Mẹo nhỏ phân biệt hoa quả Mỹ, Úc với hàng Trung Quốc

25/02/2012 07:58
Bài, ảnh: Quỳnh Trang
(GDVN) - Khi thị trường hoa quả nhập khẩu phát triển ồ ạt, không phải ai cũng biết cách chọn mua được đúng trái cây tươi chất lượng.

Bên cạnh những loại trái cây quen thuộc vốn rất phong phú của một nước nhiệt đới, hiện nay người tiêu dùng Việt còn hướng tới những loại trái cây mà điều kiện khí hậu Việt Nam không có như: cherry, táo, lê, kiwi…

Ngoài yếu tố “lạ”, trái cây nhập ngoại luôn đem đến cảm giác yên tâm về chất lượng do có nguồn gốc từ những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển với kỹ thuật canh tác cao và quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, không sử dụng hóa chất bảo quản độc hại. Chính vì thế, không ít bà nội trợ đã có thể nắm rất rõ mùa cherry Úc giáp Tết âm lịch, rồi mong chờ cherry Mỹ chín vào đầu hè, khi nào có nho, khi nào có mận…
Khi thị trường hoa quả nhập khẩu phát triển ồ ạt, không phải ai cũng biết cách chọn mua được đúng trái cây tươi nhập khẩu chất lượng.
Khi thị trường hoa quả nhập khẩu phát triển ồ ạt, không phải ai cũng biết cách chọn mua được đúng trái cây tươi nhập khẩu chất lượng.

Đáp ứng nhu cầu này, thị trường trái cây nhập khẩu đã phát triển với rất nhiều nhà nhập khẩu, phân phối, các cửa hàng bán lẻ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm trái cây tươi theo mùa vụ của chính quốc gia trồng ra loại trái cây đó.

Không giống những loại thực phẩm khác như thịt, cá, hải sản… nhập khẩu có thể để đông lạnh, trái cây luôn phải đảm bảo yếu tố “tươi” khi đến với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm được giữ nguyên từ nơi thu hoạch đến với khách hàng.
 
Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt của thị trường và nhu cầu cao của người tiêu dùng, một số cơ sở kinh doanh đã lợi dụng uy tín của loại sản phẩm này, thu lợi bằng cách trà trộn những sản phẩm trái cây cùng tên, giống về hình dáng, thậm chí giả nhãn mác. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ cách để phân biệt được 2 loại sản phẩm này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, PGĐ Hệ thống Trái cây tươi Klever Fruits: “Các doanh nghiệp nhập khẩu cần niêm yết các thông tin về sản phẩm đầy đủ, công khai như giá cả, chủng loại, kích cỡ, nhãn mác chính gốc, nhãn phụ tiếng Việt, thông tin về mùa vụ sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài ra, đặc điểm phân biệt dễ nhận rõ nhất nhưng lại hay bị người mua bỏ qua chính là nguồn gốc xuất xứ. Trái cây nhập khẩu cao cấp (phần lớn từ Mỹ, Úc, New Zealand, châu Âu) luôn có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm”. 

Khách hàng có thể yên tâm về sự an toàn của sản phẩm nếu nơi bán có thể trưng ra được đầy đủ các giấy tờ như: Certificate Of Origin – Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp,  xác nhận về nguồn gốc của sản phẩm được trồng, sản xuất tại nước đó. Tiếp đến là Phytosanitary Certificate – Chứng nhận kiểm dịch thực vật, đây là xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch nước nhập khẩu về tình trạng sản phẩm xuất khẩu với những yếu tố như: hóa chất bảo quản, sâu bệnh…
Trên thực tế, khách hàng cũng có thể đánh giá về sản phẩm thông qua quan sát bên ngoài và dùng thử. Sản phẩm trái cây nhập khẩu cao cấp từ Mỹ, Úc có chất lượng rất khác biệt so với trái cây Trung Quốc.
Trên thực tế,  khách hàng cũng có thể đánh giá về sản phẩm thông qua quan sát bên ngoài và dùng thử. Sản phẩm trái cây nhập khẩu cao cấp từ Mỹ, Úc có chất lượng rất khác biệt so với trái cây Trung Quốc.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu – do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp (sau khi lấy mẫu, xét nghiệm), xác nhận tình trạng sản phẩm sau khi nhập khẩu đảm bảo các yếu tố để lưu hành an toàn. Ngoài ra khách hàng còn có thể xem thêm những giấy tờ như tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu, vận đơn, giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP của cửa hàng...

Trên thực tế,  khách hàng cũng có thể đánh giá về sản phẩm thông qua quan sát bên ngoài và dùng thử. Sản phẩm trái cây nhập khẩu cao cấp từ Mỹ, Úc có chất lượng rất khác biệt so với trái cây Trung Quốc. Hơn nữa, trái cây nhập khẩu có sự phân loại rõ ràng về giống (Variety) với đặc trưng rõ rệt về màu sắc, mùi vị và mùa vụ.

“Ở Việt Nam hay gọi trái cây nhập khẩu chung chung là táo Mỹ, nho Mỹ, cam Mỹ, nho Úc… nên có thể hiểu lẫn với táo, nho, cam hay các loại quả trôi nổi khác trên thị trường, nhưng trên thực tế những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ Mỹ, Úc sẽ luôn kèm theo thông tin về giống (Variety) ví dụ như táo Red Delicious, Ambrosia, Gala, Pink Lady, Fuji…hoặc cherry cũng phân biệt khá rõ loại như Chelan, Brooks (có vào đầu mùa), Bing, Rainier (giữa mùa), Lapin ( cuối mùa)…hoặc Nho Úc chỉ có từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm.

Ngoài ra cũng có một số loại trái cây cũng được nhập về từ Hy Lạp, Chilê, Nam Phi với chủng loại tương tự như Mỹ, Úc tuy nhiên chất lượng khác khá rõ ở những đặc trưng cơ bản của loại quả đó, điển hình là quả thường chua, nhũn chứ không chắc quả, giòn, ngọt như những sản phẩm cùng loại của Mỹ, Úc”, bà Hiền cho biết thêm.
Bài, ảnh: Quỳnh Trang