tốt như quảng cáo nói hay không?
TS Hoàng Kim Thanh:  Sản phẩm sữa lên men nếu đảm bảo về quy trình vệ sinh thì tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu của  trẻ nhưng để trẻ phát triển toàn diện trẻ cần được cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng thông qua việc sử dụng nhiều loại thực phẩm thích hợp cho trẻ. Sữa hay sữa lên men (đảm bảo vệ sinh) chỉ góp một phần trong bữa ăn của trẻ.  Mỗi ngày chỉ nên ho trẻ ăn từ 300 đến 500ml sữa bao gồm cả sữa bột pha theo công thức hay sữa lên men, ngoài ra cần cho trẻ ăn các loại thức ăn khác . Như vậy, người tiêu dùng cần tỉnh táo trước những quảng cáo quá mức về vai trò của sản  phẩm.
- Thưa TS Hùng Long, tôi thấy dịp tết rất nhiều người mua kẹo cân Trung Quốc cho tiết kiệm. Tôi muốn hỏi loại kẹo đó có đảm bảo an toàn thực phẩm không?
Theo quy định tất cả các sản phẩm bao gói sẵn lưu thông trên thị trường phải được công bố tiêu chuẩn. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cho xem bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Đối với kẹo cân hay các thực phẩm khác nếu chưa được công bố tiêu chuẩn thì không thể khẳng định được rằng kẹo hay sản phẩm đó là an toàn. Chúng tôi khuyên người tiêu dùng nên mua các sản phẩm có bao gói và ghi nhãn đầy đủ theo quy định, không nên ham rẻ có thể mua phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng và có thể có hại đến sức khỏe.
- Thưa bác Lân Dũng, theo nhận định của bác, công nghệ rau sạch hiện nay được áp dụng đã đảm bảo chưa, phương pháp mà bác giới thiệu có những ưu điểm và thuận lợi gì ạ?
GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Hiện nay, rau trên diện rộng đều là rau không sạch, rau không an toàn. Nguyên nhân có nhiều: Một là, dùng các thuốc trừ sâu quá độc hại, dùng quá liều lượng cho phép và dùng đến tận gần lúc thu hoạch. Hai là, nhiều thuốc trừ sâu ngoài danh mục cho phép (như các loại Lân hữu cơ, Clo hữu cơ) vẫn được nhập lậu từ nước ngoài sang. Ba là, dùng quá nhiều phân đạm vô cơ, dẫn đến tình trạng tích lũy nitrat, nitrit với hàm lượng cao trong rau, có thể gây ung thư. Bốn là dùng phân tươi và nước tiểu người và gia súc để bón cho rau, dẫn tới việc nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Năm là, dùng nước ở các nguồn sông ngòi hoặc rãnh nước ô nhiễm để tưới trực tiếp lên rau. Tôi chủ trương sản xuất “Rau bảo đảm” và đang thực nghiệm có hiệu quả ở doanh nghiệp Thiên Thảo Xanh tại TP. HCM và công ty Phú Cường ở Kiến An. Rau bảo đảm cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây: Một là, trang trại có bảo vệ nghiêm ngặt để tránh kẻ xấu gây hại. Hai là, chọn những thứ rau mọc nhanh ít có nấm bệnh. Ba là, nguồn rau được phủ kín bằng bướm trắng để ngăn cản bướm và sâu. Bốn là, dùng thuốc trừ sâu sinh học (BT hoặc Abamectin) khi có bọ nhẩy - là loại có thể lọt qua lưới.
Nhiều người lo ngại rau trồng theo phương pháp truyền thống như thế này không đảm bảo an toàn VSTP vì sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và phân hóa học. Ảnh minh họa.
Nhiều người lo ngại rau trồng theo phương pháp truyền thống như thế này không đảm bảo an toàn VSTP vì sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu và phân hóa học. Ảnh minh họa.
Năm là, tuyệt đối không dùng bất kỳ thuốc trừ sâu hóa học nào. Sáu là, không bón phân đạm hóa học, chỉ dùng phân hữu cơ đã ủ hoai để bón lót là chính. Bảy là, dùng nước khoan từ mạch nước ngầm để tưới cho rau. Tám là, nếu dùng thuốc điều hòa sinh trưởng phải thuộc loại trong danh mục cho phép. Chín là, chỉ bán ở siêu thị hay các cửa hàng do công ty trực tiếp đảm nhiệm. Mười là, có ghi đầy đủ trên bao bì: ngày thu hoạch, thời gian bảo quản, địa chỉ công ty và nhất là lời cam kết không sử dụng thuốc trừ sâu và phân đạm hóa học. - Ông có thể cho biết trong năm 2011 vừa qua Hội tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã tiếp nhận bao nhiêu phản ánh, khiếu nại liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng mà trực tiếp ở đây là vấn đề VSATTP? Có trường hợp nào khó giải quyết hay không? Trong thực tế vấn đề pháp lý của ta đã đủ mạnh để răn đe các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm hay chưa?Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Trong năm 2011, Hội đã tiếp nhận gần 1.000 đơn khiếu nại của người tiêu dùng. Trong đó, hội đã giải quyết thành công gần 87% vụ việc. Trong đó, liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm 20%. Số vụ giải quyết chưa thành công, phần lớn là do không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết. Ví dụ, người tiêu dùng không đủ chứng cứ về việc mua hàng (như không có hóa đơn…). Theo tôi, trong một số trường hợp, mức xử lí vi phạm của ta chưa đủ sức răn đe nên trường hợp tái phạm vẫn diễn ra.
- Thưa TS Long, cho em hỏi: Tết Nguyên đán là dịp mà nhu cầu của người tiêu dùng đi mua sắm tăng cao vì thế, có ý kiến cho rằng mua hàng trong siêu thị sẽ đảm bảo vệ sinh hơn, nhưng có ý kiến lại cho rằng sản phẩm trong siêu thị, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn thường không an toàn vì chứa chất bảo quản, theo giáo sư ý kiến nào là đúng? (dangthuy_ajc@yhaoo.com).

