Alô ở cây xăng, phạt 5 triệu đồng: Dân ngơ ngác, đại lý "bó tay"

03/08/2012 11:38
Bài, ảnh: Vũ Vũ
(GDVN) - Chỉ còn 2 ngày nữa, việc sử dụng di dộng tại các trạm bán xăng sẽ bị cấm và bị phạt nặng từ 2-5 triệu đồng, tuy nhiên, người dân vẫn tỏ ra ngơ ngác trước thông tin này.
“Lần đầu tiên tôi nghe điều này” Theo Nghị định 52 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, từ ngày 5/8, người dùng sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm. Đặc biệt, đối với hành vi nghe điện thoại di động tại cây xăng, Nghị định 52 quy định, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) sẽ thực hiện việc bắt “quả tang”, lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Chỉ còn 2 ngày nữa, việc sử dụng di dộng tại các trạm bán xăng sẽ bị cấm và bị phạt nặng từ 2-5 triệu đồng, tuy nhiên, người dân vẫn tỏ ra ngơ ngác trước thông tin này. (Ảnh chụp khách hàng đang nghe điện thoại tại cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội).
Chỉ còn 2 ngày nữa, việc sử dụng di dộng tại các trạm bán xăng sẽ bị cấm và bị phạt nặng từ 2-5 triệu đồng, tuy nhiên, người dân vẫn tỏ ra ngơ ngác trước thông tin này. (Ảnh chụp khách hàng đang nghe điện thoại tại cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội).
Trước đây, hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng chỉ bị xử phạt từ 200.000 - 500.000 đồng, nhưng hiện nay, Nghị định 52 đã nâng mức phạt lên gấp 10 lần. Tuy vậy, theo khảo sát của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, 2 ngày trước khi Nghị định 52 có hiệu lực, nhiều người dân Việt Nam vẫn tỏ ra ngơ ngác trước thông tin này. Hỏi một người phụ nữ chạc 35 tuổi vừa dừng xe để mua xăng tại đại lý bán xăng lẻ trên đường Cầu Giấy (Hà Nội), chị tỏ ra ngạc nhiên nói: “Đây là lần đầu tiên, tôi nghe điều này. Từ trước tới nay, tôi biết là không nên bật điện thoại ở gần chỗ phát lửa, nhưng chưa bao giờ tôi nghe nói tới chuyện bị phạt”. Theo ý kiến của chị, có không ít người dân Việt Nam vẫn thường xuyên nghe điện thoại tại các trạm xăng. “Có thể là vô tình hay vô ý thức, họ không biết tới hiểm họa của nó” – chị này nói.
Hầu hết các cây xăng đều có biển "cấm lửa", "cấm hút thuốc", tuy nhiên, người tiêu dùng lại không biết rằng: Dùng điện thoại di động khi mua xăng cũng bị cấm.
Hầu hết các cây xăng đều có biển "cấm lửa", "cấm hút thuốc", tuy nhiên, người tiêu dùng lại không biết rằng: Dùng điện thoại di động khi mua xăng cũng bị cấm.
Quy định về việc không sử dụng điện thoại chỉ được ghi bằng chữ nhỏ trong bảng thông báo chung dán cao trên tường, ít được người tiêu dùng qua lại chú ý.
Quy định về việc không sử dụng điện thoại chỉ được ghi bằng chữ nhỏ trong bảng thông báo chung dán cao trên tường, ít được người tiêu dùng qua lại chú ý.
Còn anh Lưu Chiến, nhân viên làm việc tại ngân hàng MB cũng “cười xòa” khi nghe phóng viên nhắc tới việc người mua xăng sẽ bị phạt khi nghe điện thoại. Theo anh Chiến: Nghị định đưa ra cho có lệ, chứ đi vào hiện thực thì còn xa vời lắm. Anh lý giải: “Những người bán xăng đều tất bật với việc bán xăng, thanh toán tiền, chẳng hơi sức đâu mà nhắc nhở người dùng. Hơn nữa, về phía khách hàng, ví dụ như có điện thoại gấp, nhất là điện thoại liên quan tới công việc, lại đang phải xếp hàng dài chờ đợi, chẳng nhẽ lại không bỏ máy ra nghe”.
Đại lý xăng cũng “bó tay” trước lệnh phạt
