Học để làm người và những con Bò nối mạng

29/07/2019 06:01
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Thế giới toàn cầu hóa qua đã “lái chệch hướng”, tạo ra những đổ vỡ từ gốc rễ: con người và niềm tin vào đạo đức và đại diện thể chế hoạt động cho chính quyền.

Tom (tên tắt của Thomas Friedman, tác giả của cuốn sách dưới đây) là nhà báo hài hước, viết lách và phát biểu đều duyên dáng cả. 

Nhưng, điều đáng lưu ý trong những cuốn sách ông viết trong hơn 20 năm qua và đoạt giải Pulitzer, đáng để suy nghĩ và lùi thời gian để thấy những thay đổi theo thời gian, bởi hóa ra Tom nhầm lẫn nhiều thứ.

Cuốn "Cảm ơn vì đến trễ" (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn "Cảm ơn vì đến trễ" (Ảnh: tác giả cung cấp).

Cuốn nổi tiếng nhất của Tom là “Thế giới phẳng” và sự ca ngợi cho toàn cầu hóa với tốc độ chóng mặt qua các ứng dụng internet. 

Hóa ra lại vẫn chưa phẳng, kể cả bây giờ dẫu cho có những ai đó (techno-optimistics) tin rằng internet và số hóa toàn bộ thế giới này sẽ cứu giúp chúng ta chăng?  

Chuyện của tương lai thì khó nói, nhưng nói chuyện của quá khứ, xem thử những gì đã nói và đã xảy ra nó đúng được đến đâu?

Tôi muốn bàn đến giáo dục trong những chủ đề Tom hay viết cùng với dòng chảy của công nghệ và toàn cầu hóa: “Nếu 2x bằng 4 thì x bằng bao nhiêu?” (p. 257) [1]

Cuốn Từng là bá chủ, nước Mỹ tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay trở lại đã được, (2011) [1] Tom dành hơn 2/3 cuốn để nói đến vấn nạn của nước Mỹ: giáo dục đổ vỡ ở phổ thông, và đúng hơn là liên cấp, nếu dùng trục so sánh với Trung Quốc.

Lưu ý, Tom là nhà cổ động “toàn cầu hóa” và trong hầu hết các cuốn viết của mình, Trung Quốc là nơi Tom ưa thích để mô tả so sánh với Mỹ và ngay cả trong giáo dục, có vẻ như người Trung Quốc cũng khôn ngoan hơn, “giỏi toán” hơn và biết cẩn trọng hơn, so với hệ thống chính trị đổ vỡ Washington mà hầu hết, lại cũng ăn chia quyền lợi với đâu đó, có liên kết với nước ngoài hay các tập đoàn lớn đa quốc gia, nên cuối cùng tất cả mọi con đường về cùng một điểm.

Theo Tom và cũng là ý kiến cơ bản của nhiều nhà phân tích về chính sách giáo dục Mỹ, nước Mỹ, hay chính xác hơn là chính phủ Mỹ và hệ thống kinh tế - tài chính - doanh nghiệp Mỹ đã “bỏ quên” tái đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, đi cùng với trào lưu toàn cầu hóa và “xuất khẩu” sản xuất sang các nước thứ 3 để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. 

Dẫu cho lịch sử thành công của nước Mỹ dựa trên 5 trụ cột chính (giáo dục - nghiên cứu khoa học - hạ tầng - nhập cư - chính sách thúc/quản lý đẩy khối kinh tế tư nhân) [1], dường như cả 5 trụ cột này đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết bởi những chia rẽ đảng phái và lợi ích nhóm của các tập đoàn nắm giữ hầu hết các nguồn lực phát triển đất nước. 

Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội
Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

Hệ thống quyền lực chính trị bị bế tắc, quay sang bắt tay với các tập đoàn và cùng nhau “ăn chia” lợi ích thị trường dựa trên dân số ở nhiều mảng dịch vụ công và cả dịch vụ tư, mà thiếu hẳn những giá trị gia tăng và tái đầu tư trở lại cho xã hội trong hơn 30 năm qua, gây nên một sự đổ vỡ toàn diện trong giáo dục công [1].  