TS Nguyễn Hùng Long: Thông thường các siêu thị có hệ thống quản lý, kiểm soát, bảo quản và phân phối các thực phẩm tương đối tốt, nguồn cung cấp thực phẩm cho các siêu thị cũng tương đối ổn định nên các sản phẩm thực phẩm trong siêu thị thường có chất lượng ổn định.


Các cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh thực phẩm trong các siêu thị và thấy rằng việc vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm ít hơn so với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ khác.

Việc khẳng định các thực phẩm trong siêu thị đã qua sử dụng chất bảo quản không an toàn là chưa có cơ sở. Bất kỳ kinh doanh các sản phẩm sử dụng chất bảo quản ngoài danh mục cho phép hoặc vượt quá giới hạn cho phép sẽ đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Thưa GS. Nguyễn Lân Dũng, bác có bao giờ bác ăn đồ hộp, đồ chế biến sẵn mua trong siêu thị không? Vì sao?

GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng:
Tôi vẫn sử dụng chứ! Bởi vì, các công ty sản xuất và các siêu thị cung cấp các sản phẩm này đều đã được kiểm tra theo Luật VSATTP. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu đồ hộp nào có dấu hiệu hơi phồng lên là biểu hiện đã bị nhiễm khuẩn và không nên sử dụng.

Cũng nên quan tâm đến thời hạn sử dụng được ghi trên sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi có Luật VSATTP thì trách nhiệm của 3 Bộ (Y tế, NN&PTNT, Công thương) cùng UBND các cấp phải làm tròn trách nhiệm như đã được quy định trong các điều 62, 63, 64 và 65 trong Luật VSATTP. Nếu xảy ra sự cố thì cần có biện pháp xử lý nghiêm, chứ không chỉ có chuyện rút kinh nghiệm qua quýt mà thôi!

- Theo ông, người tiêu dùng có trách nhiệm và quyền lợi như thế nào khi phát hiện và sử dụng những thực phẩm không an toàn? (dali@yahoo.com )

Ông Nguyễn Mạnh Hùng: Theo Điều 9 của Luật An toàn thực phẩm, thì người tiêu dùng có 5 quyền:

1.     Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp, được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.

2.     Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

3.     Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4.     Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

5.     Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.

