Lần đầu tiên công bố nhiều hình ảnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

01/05/2015 07:56
Ngọc Quang
(GDVN) - Ngày 30/4/1975 mãi đi vào lịch sử dân tộc, là niềm tự hào của lớp lớp người dân Việt Nam ngày hôm nay và mãi mãi sau này.

LTS: Nhân dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả những hình ảnh lịch sử do Nhà báo Đinh QuangThành chụp trên các chiến trường, trong hành trình hướng đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Nhà báo Đinh Quang Thành cho biết, trong số 80 bức ảnh đang trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, đa phần là các bức ảnh chưa từng công bố. 

Với khẩu lệnh “Địch phá ta cứ đi”, các con đường ngày càng dài thêm, quân đi như nước chảy, các kho quân lương dọc đường đầy ắp, đủ tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Cầu Đoan Vĩ trên đường số 1 bị đánh sập. Tại chính nới này đã mọc lên không chỉ một cầu mà là 3 cây cầu thay thế: hai cầu phao và một chiếc cầu dây cáp treo.

Với khẩu lệnh “Địch phá ta cứ đi”, các con đường ngày càng dài thêm, quân đi như nước chảy, các kho quân lương dọc đường đầy ắp, đủ tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Cầu Đoan Vĩ trên đường số 1 bị đánh sập. Tại chính nới này đã mọc lên không chỉ một cầu mà là 3 cây cầu thay thế: hai cầu phao và một chiếc cầu dây cáp treo.

Vào một đêm tháng 6/1966 tại cầu Gián Khuốt đoạn qua sông Đáy trên quốc lộ 1A, chị Nguyễn Thị Phúc - đội viên Đại đội TNXP 193 Nam Hà đang chỉ đường cho đoàn xe qua cầu phao trong đêm, bất ngờ một loạt bom nổ giữa đầu cầu và cô bị cưa cụt một cẳng chân. Không kịp cấp cứu, máu ra nhiều, cô gái đã hy sinh. Ngay đêm sau, nhiều đội viên nữ trong đơn vị đã tranh nhau làm nhiệm vụ thay chị Phúc. Tấm ảnh mang tên “Đường ra tiền phương” vẫn sống mãi trên các trang báo, tạp chí mãi tới nay.
Vào một đêm tháng 6/1966 tại cầu Gián Khuốt đoạn qua sông Đáy trên quốc lộ 1A, chị Nguyễn Thị Phúc - đội viên Đại đội TNXP 193 Nam Hà đang chỉ đường cho đoàn xe qua cầu phao trong đêm, bất ngờ một loạt bom nổ giữa đầu cầu và cô bị cưa cụt một cẳng chân. Không kịp cấp cứu, máu ra nhiều, cô gái đã hy sinh. Ngay đêm sau, nhiều đội viên nữ trong đơn vị đã tranh nhau làm nhiệm vụ thay chị Phúc. Tấm ảnh mang tên “Đường ra tiền phương” vẫn sống mãi trên các trang báo, tạp chí mãi tới nay.
Sáng ngày 29/3/1975, xe tăng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân đoàn II từ bốn hướng đánh thẳng vào Đà Nẵng, pháo kích sân bay, quân cảng và các vị trí quan trọng khác, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, làm tan rã 100.000 quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, trực tiếp đánh bại âm mưu co cụm của địch.
Sáng ngày 29/3/1975, xe tăng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 và Quân đoàn II từ bốn hướng đánh thẳng vào Đà Nẵng, pháo kích sân bay, quân cảng và các vị trí quan trọng khác, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, làm tan rã 100.000 quân địch, làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng về mặt chiến lược, trực tiếp đánh bại âm mưu co cụm của địch.
Sáng 29/3 từ hướng Bắc, xe tăng và bộ binh của Quân đoàn II tiến thẳng vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng.
Sáng 29/3 từ hướng Bắc, xe tăng và bộ binh của Quân đoàn II tiến thẳng vào giải phóng Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 16/4, Sư đoàn 325 của Quân đoàn II có xe tăng và pháo binh yểm trợ cùng với Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ 3 hướng tiến công vào Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Quân địch hoảng loạn bỏ chạy, ta bắt sống Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và nhiều sĩ quan khác cùng với 40 chiếc máy bay còn nguyên vẹn.
Ngày 16/4, Sư đoàn 325 của Quân đoàn II có xe tăng và pháo binh yểm trợ cùng với Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ 3 hướng tiến công vào Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Quân địch hoảng loạn bỏ chạy, ta bắt sống Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và nhiều sĩ quan khác cùng với 40 chiếc máy bay còn nguyên vẹn.
17h ngày 26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Đông Bắc Sài Gòn.18h Lữ đoàn tăng 203 và bộ binh của Sư đoàn 325 Quân đoàn II ồ ạt tấn công Trường Sĩ quan Thiết giáp và 2 giờ sau đã chiếm được căn cứ.