Thách thức về giáo dục của Mỹ, đặc biệt về chất lượng giáo dục cho đa số ở cấp phổ thông là toàn diện, bởi theo Tom, chúng ta thiếu “sức ép”, “khả năng phân tích và ứng dụng”, “sáng tạo, cảm hứng, trí tưởng tượng”, “những điểm khác biệt thực sự”, khả năng đào tạo ra “con người sáng tạo” với lợi thế duy nhất có thể bạn có là “vì bạn là con người” [1], khả năng giao tiếp, tính tò mò, mong muốn hợp tác, trong môi trường “học tập cạnh tranh”.

Bởi đơn giản, với Tom, thời bình thường đã qua. Theo đó, toàn bộ hệ thống giáo dục Mỹ, từ học sinh – cha mẹ - giáo viên - hiệu trưởng và tất cả các cấp lãnh đạo chính trị cần ý thức việc “cần thay đổi, thay đổi nhanh hơn nữa” để đòi hỏi và đạt đến một chất lượng giáo dục cạnh tranh toàn cầu, nơi mà học sinh Mỹ hiện đang ở mức trung bình.

Trên hết, theo nguyên tắc của Tom chia sẻ, “Những gì họ nhận được sẽ dựa trên kết quả làm việc chứ không phải theo nỗ lực bỏ ra”. [1]

Năm năm sau đó, 2016, Tom viết cuốn được coi là cuối cùng của mình, “Xin cảm ơn vì đến trễ” [2] để bàn tập trung hơn vào những biến đổi lớn thay đổi thế giới công nghệ trong 2007 và những tác động của nó với toàn cầu hóa.

Trong đấy, Tom ca ngợi về AI máy học mà có khả năng giúp cho học sinh học tập tốt hơn nhiều, những hệ thống dữ liệu lớn được ứng dụng toàn diện trong tất cả các lĩnh vực và nhất là khi “thùng rác biết đi thi” [2] (một ví dụ về việc ứng dụng công nghệ máy học với chương trình AI dựa trên dữ liệu lớn). 

Theo đó, dựa trên dữ liệu lớn được tích cóp, thời đại phỏng đoán đã kết thúc, mà hầu hết những “dự đoán tương lai” đã gần như khá chính xác đến độ, “nhà bán lẻ biết rõ đứa trẻ có thai trước khi cha mẹ chúng biết được” và nhất là khi bò nối mạng được coi như một tiêu chuẩn “tăng cường con người cho máy móc, để hai bên có thể làm việc như đồng nghiệp, xử lý các dấu hiệu mờ nhạt và có 30 năm kinh nghiệm chỉ sau một đêm”, với dữ liệu lớn.  

Để minh chứng cho sức mạnh của AI, máy học và dữ liệu lớn, Tom mô tả về thành tựu của Watson – IBM [2] chiến thắng trong cuộc đua thi tài. 

Nhưng cuối cùng, Tom lại nhắn đến một câu hỏi “Quá Nhanh, Quá Nguy Hiểm”, với đề nghị chuyển đổi AI (trí tuệ thông minh) thành IA (hỗ trợ thông minh)?

Đương nhiên còn nhiều thứ được mô tả vòng vèo qua rất nhiều thể loại công nghệ mới, đã và đang làm biến đổi toàn bộ thế giới con người sống và ứng xử, mà theo đó như phần cuối của cuốn sách, Tom khuyên bảo về sức mạnh của cộng đồng nào mà mỗi cá nhân gắn mình vào đó, để tìm thấy điểm tựa tái đầu tư và xây dựng lại hệ giá trị cá nhân và cộng đồng tập thể cho nước Mỹ, trước khi quá muộn. “Để thực sự khôi phục lại điều gì thực sự riêng của bản thân họ”.

Những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ”
Những nguy hiểm tiềm ẩn trong “du học” thời công nghệ “hacking trí tuệ”

Những điều Tom nói trên có vẻ thật tuyệt vời. Nhưng điều gì có vẻ chưa ổn trong đó?

Và điều mà Tom nói toàn đúng như vậy, và được dẫn dắt về lịch sử của Mỹ từ thời Lincoln đến nay, đặc biệt nhấn mạnh đến thời đại 2007, mà chả hề có dòng nào đả động đến những khủng hoảng lớn tài chính cả thế giới đã và đang gánh chịu, cùng với hàng loạt những “đổ vỡ” trong nền tảng lao động, thuế và chính sách xã hội, nợ và những vấn nạn không rõ từ AI hay IA đổ xuống mà thế hệ trẻ của Mỹ đang gánh chịu?