Người tiêu dùng có 3 nghĩa vụ:

1.     Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

2.     Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiên nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3.     Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm.

- Thưa TS Kim Thanh, cháu thấy dịp Tết có rất nhiều hoa quả có có hình thù đẹp mắt như bưởi hồ lô hay dưa hấu hình vuông, thỏi vàng. Những loại quả như vậy có an toàn không ạ?

TS Hoàng Kim Thanh: Trong dịp Tết có rất nhiều loại hoa quả có nguồn gốc từ Việt Nam hay nước ngoài nhập vào với mục đích trang trí . Những loại quả như bưởi hồ lô hay dưa hấu hình vuông là một trong những ví dụ như thế.

Với những loại quả như bưởi hồ lô có tính chất trang trí thế này, theo TS Thanh, nếu thấy có bất cứ hiện tượng gì lạ, khác thường, người tiêu dùng không nên sử dụng. Ảnh minh họa.
Với những loại quả như bưởi hồ lô có tính chất trang trí thế này, theo TS Thanh, nếu thấy có bất cứ hiện tượng gì lạ, khác thường, người tiêu dùng không nên sử dụng. Ảnh minh họa.


Thường các loại quả này đều được phun tưới thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch, sau khi thu hoạch phải dùng hóa chất bảo quản để giữ đươc lâu (thời gian thu gom, tích trữ, phân phối về các gia đình phải tính đến vài tháng). Do vậy, mua và sử dụng với mục đích trưng bày cho ngày Tết thì không có vấn đề gì, nhưng nếu muốn sử dụng thì thực hiện các quy trình thông thưởng (rửa sạch, gọt vỏ). Nếu thấy có bất cứ hiện tượng gì lạ, khác thường thì không nên sử dụng.

- Thưa TS. Hùng Long, tôi muốn biết các cơ quan chức năng phụ trách vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để chủ động phát hiện ra các vụ việc vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm hay không hay chỉ khi nào các phương tiện truyền thông phản ánh thì cơ quan chức năng mới vào cuộc? Để thông báo với các cơ quan chức năng về các vụ việc vi  phạm, ngoài báo chí thì người dân có thể phản ánh đến địa chỉ nào? Có thể có số điện thoại cụ thể?


TS Nguyễn Hùng Long: Kiểm soát an toàn thực phẩm là một hoạt động thường xuyên liên tục chứ không phải là chỉ tập trung vào một số dịp cao điểm. Tuy nhiên, do vào những ngày lễ hội hay Tết cổ truyền nhu cầu thực phẩm tăng cao đột biến nên cần phải có những hoạt động tập trung và mạnh mẽ hơn. Ví dụ trong năm 2011, toàn quốc đã tổ chức được hơn 20.000 đoàn thanh tra ở tất cả các cấp, kiểm tra hơn 300.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Việc phản ánh của báo chí, và người tiêu dùng cũng sẽ góp phần tích cực trong việc xử lý các cơ sở vi phạm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tại Trung ương có Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục quản lý thị trường của Bộ Công thương, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam; còn tại các tỉnh thành phố đều có các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản, thanh tra sở y tế, thanh tra sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục quản lý thị trường sẵn sàng tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thưa GS Lân Dũng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nấm ăn, GS có thể chia sẻ một số loại nấm ngon và đảm bảo an toàn được không ạ?


- GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng:
Nấm ăn nào được trồng đều là loại an toàn, không sợ như khi ăn nấm hoang dại đâu. Nấm càng ngon thì càng đắt tiền vì thường phải trồng ở nhiệt độ thấp với đầu tư nhà xưởng ở quy mô lớn. Bạn có thể tham quan cơ sở sản xuất các loại nấm chất lượng cao bằng cách liên hệ với TS.Linh qua điện thoại: 0913.234.115.