Theo quan sát của phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, hầu hết các cây xăng đều có những biển hiệu thông báo về việc cấm lửa. Tuy nhiên, việc cấm nghe điện thoại thường ít được chú ý tới, có chăng chỉ được in chữ nhỏ trong bảng thông báo chung về quy định PCCC. Bảng thông báo này được treo cao, sát tường, người mua xăng ít khi lưu tâm đọc tới. Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Huệ - quản lý cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu (Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Việc nghe điện thoại đã trở thành thói quen của người Việt. Nhiều người biết phải tắt điện thoại khi tới trạm xăng nhưng cứ lờ đi, nhân viên của chúng tôi phải nhắc nhở thường xuyên vì việc PCCC chưa đi vào tiềm thức của mọi người”.
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, bà Hoàng Huệ, quản lý cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu (Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: Rất khó để việc phạt tiền người mua xăng khi dùng điện thoại trở thành hiện thực.
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, bà Hoàng Huệ, quản lý cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu (Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng: Rất khó để việc phạt tiền người mua xăng khi dùng điện thoại trở thành hiện thực.
Với Nghị định 52 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, bà Huệ cũng cho rằng: Rất khó thực hiện. “Tôi nghĩ là quy chế xử phạt trên muốn làm được phải có một ban bệ riêng thường xuyên theo dõi, chứ cây xăng của chúng tôi cũng như các cây xăng khác chắc sẽ không thể giám sát để rồi gọi người tới xử phạt được. Nhân viên bán hàng còn phải lo quán xuyến tất cả mọi việc xảy ra tại cây xăng từ an toàn phòng tránh cháy nổ, tới tiền nong, sổ sách … giờ lại thêm một việc nữa là trông coi việc nghe điện thoại của khách, chúng tôi không thể đủ người” – bà Huệ khẳng định chắc nịch. Là nhân viên đứng bán xăng tại cây xăng km9 Hồ Tùng Mậu, anh Trần Quốc Lập cũng bày tỏ sự khó khăn của mình trong việc nhắc nhở khách: “Nhiều khi tôi bảo khách tắt điện thoại toàn bị người ta coi là vô duyên. Có người khó tính còn bảo: Việc của ông là bán xăng, can thiệp vào chuyện của tôi làm gì?!”.
Ít có bảng hiệu nào ghi rõ ràng, cụ thể như thế này (Ảnh chụp bảng cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM, nguồn ảnh Thuận Thắng, TTO).
Ít có bảng hiệu nào ghi rõ ràng, cụ thể như thế này (Ảnh chụp bảng cấm sử dụng điện thoại di động tại cây xăng trên đường Hai Bà Trưng, Q.1, TP.HCM, nguồn ảnh Thuận Thắng, TTO).
“Vào thời điểm khoảng 7 – 8 giờ sáng, đầy người dùng điện thoại khi đang mua xăng. Nói chung là rất nhiều, có nhắc cũng không thể xuể đâu” – Một nhân viên bán xăng tại khu vực Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết. Có lẽ vì lý do tương tự như vậy nên hiện tượng dùng điện thoại tại các cây xăng trên địa bàn Hà Nội hay nhiều tỉnh thành khác vẫn diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, bất chấp lệnh cấm và các quy định về xử phạt đã được áp dụng từ rất lâu trước đó. Với những động thái mới về xử phạt nhằm siết chặt quản lý trong PCCC của Nghị định 52 lần này, liệu có đủ sức răn đe với người tiêu dùng? Liệu các quy định trên có đi vào khuôn khổ để tạo thành một tiền lệ tốt: Cứ vào mua xăng thì người dùng có tắt máy điện thoại hay không – Đây vẫn là một câu hỏi được chờ đợi ở phía trước!
Dùng điện thoại, đứng xa trên 5m mới an toàn

GS.TS Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP.HCM) chia sẻ trên tờ Tuổi trẻ online: “Khi sử dụng điện thoại di động ở cây xăng, điện thoại có thể phát sinh tia lửa điện phóng ra gặp hơi xăng bốc lên, khả năng gây cháy nổ rất có thể xảy ra”.

GS Bá giải thích tia lửa điện này phát sinh là do điện thoại bị đoản mạch, chạm mạch.

Điện thoại, pin điện thoại kém chất lượng hoặc điểm tiếp xúc pin kém cũng có thể gây ra trường hợp đoản mạch, chạm mạch nêu trên. Theo ông Bá, sử dụng điện thoại cách cây xăng trên 5m mới an toàn.
Bài, ảnh: Vũ Vũ