Hàng loạt CEO từ nhiệm: Cuộc “thay máu” và “thay chất” ở ngân hàng?

05/11/2012 14:48
Hà Nhi
(GDVN) - Trong khi giới đầu tư tỏ ra hoang mang trước thông tin rất nhiều “sếp lớn” của các ngân hàng đồng loạt từ nhiệm, dưới con mắt của chuyên gia kinh tế: Đó lại là một cuộc “thay máu”, “thay chất” trong hệ thống ngân hàng.
Nhiều sếp lớn đồng loạt từ nhiệm.
“Dư chấn” sau “tâm bão” liên quan tới thông tin từ nhiệm của 4 “sếp lớn” tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) còn chưa “hạ nhiệt” thì mới đây, thêm một “sếp lớn” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lại xin từ chức. Trong ngày 01/11/2012 vừa qua, ông Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank) đã được mời lên làm việc tại cơ quan điều tra. Tiếp đó, ngày 4-11, ông Phạm Hữu Phú, tân chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank, xác nhận thông tin ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh, phó chủ tịch HĐQT, đã được về nhà sau thời gian làm việc với cơ quan điều tra. Trước đó, ngày 2/11, HĐQT Ngân hàng Sacombank đã có nghị quyết về việc thay đổi thành viên HĐQT. Theo đó, ông Đặng Văn Thành thôi giữ chức chủ tịch HĐQT Sacombank kể từ ngày 2/11 (Xem chi tiết thông tin về ông Đặng Văn Thành tại đây).
5 "sếp lớn" của các ngân hàng lần lượt xin từ nhiệm - Cuộc "thay máu" và "thay chất" của ngân hàng?
5 "sếp lớn" của các ngân hàng lần lượt xin từ nhiệm - Cuộc "thay máu" và "thay chất" của ngân hàng?
Theo thư viết tay của ông Đặng Văn Thành, lý do từ nhiệm của ông là vì “sức khỏe và chuyện riêng”. Rời cương vị Chủ tịch, ông Đặng Văn Thành tiếp tục xin rút khỏi HĐQT Sacombank. Việc lãnh đạo các ngân hàng lớn hàng loạt xin từ nhiệm khiến giới ngân hàng và thị trường chứng khoán được một “phen” rúng động!
Cách đây hơn 1 tháng, vào ngày 27/9/2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố 4 "sếp lớn" đều là cựu CEO của các ngân hàng nêu trên là: ông Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB), ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên Chủ tịch ACB; Trịnh Kim Quang (SN 1954, ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh), ông Phạm Trung Cang (SN 1954 ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Trước đó là những động thái từ nhiệm với những lý do khác nhau của 4 người này. Đầu tiên, ACB công bố ông Trần Xuân Giá, Chủ tịch Hội đồng quản trị từ nhiệm vì lý do sức khỏe, ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang - 2 Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị từ nhiệm vì lý do cá nhân. Điều đáng nói ở đây, ACB còn cho biết thêm rằng các vị này "có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ACB thực hiện việc nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam". Không lâu sau đó, EIB cũng thông báo ông Phạm Trung Cang – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của EIB đã có đơn xin từ nhiệm kể từ ngày 19/09/2012. Trong đơn từ nhiệm viết tay, ông Cang cho biết lý do xin từ nhiệm là “việc riêng cá nhân”.
Cuộc “thay máu” và “thay chất” ở ngân hàng
.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần sáng nay (ngày 5/11/2012), hiện tượng bán tháo mạnh đã tạm lắng lúc mở cửa, thông tin liên quan đến ông Đặng Văn Thành đã về nhà ít nhiều giúp các nhà đầu tư đỡ bi quan hơn.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần sáng nay (ngày 5/11/2012), hiện tượng bán tháo mạnh đã tạm lắng lúc mở cửa, thông tin liên quan đến ông Đặng Văn Thành đã về nhà ít nhiều giúp các nhà đầu tư đỡ bi quan hơn.
EIB cho biết, ông Cang là đại diện phần vốn góp cho nhóm cổ đông ACB tại EIB. Theo EIB, hiện nhóm cổ đông này đang nắm giữ khoảng từ 7 - 8% cổ phần của EIB. Việc thị trường tài chính – ngân hàng chứng kiến màn “rửa tay, gác kiếm” và sau đó là "dính án" của 4 nhân vật được đánh giá là những “cao thủ” hàng đầu, có tiếng tăm trong giới ngân hàng này khiến không ít nhà đầu tư lo sợ. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế: vấn đề trên cần được xem xét dưới nhiều góc độ. Bởi thứ nhất, theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội: dưới góc độ tổ chức, việc các ngân hàng thay đổi lãnh đạo là điều rất bình thường. Có thể thấy, xu hướng thay nhân sự đang rất phổ biến trong thời gian gần đây, như kiểu “thay máu” và “thay chất” trong hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, việc hàng loạt các “sếp” ngân hàng xin từ nhiệm cũng phần nào đó phản ánh sự tất yếu của giải pháp tái cấu trúc ngân hàng. Ngoài tái cấu trúc về vốn, về thị trường… còn có tái cấu trúc về nhân lực, đặc biệt là quản trị cấp cao. “Xu hướng thay CEO xảy ra một loạt ở các nơi. Chỉ có điều một ngân hàng nào đó trong thời điểm nhạy cảm thay cùng một lúc sẽ phản ánh một vấn đề nào bên trong không hay lắm” – ông Phong nói.
Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hà Nhi