- Thưa chú Mạnh Hùng, cháu được đọc rất nhiều bài báo trên báo điện tử GDVN về cốm làng Vòng, cháu thấy rất buồn vì một sản phẩm ẩm thực truyền thống của VN đã từng được nhiều người cả trong và ngoài nước yêu thích mà lại không đảm bảo như vậy. Vậy Hội có động thái gì để tạo lòng tin cho người tiêu dùng trong và ngoài nước, đồng thời giữ được tên tuổi cốm làng Vòng mãi là nét đẹp của ẩm thực VN.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng:
Cốm làng Vòng là sản phẩm rất nổi tiếng đối với người tiêu dùng Hà Nội cũng như nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng rất đáng tiếc, vừa qua, như báo chí đã nêu, có trường hợp dùng phẩm màu không an toàn để nhuộm màu cho cốm, đã gây nhiều bức xúc cho chính người dân ở làng nghề truyền thống cốm làng Vòng, làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào cốm làng Vòng.

Thời gian qua, việc phát hiện cốm làng Vòng - thực phẩm được xem là tinh hoa quà Việt nhuộm phẩm màu, khiến nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước mất niềm tin.
Thời gian qua, việc phát hiện cốm làng Vòng -  thực phẩm được xem là tinh hoa quà Việt nhuộm phẩm màu, khiến nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước mất niềm tin.


Để phục hồi lại niềm tin của người tiêu dùng với cốm làng Vòng, trước hết, phụ thuộc vào chính người sản xuất cốm làng Vòng. Cụ thể, người sản xuất phải đăng ký chất lượng hàng hóa, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp cụ thể này, cần làm thủ tục đăng ký sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ.

- Xin chào TS Hoàng Kim Thanh, TS có thể cho cháu biết cháu nên ăn rau hay thực phẩm gì để bổ sung thêm nhiều chất xơ không tan do cháu hay bị táo, gần đây nặng hơn nhiều. Mong TS trả lời giúp cháu để cháu có thể giải quyết được nỗi lo này. Cháu cảm ơn! (Candy_hoa128@yahoo.com )


TS Hoàng Kim Thanh: Nếu cháu hay bị táo bón thì cần phối hợp giữa chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hợp lý giúp đường tiêu hóa tăng cường hoạt động, nhu động ruột  nhiều, manh lên.

Về chế độ ăn nên tăng cường các thực phẩm có nhiều chất xơ, không chỉ ăn rau mà cháu nên ăn thêm các loại khoai, củ, thỉnh thoảng ăn thêm măng (đây là những thực phẩm có nhiều chất xơ). Một số loại quả có lượng chất xơ tương đối nhiêu và còn có thêm một số thành phần làm tăng nhu động ruột, giúp chống táo bón  như đu đủ chín, xoài chín…Để có thể tận dụng được nguồn  chất xơ phong phú, có hiệu quả, cháu nên sử dụng  các thực phẩm ở dạng nguyên thể, chưa qua chế biến công nghiệp (đặc biệt là các loại hạt như gạo, ngô, đậu đỗ,…).

Về chế độ sinh hoạt cần tăng cường hoạt động thể lực một cách hợp lý. Bên cạnh việc thực hiện các công việc vận động thường ngày ở gia đinh nên tham gia các hoạt động văn thể mỹ ở nhà trường, cơ quan. Tránh trình trì trệ như ngồi máy tính quá lâu…

- Xin chào TS Hoàng Kim Thanh, TS có thể cho cháu biết cháu nên ăn rau hay thực phẩm gì để bổ sung thêm nhiều chất xơ không tan do cháu hay bị táo, gần đây nặng hơn nhiều. Mong TS trả lời giúp cháu để cháu có thể giải quyết được nỗi lo này. Cháu cảm ơn! (Candy_hoa128@yahoo.com )

TS Hoàng Kim Thanh: Nếu cháu hay bị táo bón thì cần phối hợp giữa chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hợp lý giúp đường tiêu hóa tăng cường hoạt động, nhu động ruột nhiều, mạnh lên.