Cá nhân tôi tin rằng có một vài điểm nhỏ thôi, nhưng chia sẻ với Tom để cùng suy ngẫm, rằng dù có siêu tân binh trong thời đại tăng gia tốc, nhưng những đổ vỡ nền tảng trong từng cá nhân và xã hội lại không hề được tái xây dựng, được bồi đắp, được tư duy cho phù hợp với một thời đại phát triển vì con người, mà  chỉ có dữ liệu lớn AI hay IA làm chủ để “người - máy” “máy - người” triển khai và khi những giá trị, không phải thuộc về tri thức, mà thuộc về đạo đức con người và xã hội, đã mất sạch.

Học Làm Người – trường đại học có chủ đích [3]

Trong một mô hình đại học được coi là mẫu điển hình cho mô hình đại học mới thế kỷ 21 ở Mỹ được lập nên bởi những con người tin vào công nghệ thay đổi thế giới và theo đó, giáo dục đại học phải có những thay đổi cơ bản về tư duy, họ đặt một trong mục tiêu của giáo dục là “Hãy là Con Người”, “Hãy học Làm Người”, trong thời đại kỹ thuật số. 

Điều này thật quý, bởi hóa ra, sau vài thế kỷ phát triển đại học ở Mỹ, con người và học sinh được học để quay về với giá trị gốc cơ bản của một con người: Hãy là Con Người. 

Nhưng điều này lại đặt ra một câu hỏi lớn hơn cho tất cả, không chỉ giáo dục Mỹ: đó là từ trước đến giờ, giáo dục chúng ta đang thực hiện cho học sinh sinh viên và nhân dân của chúng ta là dành cho ai, nếu không phải là học làm người?

Sự thật khó tin, nhưng đúng là nền giáo dục trước đây và hiện tại không hướng đến vì con người, cho con người, mà có lẽ dựa trên phần nhiều đặc tính nghiên cứu của phần “CON”, hơn là phần NGƯỜI, để lý giải cho sự đổ vỡ toàn diện thế giới giáo dục và xã hội hiện nay.

Khủng hoảng toàn cầu trong giáo dục là khủng hoảng về đạo đức xã hội [4]

Câu phát biểu trên đây, khủng hoảng toàn cầu về giáo dục là của cựu Chủ Tịch World Bank. Điều trớ trêu là, dù hiểu rất rõ điều này, World Bank và nhiều hệ thống quyền lực quản trị toàn cầu, mặc dù mục tiêu thúc đẩy xóa đói nghèo nhưng có lẽ lại tạo ra những hệ lụy bất bình đẳng lớn hơn nữa cho đói nghèo và cộng thêm, những quyền lực xuyên quốc gia và hệ thống tham nhũng toàn cầu dựa trên những dự án xóa đói nghèo hay giáo dục cho tất cả [5]. 

Trong hơn 50 năm nghiên cứu về bất bình đẳng của Angus Deaton (của cải - sức khỏe – và những nguồn gốc bất bình đẳng) và Branco Milanovic (bất bình đẳng toàn cầu – cách tiếp cận mới thời đại toàn cầu), họ đều nhận định rõ việc khủng hoảng đạo đức trong các thể chế hoạt động về xóa đói nghèo, bởi:

“Chúng ta nói giúp đỡ họ, nhưng chúng ta vẫn khác họ. Chúng ta thực hiện những dự án đó vì lợi ích của chúng ta, vì danh dự của chúng ta. Và khi thất bại, đó là chúng ta nên chúng ta vẫn cứ tiếp tục. Những lời nói đẹp đẽ làm vỏ bọc cho những chính trị gia…”. (A.Deaton).

“Chưa khi nào trong lịch sử nhân loại, chúng ta phải đối mặt với những siêu quyền lực xuyên quốc gia như vậy. Chúng có khả năng lũng đoạn quyền lực quốc gia và các thể chế quốc tế.

Khi những cải cách giáo dục thất bại: Xin được nói thẳng!
Khi những cải cách giáo dục thất bại: Xin được nói thẳng!

