Vietnam Airlines có hành xử khó hiểu như các 'ông lớn' VN?

21/04/2011 14:26
(GDVN) – Gần đây, đối mặt với hàng loạt sự cố liên quan đến quyền lợi của khách hàng và NTD, không ít "ông lớn" trong các ngành liên quan chọn cách tránh né.

(GDVN) – Hàng chục nghìn xe Toyota Việt Nam bị lỗi kỹ thuật, khán giả "mỏi cổ" chờ VTV xin lỗi sau chương trình "lừa dối" về nhân vật Lượm, 2.154 xe Lead bị thu hồi do sự cố bình xăng… là những sự cố liên quan tới quyền lợi của NTD, khách hàng nhưng đều nhận được câu trả lời "khật khưỡng" của cơ quan chủ quản.  Dư luận đang đặt câu hỏi liệu vụ hành khách tố bị hành xử thô bạo trên chuyến bay của Vietnam Airlines có là vụ tiếp theo?

>> VNA không nhận lỗi vụ khống chế HLV trưởng Taekwondo Việt Nam
>> HLV Taekwondo kể việc bị "tẩn" tơi tả trên máy bay Vietnam Airlines

Khách tố bị hành xử thô bạo, Vietnam Airline "tránh né"?

Những ngày gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến sự việc hành khách của Vietnam Airlines tố bị phi hoành đoàn hành xử thô bạo. Theo đó, trên chuyến bay đêm 18/4 của Vietnam Airlines từ Hà Nội vào TP.HCM, ông Lê Minh Khương, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam cho rằng, tiếp viên trưởng chuyến bay đã xử lý thái quá, vu khống ông gây rối, lực lượng an ninh hàng không phải can thiệp, khống chế ông bằng dùi cui điện khiến ông phải nhập viện kiểm tra.

alt
Việc đánh người trên máy bay của VNA khiến không ít người bất bình
Trong khi đó, trong thông cáo báo chí giải trình, Vietnam Airlines lại cho rằng: Khách Lê Minh Khương không trở về chỗ ngồi và có biểu hiện gây rối, tiếp tục la hét, không tuân thủ yêu cầu của phi hành đoàn. Trong trường hợp này, phi hành đoàn đã xử lý tình huống theo đúng quy định.
Cũng ngay sau đó, một nguồn tin từ Vietnam Airlines khẳng định, phi hành đoàn chuyến bay VN1169 đã xử lý đúng quy trình về an toàn hàng không. Sự việc đúng sai sẽ do cơ quan chức năng làm rõ. Trong trường hợp xác định ông Lê Minh Khương có biểu hiện gây rối, uy hiếp chuyến bay, hãng sẽ tính đến phương án đưa hành khách này vào danh sách từ chối vận chuyển.

Nhận xét về thái độ cư xử của Vietnam Airlines đối với khách hàng của mình, diễn viên Trần Lực - người đã bay trên chuyến bay trên và chứng kiến vụ việc - thể hiện bức xúc riêng của mình: “Tôi rất bất bình, bất bình lắm! Tôi không hiểu một hãng hàng không quốc gia to nhất Việt Nam mà lại như thế này. Bây giờ chỉ cần một hãng khác vào cạnh tranh, đủ máy bay như Vietnam Airlines thì Vietnam Airlines làm gì còn khách nữa!”.

Suýt chút nữa Toyota "ém  nhẹm" hàng chục nghìn xe bị lỗi

Tháng 4/2011, đơn khiếu nại của kỹ sư Lê Văn Tạch về lỗi của các dòng xe Innova, Fortuner do Công ty Toyota Việt Nam sản xuất đã gây rúng động thị trường. Điều đặc biệt là sau khi báo cáo với lãnh đạo, thay vì tìm cách sửa chữa và thông tin tới khách hàng, Toyota Việt Nam lại yêu cầu anh Tạch phải... giữ kín chuyện.

alt
Sau đơn khiếu nại của kỹ sư, Toyota Việt Nam mới công bố
số lượng xe lỗi.

