"Cua thuốc sâu, đu đủ hóa chất" khiến người tiêu dùng "sốc" tuần qua

26/11/2012 07:17
Nam Anh
(GDVN) - Tuần qua, hàng loạt những sự cố tiêu dùng như: Thuốc "phù phép" đu đủ chín trong 1 ngày, cua được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu, cua bị bơm phooc-mon,... tiếp tục gây hoang mang cho người tiêu dùng.
1. Phù phép đu đủ xanh thành chín chỉ trong... 1 ngày. Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. (Nguồn Lao động)
1. Phù phép đu đủ xanh thành chín chỉ trong... 1 ngày. Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. (Nguồn Lao động)
Loại thuốc Trung Quốc có khả năng “phù phép” đu đủ xanh thành chính vàng có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất; ống thuốc có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được.
Loại thuốc Trung Quốc có khả năng “phù phép” đu đủ xanh thành chính vàng có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất; ống thuốc có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được.
2. Cua gạch cũng bị bơm phoócmôn. Thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay.
2. Cua gạch cũng bị bơm phoócmôn. Thứ “gạch bơm” kia là thứ gì? - theo cô Kh - đó chính là lòng đỏ trứng vịt, pha bột mỳ, trộn với chất bảo quản có thành phần phoócmôn có thể giữ được một số ngày trong mai mà không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết. Cũng giống như bao nhiêu thứ thực phẩm hoặc trái cây bị đầu độc bởi hóa chất, món cua gạch cũng chẳng làm người ăn chết ngay.
3. Cua đồng bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu: Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này đang được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng... (Nguồn Dân Việt)
3. Cua đồng bị đánh bắt bằng thuốc trừ sâu: Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ huỷ hoại này đang được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng... (Nguồn Dân Việt)
2 gói thuốc trừ sâu hiệu MOTOX 5EC ra, thận trọng pha vào bình nước, sau đó chiết ra 2 cái chai nước rửa chén Sunlight 800ml được dùng để đánh bắt cua. Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng cho phóng viên xem.
2 gói thuốc trừ sâu hiệu MOTOX 5EC ra, thận trọng pha vào bình nước, sau đó chiết ra 2 cái chai nước rửa chén Sunlight 800ml được dùng để đánh bắt cua. Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng cho phóng viên xem.
4. Bốn tấn gà thải loại Trung Quốc tràn vào Hà Nội: Sáng 20/11, Đội Quản lý thị trường số 11 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an thành phố bắt giữ xe tải chở hơn 200 lồng gà, với trọng lượng trên 4 tấn tại bến phà Quang Minh, Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội). Tại cơ quan công an, chủ hàng Hà Thị Phúc (huyện Chương Mỹ) khai nhận, lấy gà thải loại Trung Quốc của người đàn ông tên Tiến ở Cao Bằng rồi qua một trung gian khác để đưa gà về Hà Nội tiêu thụ.
4. Bốn tấn gà thải loại Trung Quốc tràn vào Hà Nội: Sáng 20/11, Đội Quản lý thị trường số 11 (Chi cục quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an thành phố bắt giữ xe tải chở hơn 200 lồng gà, với trọng lượng trên 4 tấn tại bến phà Quang Minh, Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội). Tại cơ quan công an, chủ hàng Hà Thị Phúc (huyện Chương Mỹ) khai nhận, lấy gà thải loại Trung Quốc của người đàn ông tên Tiến ở Cao Bằng rồi qua một trung gian khác để đưa gà về Hà Nội tiêu thụ.
5. Bắt cả tấn nội tạng thối tuồn vào Sài Gòn: Hơn 1,2 tấn thực phẩm thối gồm nội tạng, da, mỡ heo bị cơ quan chức năng bắt giữ khi chuẩn bị được đưa ra thị trường TP.HCM để tiêu thụ. (Nguồn Infonet)
5. Bắt cả tấn nội tạng thối tuồn vào Sài Gòn: Hơn 1,2 tấn thực phẩm thối gồm nội tạng, da, mỡ heo bị cơ quan chức năng bắt giữ khi chuẩn bị được đưa ra thị trường TP.HCM để tiêu thụ. (Nguồn Infonet)
6. "Chất lạ" trong áo ngực Trung Quốc có nguy cơ gây ung thư: Chiều 22/11, Viện Hóa học (Viện Khoa học - Công nghệ) đã công bố kết quả phân tích định lượng PAH trong mẫu áo ngực. Thành phần của chất rắn màu trắng trong áo ngực được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene). (Nguồn Dân Việt)
6. "Chất lạ" trong áo ngực Trung Quốc có nguy cơ gây ung thư: Chiều 22/11, Viện Hóa học (Viện Khoa học - Công nghệ) đã công bố kết quả phân tích định lượng PAH trong mẫu áo ngực. Thành phần của chất rắn màu trắng trong áo ngực được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene). (Nguồn Dân Việt)
Còn thành phần dung dịch có màu trong suốt được xác định là dầu khoáng, một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đáng chú ý là các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 chất trong nhóm Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene (C14H10) và Pyrence (C16H10). Trong đó, hàm lượng Pyrence trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Hàm lượng Anthrancene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082 mg/kg. PAH có nguy cơ gây ung thư...
Còn thành phần dung dịch có màu trong suốt được xác định là dầu khoáng, một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đáng chú ý là các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 chất trong nhóm Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene (C14H10) và Pyrence (C16H10). Trong đó, hàm lượng Pyrence trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Hàm lượng Anthrancene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082 mg/kg. PAH có nguy cơ gây ung thư...

"Cua thuốc sâu, đu đủ hóa chất" khiến người tiêu dùng "sốc" tuần qua  ảnh 10
7. Mua thẻ cào Viettel 100.000 đồng, chỉ nạp được 20.000 đồng: ​Ngày 23/11, ông Phan Văn Hóa (72 tuổi), ngụ tại xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, vào các ngày 13 và 21/11, ông đã mua 10 thẻ cào Viettel trị giá mỗi thẻ 100.000 đồng cùng một số thẻ cào có mệnh giá thấp khác tại đại lý sim card Bảo An, đường Y Jút, TP Buôn Ma Thuột, về giao cho chị Phan Thị Ngân bán. Trưa ngày 23/11, một khách tới mua thẻ cào mệnh giá 100.000 đồng rồi cào nạp tiền tại quán của gia đình Ngân. Điều làm cả chủ và khách ngạc nhiên là thẻ cào này có mệnh giá 100.000 đồng nhưng khi nạp tài khoản báo chỉ 20.000 đồng. (Nguồn Kiến thức)
Nam Anh