Từ Starbucks, nhìn lại tham vọng số 1 thế giới của Trung Nguyên

26/11/2012 07:03
Nam Anh
(GDVN) - "Chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022", ông Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ.

Vị thế của cà phê Trung Nguyên ở thị trường trong nước

Theo số liệu từ Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, tính đến tháng 7/2012 thị trường cafe hòa tan trong nước, bao gồm cafe 3 trong 1 (3in1) và 2 trong 1 (2in1) có tăng trưởng doanh số tích cực tại 6 thành phố lớn, chủ yếu từ TP.HCM. Qua đó, Nestle dẫn đầu thị trường, theo sát sau là các nhà sản xuất trong nước như Trung Nguyên và Vinacafe Biên Hòa.

Ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc truyền thông của Nestle - đơn vị được Nielsen công bố dẫn đầu về thị trường cà phê hòa tan cho biết: Thị trường cà phê hòa tan bao gồm cả cà phê hòa tan 3in1 (cà phê, sữa, đường), cà phê 2in1 (cà phê, đường) và cà phê bột. Nestle dẫn đầu về cà phê hòa tan nói chung, còn Trung Nguyên chỉ dẫn đầu cà phê 3in1..

Năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 (3in1) đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về thị phần (38%) (Nguồn: Website Trung Nguyên)
Năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 (3in1) đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về
thị phần (38%) (Nguồn: Website Trung Nguyên)
Cũng theo nguồn thông tin từ công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới này, năm 2011, sản phẩm cà phê hòa tan G7 (3in1) của Trung Nguyên đã dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan Việt Nam về thị phần (38%), theo sau là Vinacafe có thị phần 31%, Nescafe có thị phần 27%. Các số liệu ngành cho thấy tiêu thụ cà phê rang xay và hòa tan ở Việt Nam đã tăng 22% - 25% trong năm nay. Xuất khẩu cà phê hòa tan cũng thêm hơn 20%.  Tháng 6/2012, Trung Nguyên khai trương mô hình cà phê hạt xay trong các tủ kính, quầy kệ với diện tích nhỏ, một ít bàn ghế xung quanh để khách có thể nghỉ chân hoặc tranh thủ ngồi uống cà phê. Những kios cà phê hạt xay mới của Trung Nguyên có vẻ như đang thu hút sự chú ý của thị trường. Trong khi "chiếc bánh" cà phê hòa tan (2in1, 3in1) hiện đang được chi phối bởi 3 tên tuổi lớn là Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe thị trường cà phê rang xay dường như vẫn còn thênh thang. Từ các thông số trên có thể thấy, mặc dù được biết đến trên khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng về thị phần, dường như cà phê Trung Nguyên vẫn đang đứng sau Nescafe.Trung Nguyên đứng ở đâu trên thị trường thế giới? Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới đang ở những bước đầu. “Tôi muốn thương hiệu Trung Nguyên của Việt Nam nổi tiếng trên thế giới. Cà phê của chúng tôi ngon. Không có lý do gì chúng tôi không thể làm được điều đó” - thương gia trẻ này tuyên bố. Chỉ trong vòng 10 năm ngắn ngủi, "thuyền trưởng" Đặng Lê Nguyên Vũ đã đưa Trung Nguyên thành nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng liên tục 37%/năm. Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước. Đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thành công của Trung Nguyên ở Nhật Bản đã là một bước nhảy vọt quan trọng. Đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc và Cộng hòa Séc. Cà phê rang Trung Nguyên cũng có mặt trong siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ, Đức, Đông Âu, Pháp và Nga. Hiện tại, Đặng Lê Nguyên Vũ đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho cà phê Trung Nguyên tại 15 nước như Đức, Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippin…
Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước. Đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thương hiệu Cà phê Trung Nguyên đã được biết đến ở khắp 64 tỉnh, thành cả nước. Đồng thời có mặt ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.


Cuối năm 2011, vượt qua các bước thẩm định ngặt nghèo của đơn vị kiểm định quốc tế, cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên chính thức vào hệ thống phân phối của tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á E-Mart (Hàn Quốc). Kế hoạch thâm nhập hệ thống siêu thị Costco (Mỹ) cũng đang được Trung Nguyên thực hiện.

Tham vọng trở thành hàng đầu thế giới

Đó là mục tiêu mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đặt ra cho năm 2022.

Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, hãng chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư 80 triệu USD để mở rộng hoạt động tại Tây Nguyên. Ngày 29/8, hãng tin Dow Jones Newswires dẫn lời bà Phạm Thị Điệp Giang - Phó Giám đốc phụ trách đối ngoại và truyền thông của Trung Nguyên cho biết kế hoạch này bao gồm một mô hình trồng trọt mới ở khu vực Eatul và xây nhà máy chế biến mới công suất 300 tấn mỗi ngày tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong ba năm tới.

Ông Vũ cho biết: "Chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có và đầu tư hơn 80 triệu USD xây dựng một loạt nhà máy chế biến mới ở Buôn Ma Thuột. Trung Nguyên đặt mục tiêu trở thành hãng chế biến cà phê lớn nhất thế giới năm 2022". Ông Vũ cho biết thêm, nhu cầu cà phê chế biến nội địa và xuất khẩu đang tăng rất nhanh. Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc đang là những thị trường xuất khẩu chủ chốt của hãng này.

“Chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có 5 bước. Bước đầu tiên là hình thành gây dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hóa và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói. Chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”, ông Đặng Lê Nguyên Vũ "bật mí".

* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Nam Anh