Ông Tạch đưa ra 3 lỗi cụ thể của Toyota Việt Nam bao gồm: “Lỗi thứ nhất liên quan đến việc siết bu lông cánh tay đòn trên và cánh tay đòn dưới của xe, khiến xe mất cân bằng, bị nghiêng khi đi với vận tốc lớn (tùy vào mức độ nặng nhẹ). Lỗi thứ hai phát hiện tầm tháng 10/2009 là việc gắn bu lông ở móc treo ghế sau của xe không được chặt, trong trường hợp phanh gấp có thể khiến ghế bị tuột, gây nguy hiểm cho người ngồi. Lỗi thứ ba phát hiện vào tháng 11/2010 là lỗi nghiêm trọng nhất vì liên quan đến áp suất dầu phanh của bánh sau. Khi gặp tình huống khẩn cấp, phanh gấp thì sẽ bó phanh, trượt bánh trên mặt đường, tài xế sẽ mất kiểm soát và tai nạn là khó tránh khỏi”.

Tới chiều 1/4 vừa qua, trao đổi với báo chí xung quanh khiếu nại của kỹ sư Lê Văn Tạch, Toyota Việt Nam đã thừa nhận con số xe lỗi lên tới gần 9.000 xe.
Tuy nhiên, theo các tài liệu từ cục Quản lý cạnh tranh lẫn các con số trong thông cáo của TMV đưa ra, thì số lượng xe bị triệu hồi để sửa chữa miễn phí không chỉ dừng lại ở gần 9.000 xe như TMV đã thừa nhận với báo giới trước đó mà có thể lên đến 73.000 xe.
 
Cụ thể, có khoảng 167 xe Inova sản xuất trong 2010 bị ảnh hưởng đến áp suất dầu phanh. Có 53.280 xe Innova và 12.423 xe Fortuner sản xuất năm 2010 bị ảnh hưởng về lực xiết bu-lông bắt móc neo chân ghế. Ngoài ra có thêm hơn 7.300 xe Innova sản xuất từ tháng 12.2005 đến tháng 10.2006 bị lỗi bu lông camber.

Đến nay, Cục Đăng kiểm đã ghi nhận việc Toyota Việt Nam chịu trách nhiệm khắc phục miễn phí. Cục Đăng kiểm cũng đã yêu cầu nhà sản xuất thông báo chính thức cho người đã mua xe biết địa điểm để khắc phục.

Khán giả “mỏi cổ” chờ VTV xin lỗi vụ "Chuyện tình cô Lượm"

Cách đây chưa lâu, dư luận rất xôn xao sau khi báo chí phát hiện nhân vật Lượm trong “Chuyện tình của Lượm” (chương trình Người xây tổ ấm) phát sóng ngày 25/1 là “người giả” với tên thật Trần Thị Thùy Dương.
Đến 22 giờ 30 ngày 29/3, nhà báo Kim Ngân - BTV chương trình “Người xây tổ ấm” - mới chính thức gửi lời xin lỗi đến khán giả truyền hình cả nước về vụ việc "Chuyện tình cô Lượm".
Đến 22 giờ 30 ngày 29/3, nhà báo Kim Ngân - BTV chương
trình “Người xây tổ ấm” -  mới chính thức gửi lời xin lỗi đến
khán giả truyền hình cả nước về vụ việc "Chuyện tình cô Lượm".
Trước sự phản đối, không đồng tình của dư luận, tối 8/3, nhà báo Kim Ngân đã lên tiếng giải thích về sự việc này nhưng trái với mong muốn của nhiều người, chương trình ‘”Người xây tổ ấm” tối hôm đó phát chậm gần 20 phút so với thời gian công bố trên website của Đài truyền hình VN. Đáng nói hơn, chương trình chỉ dành ra khoảng 3 phút ngắn ngủi “giải thích, nói rõ” sự việc liên quan đến “Lượm” và không hề có một lời xin lỗi tới khán giả, công chúng.

Trước sự bức xúc ngày càng cao của đông đảo khán giả trung thành của VTV, đến 22 giờ 30 ngày 29/3, nhà báo Kim Ngân - biên tập viên chương trình “Người xây tổ ấm” -  mới chính thức gửi lời xin lỗi đến khán giả truyền hình cả nước về vụ việc này.
Trước sức ép công luận, Honda tuyên bố thu hồi xe Lead lỗi bình xăng

