Trung Nguyên: Vì sao Nestlé muốn xoáy sâu vào sự kiện 9 năm trước?

01/12/2012 11:15
Hân Ni
(GDVN) - Quanh sự kiện thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Nestlé “tố” Trung Nguyên vi phạm pháp luật khi so sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của Trung Nguyên trong một cuộc thử mù đã diễn ra cách đây 9 năm, đại diện Trung Nguyên đặt câu hỏi: “Chúng tôi không hiểu tại sao Nestlé giờ đây lại xoáy sâu vào vấn đề này, đưa ra những ý kiến liên quan đến pháp lý khi 9 năm trước, ngay sau sự kiện, họ không có ý kiến gì.
Người tiêu dùng Việt đánh giá thế nào về cà phê G7? Theo chương trình "Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng G7" do Ipsos Việt Nam - một công ty dẫn đầu trong ngành nghiên cứu thị trường - đã công bố kết quả: thực hiện thì: người tiêu dùng yêu thích cà phê G7 vì đây là cà phê hòa tan thứ thiệt, có hương vị và chất lượng đích thực.
99% người tiêu dùng thích G7 vì là cà phê hòa tan thứ thiệt và 95% người tiêu dùng thích vì hương vị và chất lượng cà phê G7 đích thực. (Nguồn: Ipsos Việt Nam 2012)
99% người tiêu dùng thích G7 vì là cà phê hòa tan thứ thiệt và 95% người tiêu dùng thích vì hương vị và chất lượng cà phê G7 đích thực.  (Nguồn: Ipsos Việt Nam 2012)
 >> Toàn cảnh "cuộc chiến thương trường" cà phê Việt Nam Theo nguồn thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Việt Nam, hầu hết người dùng cà phê hòa tan G7 ở cả 5 thành phố chính được khảo sát (TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ) đều công nhận lý do làm họ yêu thích G7 là ở hương vị và chất lượng đích thực của sản phẩm và vì đây là cà phê hòa tan thứ thiệt. Cụ thể: 99% người tiêu dùng thích G7 vì là cà phê hòa tan thứ thiệt và 95% người tiêu dùng thích vì hương vị và chất lượng cà phê G7 đích thực. Trong đó, “hương vị và chất lượng cà phê G7 thứ thiệt đích thực” là lý do chính yếu và được đồng tình nhiều nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra “G7 là cà phê hòa tan thứ thiệt” vì: Thứ nhất: mùi vị cà phê G7 không thể lẫn với bất kỳ mùi các loại cà phê hòa tan khác (92% đồng ý), thứ hai, ấn tượng cà phê hòa tan thứ thiệt số 1 của Việt Nam (90% đồng ý).
Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng tại hộ gia đình và chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng nhằm đảm bảo tính đại diện của cuộc khảo sát. Khảo sát này tiến hành trên 700 người tiêu dùng tại khu vực nội thành các thành phố chính: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng; mang tính chất đại diện cho 5 thành phố lớn nhất của Việt Nam. Họ là những người dùng cà phê hoà tan 3 trong 1 G7 thường xuyên nhất hiện nay với tần suất ít nhất 3 lần/tuần trong vòng 1 tháng trước tiến hành nghiên cứu. Trong đó, nam chiếm 40% và còn lại nữ là 60%; 40% ở vào độ tuổi 18-24 và 60% từ 25-35 tuổi; có thu nhập từ trung bình trở lên. Trong một nghiên cứu khác của Ipsos Việt Nam còn cho thấy trong số những người dùng cà phê G7 từ 18-50 tuổi, có 60% người nằm trong độ tuổi 18-35 và 40% còn lại từ 36-50 tuổi. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng phản ánh đối tượng uống cà phê G7 đa số là nam giới. Điều này cho thấy, người dùng cà phê G7 tương đối trẻ - nói cách khác, đối tượng của G7 là thanh niên – những người chủ tương lai của Việt Nam. Trung Nguyên: Vì sao Nestlé xoáy sâu vào sự kiện 9 năm trước?

Tuy nhiên, gần đây, giới truyền thông xôn xao về việc thương hiệu nổi tiếng toàn cầu Nestlé “tố” Trung Nguyên vi phạm pháp luật khi so sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của Trung Nguyên trong một cuộc thử mù đã diễn ra cách đây 9 năm. Sự việc này “bùng” lên sau khi Trung Nguyên sử dụng lại kết quả này trong tư liệu của “Hội thảo Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường” được Trung Nguyên tổ chức vào 23/11/2012 vừa qua.
Phía Nestlé đưa ra các dẫn cứ của Luật thương mại năm 1997 (điều 192) và Luật thương mại 2005 (điều 123) để cho thấy: Việc “trưng bày, giới thiệu hàng hóa của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa của mình” hay “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng” được pháp luật Việt Nam quy định vào điều cấm.
Nhiều ý kiến trái chiều về cuộc thử mù giữa G7 và Nescafe trong sự kiện ra mắt cà phê G7 năm 2003 của Trung Nguyên. (Ảnh tư liệu)
Nhiều ý kiến trái chiều về cuộc thử mù giữa G7 và Nescafe trong sự kiện ra mắt cà phê G7 năm 2003 của Trung Nguyên. (Ảnh tư liệu)
Mặc dù vậy, trao đổi với báo Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thị Điệp Giang, PGĐ Truyền thông của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên cho biết: Thông tin về sự kiện thử mù tại Dinh Thống Nhất ngày 23/11/2003 với hơn 11.000 người tham gia và 89% chọn G7 thay vì cà phê hòa tan của thương hiệu toàn cầu kia là sự kiện đã diễn ra cách đây 9 năm, đã được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phân tích trên nhiều báo chí chuyên ngành cũng như cho rất nhiều khóa học về Marketing, Truyền thông,… tại Việt Nam cũng như tại một số đại học thế giới. Trong khuôn khổ “Hội thảo Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường”, nó cũng được trưng ra như một tài liệu nghiên cứu. “Chúng tôi không hiểu tại sao Nestlé giờ đây lại xoáy sâu vào vấn đề này, đưa ra những ý kiến liên quan đến pháp lý khi 9 năm trước, ngay sau sự kiện, họ không có ý kiến gì. Tuy nhiên, lịch sử vẫn là lịch sử, chúng ta không thể chối bỏ nó, cũng như những bài học lịch sử như “9 năm làm một Điện Biên” của cha ông mà chúng ta đã trân trọng, tự hào và còn nói đi nói lại hàng ngàn lần trong những cuốn sách, giáo trình,… cho các thế hệ sau” – bà Điệp Giang nhấn mạnh. Sau tất cả những ồn ào của truyền thông, bà Giang cho rằng: Điều giữ chân được người tiêu dùng vẫn là một sản phẩm chất lượng. “Chúng tôi tin ở nhận thức ngày càng cao và có trách nhiệm của người tiêu dùng cũng như sự lựa chọn thông minh với tinh thần người Việt Nam ủng hộ hàng Việt Nam xứng đáng” – bà Giang nói.
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Hân Ni