Những hình ảnh khoa học ấn tượng nhất trong tuần

23/09/2012 19:49
Kim Tuyến (Theo Livescience)
(GDVN)- Dưới đây là những hình ảnh khoa học nổi bật nhất trong tuần qua được tạp chí Livescience bình chọn. 
Hồi sinh một rừng hóa thạch: Các nhà khoa học nói rằng một rừng hóa thạch đã từng phát triển cách đây hơn 2,5 triệu năm trước có thể hồi sinh nhờ vào sự ấm lên của toàn cầu. Đây là hình ảnh của một rừng cổ đại đảo Bylot ở Bắc cực thuộc Canada.
Hồi sinh một rừng hóa thạch: Các nhà khoa học nói rằng một rừng hóa thạch đã từng phát triển cách đây hơn 2,5 triệu năm trước có thể hồi sinh nhờ vào sự ấm lên của toàn cầu. Đây là hình ảnh của một rừng cổ đại đảo Bylot ở Bắc cực thuộc Canada. 

Xin chào mùa thu: Theo quan điểm khoa học của phương Tây, ngày 22/9 hàng năm được coi là thời điểm bắt đầu của mùa thu ở Bắc bán cầu. Tại thời điểm này, mặt trời chuyển hướng về phía xích đạo của Trái Đất, ngày và đêm có độ dài tương tự như nhau.
Xin chào mùa thu: Theo quan điểm khoa học của phương Tây, ngày 22/9 hàng năm được coi là thời điểm bắt đầu của mùa thu ở Bắc bán cầu. Tại thời điểm này, mặt trời chuyển hướng về phía xích đạo của Trái Đất, ngày và đêm có độ dài tương tự như nhau. 
Gấu trúc sơ sinh: Gấu trúc vừa mới chào đời của vườn thú San Diego đã được kiểm tra tình trạng sức khỏe và những người chăm sóc nói rằng con gấu đang phát triển khỏe mạnh và bắt đầu mở mắt nhìn thế giới xung quanh.
Gấu trúc sơ sinh: Gấu trúc vừa mới chào đời của vườn thú San Diego đã được kiểm tra tình trạng sức khỏe và những người chăm sóc nói rằng con gấu đang phát triển khỏe mạnh và bắt đầu mở mắt nhìn thế giới xung quanh.
Theo dấu vết chim hải âu rụt cổ: Các nhà khoa học đã đánh dấu 25 con chim hải âu rụt cổ vùng biển Đại Tây Dương ở Ireland mùa hè này để lần theo dấu vết của chúng trong thời kỳ di cư tránh rét vào mùa đông. Không thể biết chính xác được các con chim đó đi đâu vào mùa đông và cũng khó để lần theo dấu vết của chúng bởi các con vật này sử dụng phần lớn thời gian ở dưới nước.
Theo dấu vết chim hải âu rụt cổ: Các nhà khoa học đã đánh dấu 25 con chim hải âu rụt cổ vùng biển Đại Tây Dương ở Ireland mùa hè này để lần theo dấu vết của chúng trong thời kỳ di cư tránh rét vào mùa đông. Không thể biết chính xác được các con chim đó đi đâu vào mùa đông và cũng khó để lần theo dấu vết của chúng bởi các con vật này sử dụng phần lớn thời gian ở dưới nước. 
Dải Ngân hà xa xôi nhất: Các nhà khoa học đã khám phá dải ngân hà xuất hiện sớm nhất từng được biết đến. Họ cho rằng dải ngân hà xa xôi và cổ đại này có thể đã một thời từng xóa sạch lớp sương mù dày đặc từng bao phủ lấy vũ trụ sơ khai.
Dải Ngân hà xa xôi nhất: Các nhà khoa học đã khám phá dải ngân hà xuất hiện sớm nhất từng được biết đến. Họ cho rằng dải ngân hà xa xôi và cổ đại này có thể đã một thời từng xóa sạch lớp sương mù dày đặc từng bao phủ lấy vũ trụ sơ khai.
Các bức ảnh về vũ trụ đầu tiên của máy ảnh năng lượng tối: Một thiết bị chụp ảnh vũ trụ mới nghiên cứu về năng lương tối được đặt tại Chile đã chụp được những bức ảnh đầu tiên của mình về các dải ngân hà xa xôi. Đây là những hình ảnh về sự quan sát đầu tiên - “ánh sáng đầu tiên” của một công cụ được gọi là Máy ảnh năng lượng tối.
