SCIC hưởng lãi hàng chục nghìn tỷ trong khi DN vay vốn "cắt cổ"

14/03/2013 07:36
Theo Đất Việt
Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, có đến 64% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận vốn, nếu vay được thì lãi suất từ 18-21%. Trong khi đó dư luận đang nóng với thông tin SCIC lại đem tiền của Nhà nước đi gửi ngân hàng để lấy lãi suất không kỳ hạn khoảng 2%/năm.
Trong buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP.HCM với hàng trăm doanh nghiệp mới đây, các doanh nghiệp đã nêu ra nhiều vướng mắc và kiến nghị nhiều vấn đề rất cụ thể. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc này sẽ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong thời điểm hiện nay. Cụ thể là hàng tồn kho cao, lãi suất ngân hàng cao, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn. Hàng tồn kho nhiều không chỉ rơi vào bất động sản và vật liệu xây dựng mà có cả ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Các ngân hàng chủ yếu hướng đến các doanh nghiệp lớn nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận vốn vay. Qua khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, có đến 64% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận vốn, còn nếu vay được thì lãi suất cũng ở mức cao, từ 18-21%.
Qua khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, có đến 64% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận vốn, còn nếu vay được thì lãi suất cũng ở mức cao, từ 18-21%. Ảnh minh họa.
Qua khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, có đến 64% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận vốn, còn nếu vay được thì lãi suất cũng ở mức cao, từ 18-21%. Ảnh minh họa.
Như vậy, việc Ngân hàng Nhà nước thông báo lãi suất cho doanh nghiệp vay áp dụng từ ngày 24/1/2012 đã
giảm xuống còn 12% năm trên thực tế chỉ có doanh nghiệp lớn vay được. Các doanh nghiệp cũng cho rằng, những dịch vụ liên quan đến ngân hàng đang chịu rất nhiều loại phí không hợp lý, nhất là phí kiểm đếm. Đồng thời, những chính sách liên quan đến thuế, như thuế VAT đối với hàng tồn kho hay một số loại phí khác hiện nay chưa hợp lý đã làm tăng thêm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn. Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết: “Cần 1 cơ chế nhanh chóng kịp thời cho các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; lãi suất cần tiếp tục điều chỉnh giảm; Nhà nước nên giản thuế VAT để tạo 1 khoản tiền không lãi, tạo 1 chu kỳ sản xuất mới cho doanh nghiệp…” Trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn, không tiếp cận được nguồn vay hoặc phải vay ngân hàng với lãi suất cao thì Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) năm 2012 lại mang gần 20.000 tỷ đồng tiền Nhà nước để gửi ngân hàng không kỳ hạn. Cụ thể, năm 2011, SCIC đã gửi 4.227 tỷ đồng theo hình thức ủy thác đầu tư không kỳ hạn và kỳ hạn 14 tuần, lãi suất 3-14%/năm; năm 2010, cũng gửi theo hình thức trên 7.199 tỷ đồng, không kỳ hạn và kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 2,4-11,2%/năm... Và theo cựu giám đốc một ngân hàng cổ phần, thì một ngân hàng chỉ cần có được một khoản tiền gửi như trên, đã mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ. Bởi tiếng là gửi không kỳ hạn (lãi suất chỉ trên 2%/năm), nhưng vì đây là những tổ chức giàu có, nên rất ít khi họ rút tiền ra, hoặc nếu có rút thì cũng báo trước cả tháng cho ngân hàng. Với những khoản tiền gửi này, ngân hàng hưởng chênh lệch lãi suất cực lớn, có thời điểm tới 20%. Cũng bởi vậy ngân hàng nào huy động được nguồn tiền giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn), thì coi như thắng lớn. Bởi chỉ so sánh chênh lệch lãi suất với tiền gửi có kỳ hạn, đã chênh nhau từ 7-10%, cộng thêm chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay thì ngân hàng hốt bạc, kể cả sau khi đã trừ chi phí hoa hồng.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Theo Đất Việt