Giải pháp thích nghi, sống chung với biến đổi khí hậu

17/11/2012 10:26
Diện Hứa
(GDVN) - Trong thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và triển khai các biện pháp giảm thiểu chất thải, các nhà máy vẫn sản xuất, nên chất thải nguy hại tiếp tục được phát thải vào môi trường. Lượng chất thải ngày càng gia tăng, do đó chúng ta phải thực hiện xử lý chất thải nguy hại đó.


Xử lý rác thải, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý

Trên thực tế, việc xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp. Công nghệ xử lý loại nước ô nhiễm này được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp hóa ly (keo tụ, hấp phụ, lọc màng), phương pháp hóa học (oxy hóa, trao đổi ion) và phương pháp vi sinh (xử lý vi sinh kỵ khí, hiếm khí). Kết hợp xử lý sinh học phát huy hiệu quả bằng cách tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal hoặc cây dầu mè.

Con người ngày càng vận dụng tốt công nghệ xử lý rác thải tiên tiến .
Con người ngày càng  vận dụng tốt công nghệ xử lý rác thải tiên tiến .

Bên cạnh việc chôn lấp cần có những biện pháp hữa hiệu như: Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra khỏi chất thải bằng các phương pháp tách pha. hoá học của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại. Phương pháp kết tủa thường dùng kết hợp với các quá trình tách chất rắn như lắng cặn, ly tâm và lọc. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng.

Phương pháp đóng rắn và ổn định chất thải này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy hại trong môi trường. Làm chất thải dễ vận chuyển do giảm khối lượng chất lỏng trong chất thải và đóng rắn chất thải. Giảm bề mặt tiếp xúc chất thải với môi trường tránh thất thoát chất thải do lan truyền, rò rỉ, hạn chế hòa tan hay khử độc các thành phần nguy hại.

Sử dụng các phương pháp nhiệt như đốt. Đây là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90%. Được sử dụng để xử lý các loại chất thải nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng.

Đốt rác bằng phương pháp phun chất lỏng chất thải dạng lỏng được đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải. Có thể sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu.

Dùng biện pháp nhiệt phân, đây là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học chất thải rắn xảy ra do nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí.

Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được điều tra, đánh giá trữ lượng, khả năng tái sinh, giá trị kinh tế để làm căn cứ lập quy hoạch sử dụng và xác định mức độ giới hạn cho phép khai thác, mức thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường và biện pháp khác về bảo vệ môi trường.

Quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải gắn với quy hoạch bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn thiên nhiên. Khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài - sinh cảnh (sau đây gọi chung là khu bảo tồn thiên nhiên).

Xây dựng các chương trình sinh thái phủ xanh đất trống đồi trọc, sa mạc hóa

Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ, tiền của của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, tham gia các dự án về sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước bằng cách. Tăng thêm diện tích rừng cấm quốc gia, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Quy định rõ các nơi cấm khai thác, nơi được khai thác gỗ, củi hoặc lâm sản khác.

Trồng rừng là hành động thiết thực góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi trọc. Ảnh minh họa.
Trồng rừng là hành động thiết thực góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi trọc. Ảnh minh họa.

Xây dựng các dự án về trồng các loại rừng: phòng hộ, đặc dụng sản xuất trên đồi núi trọc, bãi cát ven biển và các dự án về bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng các loại, kể cả dự án bảo vệ rừng giàu, tùy theo thứ tự ưu tiên, quỹ đất đai, khả năng lao động từng hộ, điều kiện dân cư sinh sống tại chỗ hoặc mới đến và khả năng đầu tư của Nhà nước, khả năng vốn, lao động của các thành phần kinh tế, mỗi hộ (kể cả đồng bào định canh, định cư) được giao hoặc khoán một số diện tích để trồng mới rừng hoặc để bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng.
Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động mạnh tới con người. Trước biến động mạnh mẽ của khí hậu có thể gây ra tình trạng sa mạc hóa. Sa mạc hóa là vấn đề có qui mô toàn cầu ảnh hưởng đến mọi vùng trên trái đất, cộng đồng thế giới cần phải có hành động chung để chống sa mạc hóa.

Nhận thức rõ rằng sa mạc hoá là do nhiều nhân tố tác động như lý học, sinh học, chính trị, xã hội, kinh tế gây ra. Cần nhận thức rõ tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên của các nước đang phát triển bị sa mạc hoá. Thấy được rằng sa mạc hóa và khô hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và an ninh lương thực.

Đứng trước thực trạng này các nước phải có trách nhiệm chống sa mạc hóa và hạn hán theo chương trình mà mỗi nước đưa ra. Khẳng định tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc chống sa mạc hoá. Khẳng định tầm quan trọng trong việc giúp các nước đang phát triển bị hạn hán và sa mạc hoá . Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá. Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá. Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hóa. Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...

Nâng cao nhận thức trách nhiệm và năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường trái đất, gần đây đã có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC, ASEAN..., một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại song phương hoặc đa phương gắn liền với vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự tán thành và hợp tác.
Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu cần được nâng cao.
Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu cần được nâng cao.

Những cam kết quốc tế được cụ thể hóa vào năm 1997 khi Nghị định thư Kyoto ra đời và chính thức có hiệu lực vào năm 2005 liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Mục tiêu được đặt ra nhằm "Cân bằng lại lượng khí thải trong môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường”.

Trong những năm tới, xu thế chung của hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới.

Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu (cơ bản là việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước), việc sản xuất theo Chương trình cơ cấu phát triển sạch đòi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp…
Diện Hứa