Các bức ảnh về vũ trụ đầu tiên của máy ảnh năng lượng tối: Một thiết bị chụp ảnh vũ trụ mới nghiên cứu về năng lương tối được đặt tại Chile đã chụp được những bức ảnh đầu tiên của mình về các dải ngân hà xa xôi. Đây là những hình ảnh về sự quan sát đầu tiên - “ánh sáng đầu tiên” của một công cụ được gọi là Máy ảnh năng lượng tối.
Băng Bắc cực đang tan chảy: Diện tích băng Bắc cực đã xuống ở mức thấp kỷ lục ở mùa hè này, phát vỡ mức kỷ lục của năm 2007. Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ, vào mùa hè này, hiện tượng băng tan khiến diện tích băng ở Bắc cực xuống chỉ còn khoảng 3,41 triệu km2.
Băng Bắc cực đang tan chảy: Diện tích băng Bắc cực đã xuống ở mức thấp kỷ lục ở mùa hè này, phát vỡ mức kỷ lục của năm 2007. Theo Trung tâm dữ liệu băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ, vào mùa hè  này, hiện tượng băng tan khiến diện tích băng ở Bắc cực xuống chỉ còn khoảng 3,41 triệu km2. 
Thiên hà xoắn ốc “siêu mắn”: Một bức ảnh mới của Kính viễn vọng không gian Hubble khẳng định một dải ngân hà xoắn ốc xa xôi thực sự đang sản sinh ra các ngôi sao mới với tốc độ rất nhanh. Hình ảnh mới của Hubble chụp lại một dải ngân hà có tên NGC 7090, cách Trái đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng ở phía nam chòm sao Ấn Đệ An. Vệt sáng cho thấy nhân trung tâm có dạng đĩa phình ra của dải ngân hà có thể chứa hàng loạt các ngôi sao khá cổ đại và lạnh lẽo cũng như cho thấy rất nhiều các vùng màu hồng phân tán xung quanh NGC 7090.
Thiên hà xoắn ốc “siêu mắn”: Một bức ảnh mới của Kính viễn vọng không gian Hubble khẳng định một dải ngân hà xoắn ốc xa xôi thực sự đang sản sinh ra các ngôi sao mới với tốc độ rất nhanh. Hình ảnh mới của Hubble chụp lại một dải ngân hà có tên NGC 7090, cách Trái đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng ở phía nam chòm sao Ấn Đệ An. Vệt sáng cho thấy nhân trung tâm có dạng đĩa phình ra của dải ngân hà có thể chứa hàng loạt các ngôi sao khá cổ đại và lạnh lẽo cũng như cho thấy rất nhiều các vùng màu hồng phân tán xung quanh NGC 7090. 
Rái cá con: Những rái cá con đầu tiên trong vòng 18 năm của vườn thú Perth đã lộ diện công chúng trong một quá trình kiểm tra sức khỏe. Sở thú cho biết ở 13 tuần tuổi, bốn con rái cá con đực châu Á đang trong tình trạng khỏe mạnh và bắt đầu trở nên thích hoạt động và phiêu lưu. Những bức ảnh về các con rái cá con cho thấy nhân viên thú y của vườn thú đang nắm lấy chúng để tiêm vắc xin lần hai cho các con vật này.
Rái cá con: Những rái cá con đầu tiên trong vòng 18 năm của vườn thú Perth đã lộ diện công chúng trong một quá trình kiểm tra sức khỏe. Sở thú cho biết ở 13 tuần tuổi, bốn con rái cá con đực châu Á đang trong tình trạng khỏe mạnh và bắt đầu trở nên thích hoạt động và phiêu lưu. Những bức ảnh về các con rái cá con cho thấy nhân viên thú y của vườn thú đang nắm lấy chúng để tiêm vắc xin lần hai cho các con vật này. 
Cột lửa xoáy hiếm gặp: Chiris Tangey, một nhà làm phim đã chứng kiến và quay lại một video về cột lửa xoáy cao khoảng 30 mét xảy ra tại Alice Springs, một vùng xa xôi hẻo lánh của Australia vào ngày thứ Ba.
Cột lửa xoáy hiếm gặp: Chiris Tangey, một nhà làm phim đã chứng kiến và quay lại một video về cột lửa xoáy cao khoảng 30 mét xảy ra tại Alice Springs, một vùng xa xôi hẻo lánh của Australia vào ngày thứ Ba. 
Kim Tuyến (Theo Livescience)