Về chế độ ăn nên tăng cường các thực phẩm có nhiều chất xơ, không chỉ ăn rau mà cháu nên ăn thêm các loại khoai, củ, thỉnh thoảng ăn thêm măng (đây là những thực phẩm có nhiều chất xơ). Một số loại quả có lượng chất xơ tương đối nhiều và còn có thêm một số thành phần làm tăng nhu động ruột, giúp chống táo bón  như đu đủ chín, xoài chín… Để có thể tận dụng được nguồn  chất xơ phong phú, có hiệu quả, cháu nên sử dụng  các thực phẩm ở dạng nguyên thể, chưa qua chế biến công nghiệp( đặc biệt là các loại hạt như gạo, ngô, đậu đỗ,…)

Về chế độ sinh hoạt: cần tăng cường hoạt động thể lực một cách hợp lý. Bên cạnh việc thực hiện các công việc vận động thường ngày ở gia đinh nên tham gia cac hoạt động văn thể mỹ ở nhà trường, cơ quan . Tránh trình trì trệ như ngồi máy tính quá lâu…

- Thưa ông, ông có thể cho biết Tiêu chuẩn gì để xác định thực phẩm hợp vệ sinh? Làm sao để người dân có thể phát hiện được trong các thực phẩm hàng ngày trên thị trường? Nếu trong 1 sản phẩm có chất gây ung thư dù là thời gian ủ bệnh cực kỳ dài (vài chục năm) thì có là vi phạm An toàn vệ sinh thực phẩm hay không? (Bích Liên – Hà Nội).

TS. Nguyễn Hùng Long: Đối với một sản phẩm thực phẩm có 3 yếu tố để nói đến chất lượng vệ sinh an toàn bao gồm: các yếu tố về vi sinh vật, các yếu tố về hóa học, và các yếu tố về vật lý.

Mỗi sản phẩm hay nhóm sản phẩm sẽ có các quy định riêng với các chỉ tiêu này. Các sản phẩm bao gói sẵn trước khi ra thị trường đều phải được công bố và được xét nghiệm đối với các chỉ tiêu theo quy định. Trong quá trình lưu thông trên thị trường các cơ quan quản lý sẽ lấy ngẫu nhiên các mẫu sản phẩm để kiểm tra, nếu các chỉ tiêu không phù hợp với công bố, sản phẩm sẽ bị thu hồi và tiêu hủy. Bằng mắt thường sẽ rất khó phát hiện các sản phẩm không đảm bảo, thông thường người tiêu dùng phải dựa vào nhãn sản phẩm và bao gói để đánh giá một sản phẩm.

Chúng tôi khuyên người tiêu dùng khi mua sản phẩm cần chú ý đến nguồn gốc, thời hạn sử dụng ghi trên bao bì và sự nguyên vẹn của sản phẩm. Tuyệt đối không nên mua những sản phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc không ghi hạn sử dụng, và các sản phẩm mà bao gói đã bị vỡ hoặc rách.

Trong sản phẩm nếu có chứa các chất vượt quá mức giới hạn cho phép thì dù chất đó có thể gây ung thư hay không gây ung thư nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thì sản phẩm đó không được phép lưu hành.

- Thưa bác Lân Dũng, gia đình tôi có tầng thượng đang trống và bạn bè có nói về chuyện trồng cây trong hộp xốp. Vậy, tôi muốn hỏi: hộp xốp có thể mua ở đâu, các giống cây mua ở đâu? Các giống cây nên trồng là gì, thưa bác? (Anhnguyen@yahoo.com)

GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Bạn có thể liên hệ với GS.NGND Nguyễn Quang Thạch ở trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội (ĐT: 0913.560.164) hoặc các Công ty sản xuất rau thủy canh thường có địa chỉ trên các trang web.

Tuy nhiên, theo tôi thì làm rau thủy canh mà phải mua cả từng nguyên tố vi lượng sẽ đắt lắm. Các bạn chỉ nên dùng các nguyên tố đa lượng (N,P,K), còn nguyên tố vi lượng thì thay thế bằng nước chiết đất - đun đất phù sa với nước rồi lọc bỏ đất đi.

- Thưa bác Dũng, một câu hỏi khá quan trọng với các bạn sinh viên bọn cháu: Cơm bụi là gì? Có nước nào sử dụng khái niệm “cơm bụi” như ở nước mình hay không?  (Nguyễn Quốc Huy, sinh viên trường ĐH Kinh tế, Hà Nội).


