Trần Bảo Minh rời khỏi Asia Foods vì sự cố Mì Gấu đỏ?

10/10/2012 11:14
Hà Nhi
(GDVN) - Nói đến mì ăn liền là người ta nhắc đến những thương hiệu như Acecook hay Milliket. Asia Foods mới nổi lên ở ngành hàng này chỉ Mì Gấu đỏ nhưng “tai” lại nhiều hơn “tiếng” (xem chi tiết tại đây).  Có lẽ chính vì vậy mà có người đã cho rằng: Cái tên Trần Bảo Minh đi tới đâu, ở đó gắn liền với sự cố.

Mỳ Gấu đỏ không đặt mục tiêu về doanh số
Liên quan đến sự “chia tay” của Trần Bảo Minh với Asia Foods, ngoại trừ nguyên nhân Trần Bảo Minh “xài tiền” quá nhiều thì trong giới marketing cũng đồn đoán rằng, cái mà ông Minh chưa làm được như kỳ vọng của doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu Asia Food thay vì chỉ nhãn hiệu Mì Gấu đỏ; như cái cách người tiêu dùng vẫn biết đến Acecook khi cầm trên tay gói mì Hảo Hảo hay Masan khi dùng mì Omachi...
"Phù thủy marketing" Trần Bảo Minh ra đi, nhiều đồn đoán cho rằng: Do ông Minh chưa làm được như kỳ vọng của doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu Asia Food thay vì chỉ nhãn hiệu Mỳ Gấu đỏ.
"Phù thủy marketing" Trần Bảo Minh ra đi, nhiều đồn  đoán cho rằng: Do ông Minh chưa làm được như kỳ vọng của doanh nghiệp đó là xây dựng thương hiệu Asia Food thay vì chỉ nhãn hiệu Mỳ Gấu đỏ.
Tuy nhiên, trước đó, khi còn ngồi ở ghế Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kinh doanh, tiếp thị của Asia Foods, ông Minh đã từng khẳng định rằng: Asian Foods không đặt mục tiêu về doanh số trong ngắn hạn khi cho ra đời chiến lược quảng cáo Mì Gấu đỏ “Gắn kết yêu thương”. Trước đó, khi Trần Bảo Minh rời TH True Milk đầu quân cho Asia Foods, chiến dịch quảng cáo Mì Gấu đỏ với thông điệp “gắn kết yêu thương” đã thu hút được nhiều người xem truyền hình. Hình ảnh cậu bé Tuấn bị ung thư đã gây xúc động cho trái tim nhiều người tiêu dùng trong cả nước. Mặc dù vậy, clip này cũng vấp phải sự phản ứng dữ dội của không ít các chuyên gia kinh tế - xã hội học và nhiều tầng lớp trong xã hội. Không ít ý kiến của các luật sư, các chuyên gia kinh tế - xã hội đã cho rằng: “Việc doanh nghiệp dùng “kỹ xảo” - tác động vào lòng trắc ẩn của cộng đồng đối với những em bé bị bệnh hiểm nghèo để từ đó tiêu thụ sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất là không nên”.
Chia sẻ về mức độ thành công của chương trình này, ông Trần Bảo Minh – người đã từng được xem là “cha đẻ” của Mì Gấu đỏ cho biết: Vì đây là một chương trình dài hạn nên không nhất thiết phải đạt được ngay mục tiêu về sản lượng và doanh số trong ngắn hạn. Do vậy, “mức độ thành công của chương trình ở năm đầu tiên này được đo bằng sự “nhận biết, sự yêu mến và sự đồng cảm” của người tiêu dùng đối với thông điệp Gắn kết yêu thương của thương hiệu Gấu Đỏ. Và tôi nghĩ chương trình này đã đạt được điều đó một cách khá tốt”. Tổng kết chiến dịch quảng bá này, ông Phùng Bá Lợi - nguyên Giám đốc Marketing ngành hàng Asia Foods cho biết, chiến dịch “Gắn kết yêu thương” đã giúp doanh thu của Mì Gấu đỏ tăng khoảng 30% so với trước đó. Như vậy, lý do Trần Bảo Minh ra đi vì doanh thu không đạt được như kỳ vọng xem ra cũng không hẳn đúng. Scandal Mì Gấu đỏ là "gót chân Asin" của Trần Bảo Minh? Một doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng mì gói nhận xét, chiến dịch quảng bá “Gắn kết yêu thương” vừa qua của Asia Foods chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhưng đối với các doanh nghiệp lớn thì không. Cái tích cực là Gấu đỏ thay đổi diện mạo nhưng hiệu quả kinh doanh thực tế sau chiến dịch thì có lẽ chính Asia Foods là người hiểu rõ. Tuy nhiên, đứng ở một góc độ khác, ông Trần Bảo Minh lại nhận xét: Các sản phẩm thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn mua theo thói quen, đặc biệt đối với những sản phẩm “thông thường” như mì ăn liền. Ăn gì quen nấy và ăn lâu ngày trở thành quen với mùi vị đặc trưng của nó và cho rằng sản phẩm mình đang sử dụng là ngon nhất cũng là lẽ thường tình. Theo ông Minh: Muốn thay đổi thói quen trên, chúng ta phải liên tục cải tiến, đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, có hương vị và đặc tính khác biệt cùng với đó là thông điệp truyền thông độc đáo, tạo được cảm xúc cho sản phẩm và thương hiệu để từng bước tạo nên một chỗ đứng riêng vững chắc trong lòng người tiêu dùng. “Đây là một quá trình liên tục và không có điểm dừng, cải tiến và liên tục cải tiến để thu phục tình cảm và sự lựa chọn của người tiêu dùng” – ông Minh nhấn mạnh. Trên thực tế, Asia Foods cũng là một tên tuổi trong ngành mì gói, theo thống kê của Euromonitor International dựa trên doanh số bán lẻ năm 2010, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành mì ăn liền với 44,8% thị phần, Asia Foods đứng thứ 2 với 14,4%, tiếp theo là Vifon (12,2%), Masan Consumer (9,2%), Colusa Miliket (5,1%). Tuy nhiên, xét về toàn cục thì vị trí thứ 2 của Asia Foods khá chông chênh so với các đối thủ đứng sau. Bởi vì, về phân khúc thị trường giá thấp và trung bình, Asia Foods dù chiếm lĩnh thị phần nhất định và nắm giữ một số khu vực thị trường chủ chốt nhưng chưa tạo được sự nổi bật.
Trần Bảo Minh ra đi, mì Gấu Đỏ lại mất "đầu tàu".
Trần Bảo Minh ra đi, mì Gấu Đỏ lại mất "đầu tàu".
Nói đến mì ăn liền là người ta nhắc đến những thương hiệu như Acecook hay Milliket. Asia Foods mới nổi lên có Mì Gấu đỏ nhưng “tai” lại nhiều hơn “tiếng” (xem chi tiết tại đây) Có lẽ chính vì vậy mà có người đã cho rằng: Cái tên Trần Bảo Minh đi tới đâu, ở đó gắn liền với sự cố. Giống như trước đây, khi ông về TH Milk, quảng cáo về “sữa sạch” đã gây tranh cãi cả một thời gian dài. Khi được hỏi: “Ông có thấy buồn không khi các chiến dịch quảng cáo của mình luôn bị “cản đường”, “ném đá”?, “Phù thủy marketing” Trần Bảo Minh tự tin nói: “Tại sao lại phải buồn khi mình tin vào những điều mình “nói và làm” là đúng và có ý nghĩa tích cực? Với thông điệp “Gắn kết yêu thương”, chúng tôi muốn người tiêu dùng vừa ăn mì ngon lại vừa chia sẻ tình yêu thương, sự quan tâm của mình tới các bệnh nhi nghèo và xa hơn nữa, ý nghĩa của nó là nhằm cổ vũ cho một cuộc sống “biết yêu thương, quan tâm và sẻ chia” giữa người với người trong cộng đồng và xã hội”. Trao đổi với báo Giáo Dục Việt Nam, cựu Phó tổng giám đốc công ty CP thực phẩm Á Châu cũng cho rằng: chẳng có rủi ro nào cả với một doanh nghiệp thật sự mong muốn làm các chương trình vừa tăng được doanh số bán hàng (mục tiêu kinh doanh) lại vừa đem tới niềm vui, lan tỏa yêu thương và ý nghĩa cuộc sống, biết sẻ chia với cộng đồng và xã hội”. Với tất cả những tâm huyết của Trần Bảo Minh như vậy, quyết định ra đi của ông tại Asia Foods được nhiều người đánh giá là “hơi sớm”. Với Asia Foods, ông Minh từng cho biết dành 150 tỷ đồng để làm marketing cho sản phẩm mì ăn liền, trong khi mức chi cho marketing những năm trước đó chỉ khoảng 30 tỷ đồng. Cuộc ra đi bất ngờ của Trần Bảo Minh đang tạo ra những lời đồn đoán trái chiều: Phải chăng giữa ông và bộ máy lãnh đạo của Asia Foods có những bất đồng trong cách quảng bá, nhận diện thương hiệu doanh nghiệp? Hay bởi vị “phù thủy marketing” này không được giao quyền như ông mong đợi? Có lẽ điều này chỉ có những người trong cuộc, Asia Foods và Trần Bảo Minh mới là người hiểu rõ nhất.
* Bạn nhận định thế nào về sự ra đi của Trần Bảo Minh khỏi Asia Foods. Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi.
Hà Nhi