Nhân danh xóa đói nghèo, họ mang những dự án đến những nơi cần phát triển thị trường, nhưng thay vì xóa giảm đói nghèo, những kẻ nhân danh giúp đỡ giàu lên gấp 4 lần, trong khi những người nghèo đói vẫn nghèo đói”. (B. Milanovic).

Và bản chất của đói nghèo, của bất bình đẳng, của giáo dục - xã hội - kinh tế khủng hoảng trầm trọng lại bởi chính cấu trúc và phương thức tổ chức thế giới với quyền lực tập trung vào tay vài quốc gia, vào tay vài hãng tập đoàn toàn cầu. 

Thế giới toàn cầu hóa hơn 30 năm qua đã được “lái chệch hướng”, tạo ra những đổ vỡ từ gốc rễ: con người và niềm tin vào đạo đức và đại diện thể chế hoạt động cho chính quyền lợi của đa số con người. [5]  

Không gì đúng hơn 2 từ mà Andrew Keen viết về thế giới mới, quyền lực mới, ở thế kỷ 21, mọi thứ được xoay quay “Tiền” và “Global Scale Up” (phạm vi thị trường toàn cầu). [6]

Làm sao có giáo dục cho con người đúng nghĩa với những “từ khóa” cơ bản này?

Khi tất cả đều là dữ liệu, có ai còn cần dân chủ?

Khi Harvard tổ chức bàn thảo về “Big Tech and Democracy” (Công nghệ Lớn và Dân Chủ), tháng 2/2019, những đại diện tham gia vào hội thảo đã chứng minh rõ nghịch lý của thời đại [6]: không có ai đại diện cho giáo dục và quyền lợi của người dân, người sử dụng, người phải trả tiền “nuôi” và làm các hãng công nghệ trở nên “những kẻ khổng lồ” trong thời kỳ “Money Big Fast” (khẩu hiệu của chủ Amazon, Hãy Kiếm Tiền Lớn và Nhanh). [6]

Câu hỏi, nếu tất cả chúng ta, thế giới loài người được số hóa và trở thành “dữ liệu lớn” của vài ba hãng công nghệ và của vài ba quốc gia, tất cả chúng ta là những “sản phẩm” công nghệ hay “nô lệ” mới của chủ nghĩa giám sát lòng trung thành cho chế độ, cho những hãng muốn bán dịch vụ và sản phẩm cho chúng ta, bởi mọi suy nghĩ, mọi hành động đều được giám sát và kiểm soát từ trước khi chúng ta ý thức được điều đó, dân chủ dành cho ai? [7]

Thế giới giám sát con người và dân chủ: đổ vỡ trong nhân quyền và xã hội [7]

Điều gì sẽ khác biệt  khi một đứa trẻ không thể biết 2x = 4 là bao nhiêu và “thùng rác lại đi thi”?

Hài hước của nghịch lý: khi chúng ta đi vào thế kỷ 21 với khẩu hiệu “Lấy Con Người làm Trung Tâm”,  theo ghi nhận của chỉ số Nhân Quyền, theo Liên Hợp Quốc ghi nhận, đã và đang là vấn nạn nhức nhối khắp thế giới [8], bởi cùng với khủng hoảng kinh tế kéo dài hơn 20 năm qua, và cũng là 20 năm thăng hoa của kinh tế phát triển của mấy hãng công nghệ toàn cầu [6], mọi chỉ dấu cho vi phạm nhân quyền trên khắp thế giới đang không hề suy giảm!.

Nhưng bởi khủng hoảng kinh tế, cả thế giới đành nhắm mắt trước những xâm phạm trắng trợn nhân quyền. Nhân danh phát triển kinh tế và công nghệ, những công nghệ được phát triển dựa trên sự xâm phạm nhân quyền đã và đang diễn ra ngay trước mặt cả thế giới [8].   

Với 5,5 tỷ kết nối toàn cầu, hơn 2/3 tổng số dân toàn cầu với dữ liệu cá nhân được tích trữ lưu giữ bởi vài hãng công nghệ trong hơn 20 năm qua, đã thành “mỏ vàng dữ liệu” khai thác bất tận cho tương lai. [7] 

Cùng với dữ liệu của học sinh sinh viên dưới khẩu hiệu “Giáo dục Toàn cầu” và với việc không có luật pháp và cơ chế thực hiện bảo vệ con người, quyền con người được sống tự do, độc lập và tự mình quyết định cuộc sống và tư duy của mình, dường như những đứa trẻ, dường như tương lai của cả thế giới đã bị “cầm tù”, với thực trạng được Thomas Friedman đặt ra, “những đứa trẻ không biết 2x = 4” giải toán ra sao, nhưng lại là thời đại của “thùng rác biết đi thi”, khi cho chúng hoạt động dưới sự cài đặt chương trình có trí tuệ nhân tạo (AI).