GS. TS. NGND Nguyễn Lân Dũng:
Chắc chắn không có nước nào có thuật ngữ này. Ở nước ta, người ta hiểu “cơm bụi” là cơm bày bán trên hè phố - nơi có thể có rất nhiều bụi bặm. Tôi cho rằng, có thể chấp nhận cơm bình dân, cơm văn phòng, cơm giá rẻ,… nhưng nhất thiết phải ở trong nhà, có che đậy để tránh bụi bặm, ruồi muỗi.

Điều này phù hợp với Luật VSATTP. Trong khoản 1, điều 33 của Luật này có ghi: Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Điều 2 ghi rõ: UBND các cấp có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn.

Chúng ta biết rằng: các vi khuẩn gây bệnh đều không có cánh. Chúng bay được khắp nơi là nhờ bám vào các hạt bụi hoặc các giọt nước nhỏ trong không khí. Vì vậy, không có lý do gì, chúng ta để tồn tại việc bán cơm trên vỉa hè trong điều kiện không khí còn rất ô nhiễm như hiện nay.

Việc bán nước mía cũng nguy hiểm không kém. Sinh viên nước ngoài ở Trường tôi, 3 người uống chung nhau một cốc nước mía đều bị đau bụng hết. Điều đó rất dễ hiểu vì mía đã được ngâm xuống ao trước khi chở về Hà Nội, sau đó được róc vỏ và gác ở gốc cây. Các cốc nước mía, người này uống xong được tráng qua một xô nước rồi lại dùng cho người khác. Ta không bị đau bụng là vì tính miễn dịch của người mình rất lớn (các cụ thường bảo: Ở bẩn sống lâu mà!). Tuy nhiên, lâu dài sẽ rất có hại.

Tôi mong muốn thuật ngữ “cơm bụi” sẽ bị xóa bỏ trong đời sống xã hội và Bộ Y tế cũng như UBND các cấp phải làm đúng trách nhiệm như đã được quy định trong Luật VSATTP.

- Ngồi làm việc tại chỗ suốt 8 tiếng/ngày, dân công sở chúng tôi thường ở trong tình trạng ít hay gần như không hề vận động, vậy nên họ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe trong đó có tăng cân và thói quen ăn uống nghèo nàn. Xin hỏi TS Hoàng Kim Thanh, chế độ dinh dưỡng cho đối tượng này như thế nào là phù hợp?

TS Hoàng Kim Thanh: Như chia sẻ ở trên, trong quá trình ngồi tại chỗ 8h/ngày thường xuyên là không tốt, tạo nên sự trì trệ của tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thế, đặc biệt là  hệ tim mạch và đường tiêu hóa. Khi ngồi lâu như vậy, máu huyết lưu thông sẽ không tốt, do vậy lượng máu tới các tổ chức đặc biệt là tổ chức não sẽ bị thiếu hụt dẫn tới thiếu oxi não, chóng mệt mỏi, kém linh động, hiệu quả công việc không cao.

Với hệ tiêu hóa, nhu động ruột giảm dễ bị táo bón và lưu giữ các chất độc hại trong quá trình chuyển hóa ở lâu trong cơ thể.

Về hiện tường tăng cân là do ít hoạt động thể lực, năng lượng đưa vào cơ thể không được tiêu hao sẽ tích lũy dưới dạng mỡ làm tăng cân, nhưng nguy hiểm hơn là lượng mỡ dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như mỡ cao trong máu, đái tháo đường….

Về chế độ ăn uống nghèo nàn và cách khắc phục cho chị em văn phòng, ngoài lời khuyên chăm chỉ vận động thì cần ăn uống đa dạng, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại nước ngọt. Buổi trưa không nên gọi cơm hộp mà nên ra khỏi phòng tìm một địa điểm ăn sách sẽ, hợp lý để vừ có bữa ăn ngon, vueaf tăng cường vận động. Sau giờ làm việc nên tham gia các hoạt động ngoại khóa về gia đình nên tham gia các khóa học về dinh dưỡng để tạo ra các bữa ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng, đa dạng.

GS Nguyễn Lân Dũng: "Tôi không tin rau siêu thị an toàn" ảnh 21
Trà thảo mộc Dr.Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), nhà
tài trợ chính của chương trình.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam