Nhà hàng nổi ở Hồ Tây an toàn đến đâu?

28/05/2011 04:11
(GDVN) - Sau sự cố chìm tàu du lịch Dìn Ký tại Bình Dương, nhiều khách hàng không khỏi băn khoăn mỗi khi thưởng ngoạn những bữa ăn trên du thuyền Hồ Tây.

(GDVN) - Sau sự cố chìm tàu du lịch Dìn Ký tại Bình Dương, nhiều người là “tín đồ” của những nhà hàng nổi không khỏi băn khoăn mỗi khi thưởng ngoạn những bữa ăn trên du thuyền Hồ Tây.

>> Sau sự cố chìm tàu Dìn Ký, khách “né” du lịch nổi

>> Cập nhật từng phút vụ lật nhà nổi 2 tầng: còn nhiều người mất tích

>> Vụ lật nhà nổi 2 tầng: Lời kể của những người còn sống

>> Vụ chìm tàu Dìn Ký: 9 đám tang trong đêm

>> Vụ chìm tàu Dìn Ký: Trách nhiệm thuộc về ai?


Sợ... tới số


Bạn Lê Phương Mai (Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn thường xuyên cùng gia đình đi ăn cuối tuần trên Hồ Tây, một phần để xả stress, một phần không gian trên các nhà hàng nổi ăn thoánng đáng và mát mẻ. Nhưng từ sau vụ chìm tàu ở Hạ Long và mới đây là chìm tàu Dìn Ký ở Bình Dương, Mai tự nhủ sẽ hạn chế tối đa sở thích này. “Lỡ mình chưa tới số mà ông lái tàu ông tới số thì có biết bơi cũng dễ chết lắm”, Mai nói vui.

Trên các diễn đàn hiện nay, rất nhiều bạn trẻ cũng như người lớn tuổi quan tâm đến chuyện nhà nổi và an toàn khi thưởng ngoạn ăn uống hay cùng nhau “đăng đàn” trò chuyện. Không ít người chia sẻ, đã đặt hẹn trên nhà nổi rồi nhưng đành hủy tiệc vì lo sợ an toàn. Nhiều người “xin thề” sẽ không bước chân ra nhà hàng nổi.

Nhà hàng nổi ở Hồ Tây rất an toàn
Nhà nổi ở Hà Nội có an toàn?

Bạn trẻ có tên Hoalam trên diễn đàn chame… vừa khoe với bạn bè: “Ngày 20/5, mình đặt một bàn tiệc nhỏ nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày cưới trên bến Bạch Đằng (TP.HCM). Khi vụ chìm tàu du lịch ở Bình Dương khiến mình thấy rùng mình, lo sợ cái gì đó nên đổi lịch chọn một nhà hàng khác trên bờ cho an toàn”.

Thuyền du lịch ở Hồ Tây khó mà lật?

Trước những băn khoăn lo lắng của nhiều “thượng khách” về sự an toàn của các nhà hàng nổi ở Hà Nội, cụ thể là Hồ Tây, ông Đỗ Việt Anh - Quản lý nhà hàng Tây Long 2 -3) có những chia sẻ để trấn an tinh thần cho khách hàng của mình.

Ông Việt Anh cho biết, 15 năm kinh doanh nhà hàng nổi tại Hồ Tây nhưng chưa khi nào nhà hàng của ông cũng như các nhà hàng khác gặp sự cố về chìm tàu, lật tàu.

Về phía cá nhân nhà hàng, ông cho biết tàu Tây Long được đóng theo kỹ thuật tàu thủy, thân tàu bằng tôn Liên Xô. Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Tam Bạc, Hải Phòng, được đăng kiểm rõ ràng đủ chất lượng vận hành. Hàng năm, các cơ quan chức năng đến  kiểm định chất lượng hai lần. Tàu Tây Long chưa một lần bị phạt vì sai kỹ thuật cũng như thiết kế.

Theo như thiết kế, tàu Tây Long chia từng ô nhỏ dưới khoang. Mỗi ô được gắn một con chip chống nước. Khi nước vào sẽ được báo động để xử lý ngay. “Nếu có xảy ra trường hợp rò rỉ nước, nước cũng chỉ trong một ô nhỏ, không chảy ra toàn khoang tàu được”, ông Anh nhấn mạnh.

Lòng nước Hồ Tây nông nên tàu khó lật
Lòng nước Hồ Tây nông nên tàu khó lật
Mặt khác, nước Hồ Tây không thể làm bào mòn được lớp thân tàu. Nếu tàu ở biển lớp tôn trên thân tàu có thể bị han gỉ, tàu chạy ở sông sẽ bị bào mòn bởi cát và nước chảy xiết nhưng nước Hồ Tây khá lặng và lòng hồ nông nên khó có thể làm tàu chòng chành. Khi tàu chạy, chỉ đi gần bờ, không ra giữa hồ.

Về mặt an toàn, một khách lên tàu đều được trang bị một chiếc phao. “Khi thời tiết xấu tàu sẽ không ra khỏi bến. Theo như ông Anh, nhà hàng có “đặt” trực tiếp thông tin về thời tiết nên 12h hàng ngày nhà hàng sẽ nhận được thông tin thời tiết của ngày hôm nay nên có kế hoạch đón khách rõ ràng. Nếu dông gió, nhà tàu sẽ tiếp khách tại bến.

Khách hàng không nên đi tàu gỗ

Ông Việt Anh phân tích: "Tàu trong Nam bị chìm vì chiều dài tàu quá dài so với chiều ngang. Nếu tàu đó được đăng kiểm rõ ràng cũng không đủ quy định về mặt an toàn”. Mặt khác thân tàu làm từ gỗ và thành một khoang thống nhất, tàu hoạt động tự phát, đầu tư ít nên khi xảy ra sự cố không ứng cứu kịp.

Là người làm trong nghề nhiều năm, ông khuyên khách hàng không nên lựa chọn tàu gỗ khi du lịch. Về mặt thời trang, tàu gỗ đẹp và cổ kính nhưng về an toàn thì không bằng tàu đóng sắt.
“Tôi đi nước ngoài nhiều, ở nước ngoài khi người ta lên du thuyền là những nơi sang trọng, cao quý, còn ở nước mình du thuyền trở thành phương tiện du lịch dân dã”.

Kinh doanh nhà hàng nổi đòi hỏi đầu tư rất lớn. An toàn của hành khách luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều người kinh doanh nhưng không chịu đầu tư trang thiết bị cứu hộ, kinh doanh tự phát nên dễ xảy ra lật tàu khi gặp thời tiết xấu.

P.Thúy

>> Sau sự cố chìm tàu Dìn Ký, khách “né” du lịch nổi

>> Cập nhật từng phút vụ lật nhà nổi 2 tầng: còn nhiều người mất tích

>> Vụ lật nhà nổi 2 tầng: Lời kể của những người còn sống

>> Vụ chìm tàu Dìn Ký: 9 đám tang trong đêm

>> Vụ chìm tàu Dìn Ký: Trách nhiệm thuộc về ai?