Học sinh dân tộc thiểu số trải nghiệm tết ở điểm trường Huổi Đáp

21/01/2020 06:44
Trần Phương
(GDVN) - Các em học sinh người Mông, Thái, Kháng tỏ ra rất hào hứng và cực kỳ nghiêm túc trong việc làm ra các sản phẩm trong ngày Tết cổ truyền

Nhằm giúp các em học sinh người dân tộc Mông có buổi học trải nghiệm thực tế về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các cô giáo Mầm non ở điểm trường Huổi Đáp (Trường mầm non Nà Khoa, Nậm Pồ, Điện Biên) đã vận động phụ huynh học sinh tổ chức gói bánh truyền thống.

Tại điểm trường Huổi Đáp có 120 em nhỏ, đa phần là người dân tộc Mông, Thái, Kháng…nhiều năm qua, dù xa điểm trường trung tâm nhưng các em nhỏ đều được chăm sóc, học tập tốt.

Cô giáo Lò Thị Thỏa, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Nà Khoa cho biết, nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh nên các nguyên liệu phục vụ buổi trải nghiệm thực tế đã được chuẩn bị đầy đủ từ gạo nếp, lá dong, thịt lợn đến đậu xanh...

Tất cả phụ huynh có con em học tại điểm trường đều tự nguyện đóng góp.

Dưới sự hướng dẫn của các vị phụ huynh, các cô giáo, các em học sinh người dân tộc thiểu số ở điểm trường Huổi Đáp lần đầu tiên được trải nghiệm những hoạt động thú vị trong Tết cổ truyền.

Qua hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền và gói bánh truyền thống, các em học sinh tuổi mầm non đã được hiểu hơn về ngày Tết của dân tộc.

Trong buổi học tập, trải nghiệm Tết truyền thống, các loại bánh truyền thống như bánh chưng gù, bánh chưng vuông được các mẹ, các chị hướng dẫn cùng các em làm rất đẹp.

Được thành lập vào năm 2006, dù là trường ở địa bàn vùng khó, trường mầm non Nà Khoa đã khẳng định thương hiệu tại Nậm Pồ nói riêng và toàn tỉnh Điện Biên nói chung, giáo dục mầm non ở Nà Khoa đang ngày càng phát triển.

Nhiều năm qua, khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất như các điểm lẻ còn nhiều, xa trung tâm song chương trình giáo dục tại Trường Mầm non Nà Khoa được các chuyên gia thiết kế và phát triển tạo cơ hội cho trẻ phát huy tối ưu những khả năng tiềm ẩn.

Hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền cho học sinh mầm non là một trong những chương trình giáo dục văn hóa truyền được các cô giáo mầm non áp dụng rất thành công cho trẻ vùng cao.

Bài học về gói bánh chưng tết được bắt đầu mới phần làm mẫu của cô giáo.
Bài học về gói bánh chưng tết được bắt đầu mới phần làm mẫu của cô giáo.
Làm cách nào để tạo ra được một chiếc bánh truyền thống?
Làm cách nào để tạo ra được một chiếc bánh truyền thống?
Những chiếc bánh gù của người dân tộc ở Nà Khoa (Nậm Pồ, Điên Biên) được các bé thực hiện rất "chuyên nghiệp" dù chỉ mới 4- 5 tuổi.
Những chiếc bánh gù của người dân tộc ở Nà Khoa (Nậm Pồ, Điên Biên) được các bé thực hiện rất "chuyên nghiệp" dù chỉ mới 4- 5 tuổi.
Bên cạnh sự hướng dẫn của cô giáo, phụ huynh học sinh cũng nhiệt tình tham gia.
Bên cạnh sự hướng dẫn của cô giáo, phụ huynh học sinh cũng nhiệt tình tham gia.
Có vẻ hơi căng thẳng...
Có vẻ hơi căng thẳng...
Ngày hội trải nghiệm không chỉ là niềm vui của các bé.
Ngày hội trải nghiệm không chỉ là niềm vui của các bé.
Các vị phụ huynh người dân tộc Mông, Thái, Kháng... cũng nhiệt tình tham gia cùng các cô giáo.
Các vị phụ huynh người dân tộc Mông, Thái, Kháng... cũng nhiệt tình tham gia cùng các cô giáo.
Các bạn học sinh mầm non người dân tộc Mông rất hào hứng với bánh chưng vuông.
Các bạn học sinh mầm non người dân tộc Mông rất hào hứng với bánh chưng vuông.
Nhỏ tuổi thôi nhưng cực khéo tay trong việc gói bánh chưng gù.
Nhỏ tuổi thôi nhưng cực khéo tay trong việc gói bánh chưng gù.
Nhìn vào sản phẩm mấy ai tin đây là của các "nghệ nhân" mầm non ở Huổi Đáp?
Nhìn vào sản phẩm mấy ai tin đây là của các "nghệ nhân" mầm non ở Huổi Đáp?
Sản phẩm trong buổi học tập, trải nghiệm đã hoàn thành, các em học sinh mầm non tại Huổi Đáp sẽ trực tiếp thụ hưởng sản phẩm mình làm ra.
Sản phẩm trong buổi học tập, trải nghiệm đã hoàn thành, các em học sinh mầm non tại Huổi Đáp sẽ trực tiếp thụ hưởng sản phẩm mình làm ra.
Trần Phương