17h ngày 26/4/1975 gần 10 tiểu đoàn pháo của Quân đoàn II đã cấp tập trút bão lửa vào căn cứ Nước Trong (Đồng Nai), mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh từ hướng Đông Bắc Sài Gòn.18h Lữ đoàn tăng 203 và bộ binh của Sư đoàn 325 Quân đoàn II ồ ạt tấn công Trường Sĩ quan Thiết giáp và 2 giờ sau đã chiếm được căn cứ.

Tên sĩ quan Nguỵ của trường sĩ quan bộ binh bị thương buộc băng vải trắng trên cánh tay đầu hàng Quân giải phóng tại căn cứ Nước Trong được quân ta băng bó và tha về với gia đình.
Tên sĩ quan Nguỵ của trường sĩ quan bộ binh bị thương buộc băng vải trắng trên cánh tay đầu hàng Quân giải phóng tại căn cứ Nước Trong được quân ta băng bó và tha về với gia đình. 
Sớm ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư Biên Hoà tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà.
Sớm ngày 30/4, các binh chủng xe tăng, bộ binh, xe pháo của Quân đoàn II từ đường 15 rẽ ngã tư Biên Hoà tiến vào đánh chiếm Sài Gòn trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà.
Trên đường hành quân, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II tiêu diệt các ổ đề kháng của quân Nguỵ án ngữ trên cầu Rạch Chiếc trên sông Đồng Nai và cầu xa lộ trên sông Sài Gòn.
Trên đường hành quân, binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II tiêu diệt các ổ đề kháng của quân Nguỵ án ngữ trên cầu Rạch Chiếc trên sông Đồng Nai và cầu xa lộ trên sông Sài Gòn.
Xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn.
Xe tăng của Lữ đoàn 203 tiến vào Sài Gòn trên xa lộ Biên Hoà - Sài Gòn. 
9h sáng 30/4, các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 304 đã tới Thủ Đức trên đường hành quân tiến vào Sài Gòn bằng cả những ô tô chiếm được của địch đang chỉnh lại đội ngũ hành quân chiến đấu.
9h sáng 30/4, các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 304 đã tới Thủ Đức trên đường hành quân tiến vào Sài Gòn bằng cả những ô tô chiếm được của địch đang chỉnh lại đội ngũ hành quân chiến đấu.
Sáng 30/4, trực thăng của chính quyền Sài Gòn chở sĩ quan Ngụy chạy trốn bị bắn rơi trên đường Lý Thái Tổ, gần sứ quán Ấn Độ tại Sài Gòn.
Sáng 30/4, trực thăng của chính quyền Sài Gòn chở sĩ quan Ngụy chạy trốn bị bắn rơi trên đường Lý Thái Tổ, gần sứ quán Ấn Độ tại Sài Gòn.
Sáng 30/4 Quân đoàn III tấn công cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất và gần 10h chiếm được sân bay. Cùng lúc pháo hạng nặng của Quân đoàn II đặt tại bờ sông Sài Gòn (Quận 9) bắn 304 phát đạn đại bác trúng đường băng, kho xăng, bom đạn, dìm sân bay trong khói lửa rực trời.
Sáng 30/4 Quân đoàn III tấn công cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất và gần 10h chiếm được sân bay. Cùng lúc pháo hạng nặng của Quân đoàn II đặt tại bờ sông Sài Gòn (Quận 9) bắn 304 phát đạn đại bác trúng đường băng, kho xăng, bom đạn, dìm sân bay trong khói lửa rực trời.
Những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn. Từ trái sang phải: Trung uý Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390; Trung uý Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390; Chiến sĩ pháo thủ xe tăng 390.

