Nguyên Thủ tướng Malaysia muốn xây nhà giá rẻ ở Việt Nam

02/11/2012 07:22
Hà Nhi
(GDVN) - Ông Abdullah Ahmad Badawi, nguyên Thủ tướng Malaysia cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội là một thách thức lớn. Theo ông, nếu tập trung phát triển nhà ở tại hai thành phố là Hà Nội và TP.HCM sẽ làm tăng gánh nặng hạ tầng cho hai thành phố này, nhất là vấn đề đất đai ở trong thành phố rất giới hạn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Từ nay đến năm 2015 Việt Nam cần khoảng 250 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị nhưng hiện tại mới đáp ứng được hơn 40 nghìn căn hộ”.

Ngày 30/10/2012, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có buổi làm việc với đoàn Malaysia do nguyên Thủ tướng Malaysia, ngài Abdullah Ahmad Badawi dẫn đầu, cùng đi còn có ông SRi Alimad  Fuad Ismail- thị trưởng TP Kualalamper.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Từ nay đến năm 2015 Việt Nam cần khoảng 250 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại mới đáp ứng được hơn 40 nghìn căn hộ”.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Từ nay đến năm 2015 Việt Nam cần khoảng 250 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại mới đáp ứng được hơn 40 nghìn căn hộ”.

Chuyến thăm của ngài nguyên Thủ tướng và các DN về phát triển nhà ở của Malaysia sẽ mở ra một cơ hội mới để hai bên cũng hợp tác, đầu tư phát triển trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Abdullah Ahmad Badawi, Nguyên Thủ tướng Malaysia cho biết, việc phát triển nhà ở xã hội là một thách thức lớn. Theo ông, nếu tập trung phát triển nhà ở tại hai thành phố là Hà Nội và TP.HCM sẽ làm tăng gánh nặng hạ tầng cho hai thành phố này, nhất là vấn đề đất đai ở trong thành phố rất giới hạn.

Ông Badawi đề nghị VN nên xây dựng đô thị vệ tinh đảm bảo điều kiện sống tốt và nhà nước có thể hỗ về giao thông để người dân thuận tiện trong việc đi lại. Điều đó sẽ giải quyết được các thách thức, như giảm ùn tắc giao thông ở đô thị, và điều kiện sống của họ cũng sẽ tốt hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nhà ở xã hội tại Malaysia, ông Badawi cho biết:  Ở Malaysia có sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngân hàng và người mua nhà, và có sự cam kết. Nếu người mua không trả tiền, thì ngân hàng sẽ phải trả tiền để dự án có thể hoàn thành. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải dành 10%  để cho vay mua nhà thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi.

Đất thì được Chính phủ cho không với điều kiện 50% nhà ở phải để cho người thu nhập thấp, và cần có sự phối hợp giữa người dân và ngân hàng để người dân có thể mua nhà thu nhập thấp đó. Người được mua nhà thu nhập thấp có thể trích một phần lương hàng tháng để trả (khoảng 25-30% tiền lương), và Ngân hàng cho vay cũng rất an toàn vì người mua nhà chỉ phải trả bằng ½ giá của thị trường.

Chính phủ đã đưa ra chính sách đến năm 2020 sẽ xóa sạch các nhà ổ chuột, xây nhà để cho những người ở đó thuê lại. Đồng thời giao cho DN phát triển nhà giải quyết nhà ở cho người dân ở trong những khu ổ chuột đó, còn lại thì được kinh doanh…

Các DN Malaysia cũng bày tỏ mong muốn được đầu tư vào VN trong lĩnh vực nhà ở xã hội và đề nghị phía VN sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ người mua nhà được vay với giá ưu đãi.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định: Hiện tất cả các dự án nhà ở đều phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, yêu cầu các địa phương chủ động quy hoạch quỹ đất dành cho nhà ở xã hội.

Phía VN sẽ hỗ trợ tối đa, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để các DN Malaysia nhanh chóng có mặt trên thị trường nhà ở VN. Ngành Xây dựng VN mong muốn được tiếp cận với các thông tin như khung pháp lý của Malaysia đối với việc phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, học tập, tham quan trực tiếp một số dự án nhà ở xã hội  mà Malaysia đã triển khai.

Tại buổi hội đàm, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, hiện tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam (VN) đang diễn ra nhanh chóng với tỉ lệ đô thị hóa hơn 1%/năm (tương đương mỗi năm các đô thị tăng thêm một triệu người), nhưng thị trường BĐS ở Việt Nam phát triển còn thiếu cân đối, các doanh nghiệp (DN) chỉ chú trọng việc phát triển nhà ở thương mại diện tích lớn, giá cao nên một bộ phận lớn người dân không có khả năng tiếp cận nhà ở thương mại này.

Vì vậy, Chính phủ VN đã ban hành nhiều chương trình hỗ trợ những người nghèo ở khu vực nông thôn, đô thị và những vùng bị thiên tai để họ có điều kiện có nhà ở.
Hà Nhi