Kết quả thi tốt nghiệp luôn chạm ngưỡng thì bỏ thi là hơn!

16/07/2016 07:15
Phan Tuyết
(GDVN) - Đừng vì sợ học sinh lười học mà hàng năm Nhà nước cứ phải chi ra một khoản tiền khổng lồ cho thi tốt nghiệp trong khi... chưa thi đã biết mình đậu.

LTS: Kỳ thi quốc gia đã qua, nhiều người khen ngợi.

Đã có nhiều góp ý, nhưng cô giáo Phan Tuyết tìm thấy một góc tiếp cận mới.

Cô cho rằng, tỷ lệ tốt nghiệp luôn chạm ngưỡng tối đa thì kỳ thi có nên duy trì nữa không?

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả ý kiến này! 

Năm 2007 thực hiện triệt để “hai không” đã có hàng loạt trường học có tỉ lệ đậu Tốt nghiệp Trung học phổ thông là 0%, nhiều trường đạt con số 60-70% được xem là cao, rất hiếm trường chạm ngưỡng 100%, dù tỉ lệ quá thấp nhưng đã phản ánh được chất lượng học tập của học sinh. 

Thế là, có được tấm bằng tốt nghiệp đã trở nên khó khăn! 

Những năm học tiếp theo, nhiều trường học, nhiều học sinh đã bắt đầu lao vào học với mong muốn mình  sẽ đậu tốt nghiệp, không ít giáo viên dạy bậc Trung học phổ thông giai đoạn này đã phải thốt lên: Nhiều học sinh đã chú tâm vào việc học kể cả học những môn không nằm trong khối thi đại học mà không dám lơ là, coi thường như trước đây!

Có nên bỏ thi tốt nghiệp Trung học khi tỉ lệ đậu quá cao? (Ảnh nguồn: vtc.vn).
Có nên bỏ thi tốt nghiệp Trung học khi tỉ lệ đậu quá cao? (Ảnh nguồn: vtc.vn).

Có phụ huynh lo lắng: đậu tốt nghiệp còn khó hơn đậu đại học vì phải thi nhiều môn, mà đây là kỳ thi quan trọng nhất bởi có đậu tốt nghiệp các em mới có cơ hội học lên cao hơn, bởi thế, chỉ năm sau, tỉ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông ở các trường đã được nâng lên một cách đáng kể. 

Nhưng vài năm trở lại đây, tỉ lệ đậu tốt nghiệp phổ thông luôn ở mức cao, không ít trường chạm đỉnh 100%, những trường có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt khoảng 95% xem như là thất bại. 

Kết quả thi tốt nghiệp luôn chạm ngưỡng thì bỏ thi là hơn! ảnh 2

Nếu Ban giám hiệu nói được làm được thì giáo viên sẽ hết kêu ca

(GDVN) - Trong giáo dục, giữa lý thuyết và thực hành ở cách nhau một trời một vực, một người thầy giỏi lý thuyết nhưng có thể là một “thợ giảng” tồi.

Nếu chất lượng thật sự được phản ánh qua các con số này thì đáng mừng, nhưng sự thật thì hoàn toàn, có không ít trường vì thành tích đã “nhẹ tay” hơn trong việc đánh giá học sinh, nhiều giáo viên vì phong trào “nới tay” cho các em trong khâu thi cử.

Chưa nói, nếu việc áp dụng tính điểm tổng kết năm học lớp 12 vào điểm thi của học sinh để công nhận tốt nghiệp thì cơ hội rớt của các em hầu như rất hiếm, có những trường chất lượng đầu vào rất thấp nhưng tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông lại đạt 100%. 

Trường này sợ trường kia tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp cao hơn mình nên cũng “phóng tay” hơn trong việc cho điểm. Vì thế, điểm trung bình cuối năm của học sinh đã tăng đáng kể vài năm trở lại đây, điều này đã mang lại cơ hội đậu tốt nghiệp đến 50% cho học sinh.

Kết quả thi tốt nghiệp luôn chạm ngưỡng thì bỏ thi là hơn! ảnh 3

Vì sao giáo viên phải cho điểm “thoáng” với học sinh lớp 12?

(GDVN) - Những học sinh lớp 12 có kết quả điểm trung bình chung các môn cao sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc xét tốt nghiệp phổ thông.

Một Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông đã tốn không biết bao nhiêu ngân sách của Nhà nước nhưng chỉ loại được vài ba phần trăm học sinh yếu kém liệu có nên chăng?

Nhiều ý kiến không đồng tình việc bỏ thi Tốt nghiệp Phổ thông trung học vì họ cho rằng học sinh sẽ lơ là việc học, các em chỉ học những môn thi đại học của mình mà bỏ qua những môn học khác... 

Điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết còn trong thực tế phần lớn học sinh cấp 3 hiện nay vẫn đang học lệch bởi các em đâu có sợ rớt tốt nghiệp như những năm 2007?

Có nhiều học sinh rất lạc quan khi nói: “Con không sợ rớt tốt nghiệp, thi con chỉ cần mỗi môn 3 điểm là đậu bởi điểm tổng kết của con được những 7 phẩy”.

Thiết nghĩ đừng vì sợ học sinh lười học mà hàng năm Nhà nước cứ phải chi ra một khoản tiền khổng lồ cho việc thi tốt nghiệp trong khi phần lớn học sinh chưa thi đã biết mình đậu!

Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả.

Phan Tuyết