Những người chiến thắng trước thềm Dinh Độc lập vào giây phút lịch sử, giải phóng Sài Gòn. Từ trái sang phải: Trung uý Nguyễn Đăng Toàn, chỉ huy xe tăng 390; Trung uý Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe tăng 390; Chiến sĩ pháo thủ xe tăng 390.

Hàng nghìn người dân chào đón bộ đội giải phóng miền Nam ngay trước Dinh Độc lập.
Hàng nghìn người dân chào đón bộ đội giải phóng miền Nam ngay trước Dinh Độc lập. 
Sinh viên và giáo viên Đại học Mỹ thuật Sài Gòn nặn tượng Bác ngay trong ngày chiến thắng để phục vụ công tác tuyên truyền.
Sinh viên và giáo viên Đại học Mỹ thuật Sài Gòn nặn tượng Bác ngay trong ngày chiến thắng để phục vụ công tác tuyên truyền.
Thanh niên Sài Gòn nô nức tràn ra các đường phố chào đón xe tăng của quân ta tiến vào thành phố.
Thanh niên Sài Gòn nô nức tràn ra các đường phố chào đón xe tăng của quân ta tiến vào thành phố.
Phụ nữ Quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội vào giải phóng thành phố.
Phụ nữ Quận 4 mang hoa quả đặt trên hè phố để tặng bộ đội vào giải phóng thành phố.
Ngay trưa ngày 30/4, Hội LHPN giải phóng Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức mít tinh tuần hành chào mừng đoàn quân giải phóng, dẫn đầu là đoàn tăng ni phật tử. Đoàn mít tinh trên đường Lê Lợi (quận I).
Ngay trưa ngày 30/4, Hội LHPN giải phóng  Sài Gòn - Gia Định đã tổ chức mít tinh tuần hành chào mừng đoàn quân giải phóng, dẫn đầu là đoàn tăng ni phật tử. Đoàn mít tinh trên đường Lê Lợi (quận I).
Chiều ngày 30/4, công nhân ngành dệt đã mít tinh tuần hành trên đường phố Sài Gòn chào mừng đoàn quân giải phóng, mừng Lễ kỷ niệm Ngày lao động Quốc tế 1-5 đầu tiên của Sài Gòn giải phóng. Đoàn mít tinh đang tuần hành trên đường Lê Lợi, tiến tới Nhà hát Thành phố.

Chiều ngày 30/4, công nhân ngành dệt đã mít tinh tuần hành trên đường phố Sài Gòn chào mừng đoàn quân giải phóng, mừng Lễ kỷ niệm Ngày lao động Quốc tế 1-5 đầu tiên của Sài Gòn giải phóng. Đoàn mít tinh đang tuần hành trên đường Lê Lợi, tiến tới Nhà hát Thành phố.

Thượng Tướng Trần Văn Trà Chủ tịch UB Quân quản SG-GĐ họp báo về chiến thắng của quân và dân ta tại Dinh Độc Lập ngày 2/5/ 1975
Thượng Tướng Trần Văn Trà Chủ tịch UB Quân quản SG-GĐ họp báo về chiến thắng của quân và dân ta tại Dinh Độc Lập ngày 2/5/ 1975
Ngọc Quang