Giá rẻ lại ngon, thực phẩm chợ đầu mối hút khách mua lẻ

24/07/2011 06:58
(GDVN) - Với mục đích tiết kiệm chi tiêu, nhiều bà nội trợ đã không ngại khó dậy sớm, đi xa để đến chợ đầu mối, mua mớ rau muống cho đến vài lạng thịt…

(GDVN) - Với mục đích tiết kiệm chi tiêu, nhiều bà nội trợ đã không ngại khó dậy sớm, đi xa để đến chợ đầu mối, mua mớ rau muống, quả cà chua, vài lá hành cho đến vài lạng thịt…

Sáng nào cũng vậy, kết hợp với việc đi tập thể dục tại Trung tâm thể dục thẩm mỹ, chị Phương ((Trương Định - Hà Nội) rẽ luôn ra chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai – Hà Nội). Việc đi chợ đầu mối đã trở thành thói quen của chị từ hai năm nay, nên lúc nào gia đình chị cũng có được thực phẩm ngon, hợp túi tiền “Giá ở chợ đầu mối cũng có tăng, nhưng không đáng kể như ở ngoài chợ lẻ. Mà thực phẩm sáng lại dồi dào, tha hồ mình lựa chọn”.

Nhiều người nội trợ thích đi chợ đầu mối để chọn được nhiều mặt hàng thực phẩm tươi ngon.

Nhiều người nội trợ thích đi chợ đầu mối để chọn được nhiều
mặt hàng thực phẩm tươi ngon.

Tại chợ đầu mối phía Nam, khu vực bán vải thiều và dưa hấu trên xe tải thu hút rất đông khách với giá chỉ 5.000 – 6.000 đồng/kg, rẻ hơn những điểm khác từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Đứng chọn khá lâu mới được hơn hai cân vải, cô Lan (Minh Khai – Hà Nội) vui vẻ: tuy hơi mất công dậy sớm một chút nhưng nếu chịu khó thì vẫn mua được hàng vừa ngon vừa rẻ. "Giờ giá cả cái gì cũng lên, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó, hơn nữa dậy sớm vừa đi tập được thể dục”, cô Lan nói.

Còn theo chị Vân (nhà ở đường Kim Giang, Hà Nội), từ hồi giá cả leo thang, để tiết kiệm chi tiêu việc chợ búa cho gia đình, dậy sớm đi chợ đã trở thành thói quen của chị. Mặc dù công việc của chị bắt đầu từ 8h nhưng sáng nào chị cũng dậy từ 5h để đi chợ Ngã Tư Sở. Theo chị Vân, giá ở chợ đầu mối rẻ hơn nhiều so với chợ cóc, chợ chính thống…

Đi chợ từ sáng sớm trở thành thói quen của nhiều phụ nữ trong thời buổi giá cả đắt đỏ.

Đi chợ từ sáng sớm trở thành thói quen của nhiều phụ nữ trong
thời buổi giá cả đắt đỏ.

Chợ đầu mối còn là điểm đến quen thuộc của nhiều người có thói quen tập thể dục buổi sáng. Bác Bình (Phùng Khoang) cùng một nhóm người cao tuổi thường xuyên sáng nào cũng chạy thể dục về và qua chợ Phùng Khoang để mua thức ăn. Bác chia sẻ: “Có tuổi cũng không ngủ được mấy, cứ mong sáng để đi bộ ra chợ vừa đi thể dục, vừa mua thức ăn luôn. Hơn nữa lương hưu chưa tăng, không lẽ giá cá ngoài chợ cứ lên là lại bảo con cái nên mình cũng đành chịu khó làm vậy, chứ ai chẳng thích đồ ngon đồ đẹp”

Theo khảo sát của phóng viên, giá các loại rau củ tại các chợ đầu mối rẻ hơn ở chợ cóc từ 10-25% tùy các loại hàng khác nhau. Tính theo đơn giá mỗi cân, tại chợ đầu mối, bí đao 4.000 đồng/kg, mướp 16.000 đồng/kg, rau đay 1.500 đồng/mớ, rau muống 2.500 đồng/mớ, mùng tơi 2.000 đồng/mớ, khoai tây 10.000 đồng/kg, cà chua 9.000 đồng/kg, dưa chuột 10.000 đồng/kg, đào 16.000 đồng/kg, chôm chôm 18.000 đồng/kg...

 
 
Để tiết kiệm chi tiêu người dân đang có thói quen chợ từ sáng sớm, chủ yếu mua lẻ từ các mớ rau, cân cà hay vài lạng thịt.

Để tiết kiệm chi tiêu người dân đang có thói quen chợ từ sáng
sớm, chủ yếu mua lẻ từ các mớ rau, cân cà hay vài lạng thịt.

Thịt gà bán cả con làm sẵn từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, thịt lợn giá 90.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại, cụ thể như: thịt lợn mông sấn giá 100.000 đồng/kg, nạc vai 125.000 đồng/kg, ba chỉ 90.000 đồng/kg. Thịt bò giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg…

Bạn Diệp Xuân Văn (Học viên y học cổ truyền) thừa nhận, trước đây cậu và người bạn ăn riêng, nhưng sau năm học vừa rồi, phòng cậu và hai phòng hàng xóm đã góp gạo thổi cơm chung vì không thể xoay sở với số tiền ít ỏi. Theo Văn, “mua đồ ăn tại các chợ đầu mối, nấu tập thể là kinh tế nhất. Khi thổi cơm chung của 3 nhà, phân công nhau dậy sớm, đi chợ, nấu ăn, mỗi bữa cũng rẻ được gần 50.000 đồng. Cả tháng, mỗi người cũng tiết kiệm được 200.000 - 300.000 đồng”.

Trần Nguyên

alt