10 nữ doanh nhân giàu có, thành đạt ở Việt Nam

07/03/2012 06:00
Hải Phong (tổng hợp)
(GDVN) - Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, báo Giáo dục Việt Nam điện tử xin giới thiệu đến bạn đọc 10 gương mặt nữ doanh nhân giàu có, nổi tiếng của Việt Nam.
Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Lĩnh vực kinh doanh: Vàng bạc đá quý Bà Dung đã lãnh đạo PNJ liên tục từ năm 1998 đến nay, khi đó mới chỉ là Cửa hàng Kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận. Bà Dung được bầu chọn vào top 5 doanh nhân xuất sắc nhất được vinh danh trong giải thưởng “Ernst & Young – bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011”. Ông Trần Phương Bình – chồng bà Dung – hiện là Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á. PNJ là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này với tỷ lệ nắm giữ 7,7%. Hiện tại bà Dung là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 10% cổ phần của PNJ, tương ứng lượng cổ phiếu giá trị hơn 220 tỷ đồng. Ảnh: Internet
Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Lĩnh vực kinh doanh: Vàng bạc đá quý
Bà Dung đã lãnh đạo PNJ liên tục từ năm 1998 đến nay, khi đó mới chỉ là Cửa hàng Kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận.
Bà Dung được bầu chọn vào top 5 doanh nhân xuất sắc nhất được vinh danh trong giải thưởng “Ernst & Young – bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp năm 2011”.
Ông Trần Phương Bình – chồng bà Dung – hiện là Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á. PNJ là cổ đông lớn nhất của ngân hàng này với tỷ lệ nắm giữ 7,7%.
Hiện tại bà Dung là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 10% cổ phần của PNJ, tương ứng lượng cổ phiếu giá trị hơn 220 tỷ đồng.
Ảnh: Internet
Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC) Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC) Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến & xuất khẩu cá tra Khởi đầu từ một xưởng đông lạnh nhỏ, dưới sự lãnh đạo của bà Khanh, Vĩnh Hoàn đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và hiện đã vươn lên dẫn đầu top những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của cả nước. Với việc nắm giữ 49,6% vốn của Vĩnh Hoàn, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 800 tỷ đồng – bà Khanh đang đứng trong top 20 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam. Bà Khanh cũng là người giàu nhất trong số doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Ảnh: Cafef
Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC)
Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn (VHC)
Lĩnh vực kinh doanh: Chế biến & xuất khẩu cá tra
Khởi đầu từ một xưởng đông lạnh nhỏ, dưới sự lãnh đạo của bà Khanh, Vĩnh Hoàn đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây và hiện đã vươn lên dẫn đầu top những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của cả nước.
Với việc nắm giữ 49,6% vốn của Vĩnh Hoàn, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 800 tỷ đồng – bà Khanh đang đứng trong top 20 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.
Bà Khanh cũng là người giàu nhất trong số doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.
Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Phúc Lâm - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt và Chứng khoán Bảo Việt (BVS)… Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm, tài chính… Bà Lâm bắt đầu làm việc tại Tập đoàn Bảo Việt từ năm 1981 và giữ chức vụ Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 đến nay. Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, bà Lâm còn lãnh đạo các định chế tài chính khác với cương vị Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt và Chứng khoán Bảo Việt. Một điều thú vị là trong ban lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt (HĐQT và ban Tổng giám đốc) chỉ có duy nhất bà Lâm là phụ nữ. Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Phúc Lâm - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt (BVH), Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt và Chứng khoán Bảo Việt (BVS)… Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm, tài chính… Bà Lâm bắt đầu làm việc tại Tập đoàn Bảo Việt từ năm 1981 và giữ chức vụ Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 đến nay. Không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, bà Lâm còn lãnh đạo các định chế tài chính khác với cương vị Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt và Chứng khoán Bảo Việt. Một điều thú vị là trong ban lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt (HĐQT và ban Tổng giám đốc) chỉ có duy nhất bà Lâm là phụ nữ. Ảnh: Cafef
Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk (VNM) Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm sữa Bà Liên bắt đầu làm việc tại Vinamilk từ năm 1976 và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ năm 1992 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của vị nữ thuyền trưởng này, Vinamilk đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua; trở thành 1 bluechip hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trong top những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất. Hiện có tới 90% ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ vị lãnh đạo này. Ảnh: Cafef
Mai Kiều Liên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinamilk (VNM) Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm sữa Bà Liên bắt đầu làm việc tại Vinamilk từ năm 1976 và đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc từ năm 1992 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của vị nữ thuyền trưởng này, Vinamilk đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua; trở thành 1 bluechip hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng trong top những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và vốn hóa lớn nhất. Hiện có tới 90% ý tưởng mới của Vinamilk xuất phát từ vị lãnh đạo này. Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai (QCG) Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản Khởi nghiệp từ kinh doanh gỗ, phân bón, bà Loan đã “tình cờ” bước vào lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai đã trở thành một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn tại khu vực phía Nam. Không dừng lại ở bất động sản, bà Loan cùng Quốc Cường Gia Lai hiện đã hướng sang nhiều lĩnh vực khác như Thủy điện và Cao su. Với việc nắm gần 50% cổ phần của QCGL, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, bà Loan là một trong những người giàu nhất trên TTCK hiện nay, đồng thời là người giàu nhất trong số những doanh nhân được nêu tên trong bài viết này. Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai (QCG) Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản Khởi nghiệp từ kinh doanh gỗ, phân bón, bà Loan đã “tình cờ” bước vào lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, Quốc Cường Gia Lai đã trở thành một trong những doanh nghiệp địa ốc lớn tại khu vực phía Nam. Không dừng lại ở bất động sản, bà Loan cùng Quốc Cường Gia Lai hiện đã hướng sang nhiều lĩnh vực khác như Thủy điện và Cao su. Với việc nắm gần 50% cổ phần của QCGL, tương ứng lượng cổ phiếu trị giá hơn 1.200 tỷ đồng, bà Loan là một trong những người giàu nhất trên TTCK hiện nay, đồng thời là người giàu nhất trong số những doanh nhân được nêu tên trong bài viết này. Ảnh: Cafef
Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Dược Hậu Giang (DHG). Lĩnh vực kinh doanh: Dược phẩm. Ba Nga đã lãnh đạo Dược Hậu Giang liên tục trong 31 năm qua, đưa công ty này trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dược phẩm. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư
Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Dược Hậu Giang (DHG). Lĩnh vực kinh doanh: Dược phẩm. Ba Nga đã lãnh đạo Dược Hậu Giang liên tục trong 31 năm qua, đưa công ty này trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành dược phẩm. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư
Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch Thành Thành Công & Bourbon Tây Ninh; Phó Chủ tịch Sacomreal. Lĩnh vực kinh doanh: Mía đường. Bà Ngọc đã gây dựng Thành Thành Công trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường và được mệnh danh là nữ hoàng ngành mía đường. Thành Thành Công đã thực hiện mua lại các công ty đường khác như Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS); đồng thời có chân trong hội đồng quản trị của Đường Lam Sơn (LSS), Đường Biên Hòa (BHS)…Bà Ngọc là vợ của ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank và là mẹ của ông Đặng. Hồng Anh – Chủ tịch Sacomreal. Ảnh: Cafef
Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch Thành Thành Công & Bourbon Tây Ninh; Phó Chủ tịch Sacomreal. Lĩnh vực kinh doanh: Mía đường. Bà Ngọc đã gây dựng Thành Thành Công trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành mía đường và được mệnh danh là nữ hoàng ngành mía đường. Thành Thành Công đã thực hiện mua lại các công ty đường khác như Bourbon Tây Ninh (SBT), Đường Ninh Hòa (NHS); đồng thời có chân trong hội đồng quản trị của Đường Lam Sơn (LSS), Đường Biên Hòa (BHS)…Bà Ngọc là vợ của ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank và là mẹ của ông Đặng. Hồng Anh – Chủ tịch Sacomreal. Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Cơ điện lạnh (REE). Lĩnh vực: Bất động sản, tài chính. Giống như bà Phúc Lâm của Tập đoàn Bảo Việt, bà Mai Thanh là phụ nữ duy nhất trong một ban lãnh đạo toàn nam giới. Bà Thanh được biết đến là một trong những người đầu tiên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đưa cổ phiếu lên niêm yết (REE là 1 trong 2 cổ phiếu đầu tiên giao dịch tại TTCK Việt Nam). Bà Thanh đã giữ chức thành viên HĐQT Sacombank một thời gian dài sau đó “nhường lại” vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang là Giám đốc tài chính của REE. Ảnh: Cafef
Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Cơ điện lạnh (REE). Lĩnh vực: Bất động sản, tài chính. Giống như bà Phúc Lâm của Tập đoàn Bảo Việt, bà Mai Thanh là phụ nữ duy nhất trong một ban lãnh đạo toàn nam giới. Bà Thanh được biết đến là một trong những người đầu tiên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đưa cổ phiếu lên niêm yết (REE là 1 trong 2 cổ phiếu đầu tiên giao dịch tại TTCK Việt Nam). Bà Thanh đã giữ chức thành viên HĐQT Sacombank một thời gian dài sau đó “nhường lại” vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang là Giám đốc tài chính của REE. Ảnh: Cafef
Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo (ITA) – Đại biểu quốc hội khóa XIII. Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản. Bà Yến là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam với 2 khu công nghiệp tiêu biểu là Tân Tạo (Tp.HCM) và Tân Đức (Long An). Ngoài bất động sản, Tập đoàn Tân Tạo hiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng (Nhiệt điện Kiên Lương, truyền thông (Kênh truyền hình VBC)…Bà Yến cùng em trai là ông Đặng Thành Tâm đều được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XIII. Ảnh: Người đưa tin
Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo (ITA) – Đại biểu quốc hội khóa XIII. Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản. Bà Yến là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam với 2 khu công nghiệp tiêu biểu là Tân Tạo (Tp.HCM) và Tân Đức (Long An). Ngoài bất động sản, Tập đoàn Tân Tạo hiện hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như năng lượng (Nhiệt điện Kiên Lương, truyền thông (Kênh truyền hình VBC)…Bà Yến cùng em trai là ông Đặng Thành Tâm đều được bầu làm đại biểu quốc hội khóa XIII. Ảnh: Người đưa tin
Chu Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lĩnh vực kinh doanh: Thủy sản Tốt nghiệp THPT, chị khăn gói theo cậu vào Nam lập nghiệp. Trải qua những tháng ngày gian khó, từ một công nhân thu mua tôm, rồi kế toán của Xí nghiệp Đông lạnh Cà Mau, kinh nghiệm và kiến thức được chị tích lũy dần. Rồi chị gặp gỡ anh Lê Văn Quang (quê Hải Phòng, tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang vào Cà Mau công tác). Tâm đầu ý hợp, họ kết duyên vợ chồng và cùng nhau tạo dựng sự nghiệp.Ban đầu chỉ với nguồn vốn 120 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Minh Phú ra đời với sự trợ giúp của bạn bè. Bằng sự cần mẫn, chịu khó, vừa làm vừa tích lũy, quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Vợ chồng chị xây dựng Nhà máy xuất khẩu thủy sản Minh Phú. Năm 2006, Nhà máy xuất khẩu thủy sản Minh Phú có được 5.000 công nhân, vốn điều lệ tăng lên 700 tỷ đồng, chị xin giấy phép thành lập Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú. Hiện Công ty Minh Phú đã phát triển thành Tập đoàn Thủy sản Minh Phú với 10 công ty thành viên và 1 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Cả tập đoàn có khoảng 15.000 công nhân. Kinh doanh có hiệu quả, công ty ngày càng đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. Năm 2009, Công ty Minh Phú đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 19 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên hơn 58 tỷ, năm 2011, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 54 tỷ đồng. Ảnh: Thùy Trâm
Chu Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lĩnh vực kinh doanh: Thủy sản Tốt nghiệp THPT, chị khăn gói theo cậu vào Nam lập nghiệp. Trải qua những tháng ngày gian khó, từ một công nhân thu mua tôm, rồi kế toán của Xí nghiệp Đông lạnh Cà Mau, kinh nghiệm và kiến thức được chị tích lũy dần. Rồi chị gặp gỡ anh Lê Văn Quang (quê Hải Phòng, tốt nghiệp Đại học Thủy sản Nha Trang vào Cà Mau công tác). Tâm đầu ý hợp, họ kết duyên vợ chồng và cùng nhau tạo dựng sự nghiệp.Ban đầu chỉ với nguồn vốn 120 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Minh Phú ra đời với sự trợ giúp của bạn bè. Bằng sự cần mẫn, chịu khó, vừa làm vừa tích lũy, quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Vợ chồng chị xây dựng Nhà máy xuất khẩu thủy sản Minh Phú. Năm 2006, Nhà máy xuất khẩu thủy sản Minh Phú có được 5.000 công nhân, vốn điều lệ tăng lên 700 tỷ đồng, chị xin giấy phép thành lập Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú. Hiện Công ty Minh Phú đã phát triển thành Tập đoàn Thủy sản Minh Phú với 10 công ty thành viên và 1 văn phòng đại diện ở nước ngoài. Cả tập đoàn có khoảng 15.000 công nhân. Kinh doanh có hiệu quả, công ty ngày càng đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước. Năm 2009, Công ty Minh Phú đóng góp cho ngân sách Nhà nước gần 19 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên hơn 58 tỷ, năm 2011, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đóng góp cho ngân sách Nhà nước hơn 54 tỷ đồng. Ảnh: Thùy Trâm
Hải Phong (tổng hợp)