Liệu một xã hội đổ vỡ, khi tăng tốc, khi cố chuyển đổi từ kết nối “gây đổ vỡ” và mong đợi “đổ vỡ để phát triển tiến bộ”, chúng ta đang “ảo tưởng” về điều gì, ngoài mỗi chuyện nhìn được, dự đoán được bước nhảy tiếp theo của con mèo, nhưng lại không thể cứu vớt nổi hàng chục triệu trẻ em và học sinh Mỹ thoát nghèo và không đủ năng lực và kỹ năng lao động, bởi trình độ đại học hiện nay mới chỉ đáp ứng lớp 8? [1, 9]  

Tài liệu tham khảo:

[1] Từng là bá chủ, Nước Mỹ tụt hậu ngay trong thế giới mình tạo ra như thế nào và làm sao để quay trở lại đã được, (2011), Thomas Friedman

[2] Xin cảm ơn vì đến trễ, (2016), Thomas Friedman

[3] Building the Intentional University – Minevra and The Future of Higher Education, (2017), Stephen M. Kosslyn, Ben Nelson, Bob Kerrey, Joshua Fost;

[4] http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/tien-da-lo-xong-dat-cam-roi-thu-cua-mot-nha-nghien-cuu-gui-lanh-dao-toan-cau.html; http://baochinhphu.vn/quocte/Ngân hàng Thế giới-canh-bao-cuoc-khung-hoang-giao-duc-toan-cau/317827.vgp;

[5] Master of Illusion – World Bank and its poverty nations (1996); Của Cải - Sức Khỏe – và Những Nguồn Gốc Bất Bình Đẳng, Angus Deaton; Bất Bình Đẳng Toàn cầu – Cách Tiếp cận mới Thời Đại Toàn cầu, Branco Milanovic; Global and Its Discontent, J. Steglitz;

[6] The Internet is NOT the answer, A. Keen;

[7]  The Age of Surveillance Capitalism: The fight for human fight at the new frontier of power, Shushona Zuboff;

[8] Human Development Index (HDI),  http://hdr.undp.org/en/content/human-development-index-hdi;

UNIVERSAL HUMAN RIGHTS INDEX,  https://uhri.ohchr.org/en/

World Report 2019,  https://www.hrw.org/world-report/2019

https://trithucvn.net/trung-quoc/vi-sao-lhq-phot-lo-cac-trai-giam-tai-tan-cuong-va-so-phan-cua-1-trieu-tu-nhan.html; https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-05-01/alibaba-backed-face-scans-show-big-tech-ties-to-china-s-xinjiang; China and Africa: Human Rights Perspective, https://www.jstor.org/stable/90001834?seq=1#page_scan_tab_contents;  http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/quyen-con-nguoi-trong-the-gioi-internet-va-nen-kinh-te-chia-xe.html; https://trithucvn.net/trung-quoc/trung-quoc-bao-che-toi-ac-phan-nhan-loai.html; https://trithucvn.net/the-gioi/thu-hoach-tang-tai-tq-va-su-sup-do-cac-gia-tri-phuong-tay.html; https://trithucvn.net/van-hoa/su-tho-o-truoc-nhung-cuoc-diet-chung-ky-2.html; https://trithucvn.net/trung-quoc/tham-hoa-nhan-quyen-duy-ngo-nhi-mat-tich-diet-chung.html; https://www.amnesty.org/en/latest/news/2017/11/industry-giants-fail-to-tackle-child-labour-allegations-in-cobalt-battery-supply-chains/; https://www.amnesty.org/en/latest/news/2018/05/phones-electric-cars-and-human-rights-abuses-5-things-you-need-to-know/

[9] The Measure of a Nation: How to Regain America’ Competitive Edge and Boost our Global Stand;  (2012), Howard Friedman

Nguyễn Thị Lan Hương