Vào tháng 10/2010, NTD Việt Nam cũng lên tiếng bất bình phản đối sự chậm trễ trong việc đưa thông tin rộng rãi  về việc thu hồi xe Lead do lỗi bình xăng.
alt
Sau khi khách hàng lên tiếng, Honda mới thừa nhận việc âm thầm
thu hồi sự cố của 2.154 xe bị lỗi.
Theo đó, ngày 15/10, độc giả phản ánh đến cơ quan báo chí về một lượng nhất định xe Honda LEAD – dòng xe đang rất ăn khách của Honda - có khả năng bị lỗi và phải thay bình xăng,. Nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu, các cơ quan truyền thông khẳng định, sự cố trên là có thật. Tuy nhiên, đến thời điểm phóng viên liên hệ xác minh vụ việc, phòng truyền thông của Honda Việt Nam vẫn cho rằng “chưa biết thông tin này”.
Tuy nhiên, trước sức ép của báo chí và dư luận, ông Koji Onishi, TGĐ Honda Việt Nam, đã đưa ra thông cáo báo chí thừa nhận về chiến dịch thay bình xăng cho 2.154 xe Lead bị lỗi. Những động thái chậm trễ này của Honda khiến hàng nghìn người sử dụng sản phẩm của Honda bất bình, bức xúc và lo lắng.
Nước mọc rêu, Lavie khẳng định “Vẫn uống tốt”

Vào tháng 8/2010, hàng nghìn người sử dụng nước khoáng Lavie tỏ ra lo lắng vì có hiện tượng mọc rêu xanh trong bình nước nhãn hiệu Lavie loại 19 lít do Công ty Phú Toàn Thắng (Hà Nội) phản ánh.
Nước mọc rêu trong bình Lavie này được đại diện Công ty Lavie khẳng định: "Vẫn uống tốt".
Nước mọc rêu trong bình Lavie này được đại diện
Công ty Lavie khẳng định: "Vẫn uống tốt".

Ngay sau khi phát hiện, Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Toàn Thắng đã thông báo cho Công ty TNHH Lavie biết và đề nghị được giải thích. Thế nhưng, thay cho lời giải thích thỏa đáng, 2 người tự xưng là nhân viên của hãng Lavie đến Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Toàn Thắng nằng nặc đòi lại 2 bình nước có rêu và yêu cầu đổi cho 2 bình nước mới; đồng thời gửi cho công văn có những lời giải thích thiếu thuyết phục, khiến Chi nhánh Công ty cổ phần Phú Toàn Thắng hết sức bức xúc.

Giải đáp với thắc mắc của khách hàng, đại diện Công ty Lavie khẳng định đã mang mẫu nước của chai nước dùng dở đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy nước không có vấn đề gì bất thường. Ông này cũng cho hay “rong rêu đó không có hại mà chỉ làm mất mỹ quan chứ không ảnh hưởng đến chất lượng nước”, do đó nước trong chai có rêu vẫn đảm bảo.

Vẫn không một lời xin lỗi, trong công văn gửi đến báo chí và Công ty cổ phần Phú Toàn Thắng, Lavie khẳng định “với hơn 10 năm sản xuất, kinh doanh nước khoáng tại Việt Nam, không có lý do gì để LaVie phải né tránh vấn đề này (vấn đề chất lượng sản phẩm)” và “về nguyên tắc, với việc giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm, trước tiên khách hàng phải chuyển giao sản phẩm để doanh nghiệp xem xét, phân tích, giải đáp”. Và vì khách hàng không chịu giao sản phẩm, đại diện LaVie khẳng định, khách hàng có thể “tiến hành các biện pháp cần thiết và phù hợp”.
 
Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 1999 nêu rõ, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo, có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Cách giải quyết là thông qua hòa giải hoặc khiếu kiện. Ngoài ra, Luật Chất lượng ban hành năm 2007, vấn đề quyền người tiêu dùng cũng được quy định rõ cụ thể là quyền được thông tin trung thực, quyền được yêu cầu sửa chữa những khuyết tật hàng hóa và quyền đòi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Do đó khi NTD bị thiệt hại không nên im lặng mà phải lên tiếng đòi quyền lợi cho mình.


Phương Lan (tổng hợp)

>> Ông Lê Minh Khương không kiện Vietnam Airlines
>> Cung cấp 'ảnh chứng' về vụ gây rối trên máy bay của VNA
>> Những tường trình trái chiều vụ Vietnam Airlines bị tố hành hung khách
>> Video: Nghe hành khách kể về vụ võ sư bị hành hung trên máy bay
>> VNA không nhận lỗi vụ khống chế HLV trưởng Taekwondo Việt Nam
>> HLV Taekwondo kể việc bị "tẩn" tơi tả trên máy bay Vietnam Airlines