Lịch sử: Tròn 3 năm sau cuộc chiến ngắn ngày Nga - Gruzia

08/08/2011 03:20
(GDVN) - Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai và Nga.

(GDVN) - Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cùng với Liên bang Nga.

Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã bùng nổ thành một một chiến vào sáng sớm ngày 7 tháng 8 năm 2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia.

Lực lượng bộ binh cơ giới của Nga tiến vào lãnh thổ Gruzia
Lực lượng bộ binh cơ giới của Nga tiến vào lãnh thổ Gruzia

Một thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ đã được Gruzia và Nga ký kết vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân, trong khi các quan chức Gruzia bày tỏ sự không hài lòng với tỷ lệ và quy mô cuộc rút quân, cùng với việc hiện diện thường xuyên của quân đội Nga tại thành phố cảng Poti của Gruzia.

 

Số lượng người tỵ nạn từ Nam Ossetia sang Nga đã lên đến con số 30.000 trên tổng dân số 70.000 người. Theo LHQ thì chỉ có 1.500 người. Trong khi đó đến ngày 18 tháng 8, có khoảng 68.000 người gốc Gruzia phải bỏ nhà cửa vì cuộc giao tranh.

Vào ngày 26 tháng 8, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Gruzia bác bỏ hoàn toàn động thái này để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ.

Bộ binh Gruzia
Bộ binh Gruzia

Một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và Đức cũng phản đối quyết định này và cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế. Toàn bộ 7 nước thuộc khối G7 cũng cho rằng Nga đang xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận nền độc lập tại hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia.

Bối cảnh cuộc chiến khốc liệt

Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành hai phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990, tuy nhiên về mặt ngoại giao, nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận.

Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này trong 15 năm và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga.

Máy báy chiến đấu của Không quân Nga bắn hỏa lực vào các mục tiêu của quân đội Gruzia
Máy báy chiến đấu của Không quân Nga bắn hỏa lực vào các mục
tiêu của quân đội Gruzia

Theo một thỏa thận ngưng bắn từ thập niên 90, tại Nam Ossetia đang có một lực lượng bảo vệ hòa bình gồm quân Nam Ossetia, Nga và Gruzia trú đóng tại đây.

Theo báo Le Monde thì người Nga đã chuẩn bị để siết chặt Gruzia từ lâu. Từ mùa Xuân, công binh Nga đã bắt đầu sửa đoạn đường của Abkhazia nối giữa Otchamtchira (cảng biển nơi 5.000 quân Nga đổ bộ ngày 10 tháng 8) và Sukhumi (thủ phủ Abkhazia).

Thủ tướng Nga Vladimir Putin thì chờ một cơ hội. Cũng theo tờ Le Monde trích từ một nguồn tin cao cấp từ Bộ Quốc phòng của một nước châu Âu, hạm đội Hắc Hải Nga không thể nào trong một thời gian ngắn chỉ vài ba giờ đồng hồ mà có thể cập cảng của Gruzia và sự phối hợp của quân Nga khi tiến vào Gruzia chứng tỏ họ có sự chuẩn bị trước.

Hỏa lực bắn giàn Nga nã đạn về phía Gruzia
Hỏa lực bắn giàn Nga nã đạn về phía Gruzia

Các chuyên gia cho rằng không thể nào trong 48 tiếng mà Nga có thể đưa được 20.000 quân cùng 2.000 xe tăng sang Gruzia mà lại không chuẩn bị gì.

Khoảng giữa tháng Tư cho tới lúc chiến tranh, Mỹ đã bắt đầu liên tục cảnh báo Gruzia không được đáp trả những khiêu khích của Nga và cũng không được mở chiến dịch quân sự sang các vùng ly khai.

Người Mỹ theo dõi các cuộc tập trung quân đội của Nga ở Bắc Kavkaz và đã báo trước cho Tổng thống Mikhail Saakashvili rằng phía Nga sẽ tấn công lại rất mạnh.

Vận tải cơ của quân đội Nga hoạt động trong cuộc chiến 5 ngày bắt đầu từ 8/8/2008
Vận tải cơ của quân đội Nga hoạt động trong cuộc chiến 5 ngày bắt
đầu từ 8/8/2008

Hậu quả

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính, có từ 10.000 tới 20.000 người Gruzia và Nam Ossetia đã bị mất nhà cửa trong những ngày chiến tranh bùng nổ. Phía Nga thông báo có 30.000 dân, chiếm một nửa dân số Nam Ossetia, sơ tán tới Bắc Ossetia thuộc Nga (LHQ chỉ xác nhận có 1.500 người chạy sang Nga). Thủ phủ của Nam Ossetia là Tskhinvali dường như đã bị phá hủy hoàn toàn.

Phía Gruzia tuyên bố Nga "thanh lọc sắc tộc" trong khi người Nga lại cáo buộc Gruzia "diệt chủng" ở Nam Ossetia.

Ly tán
Ly tán

Theo tạp chí quân sự Nga Moscow Defence Brief thì trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008, ít nhất hai trong số 6 máy bay Nga bị rơi ở Gruzia do không quân nước này bắn nhầm.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Anatoly Nogovitsyn bác bỏ thông tin trên nhưng bài báo trên còn cung cấp chi tiết từng máy bay bị rơi vào thời điểm nào, ở đâu và các phi công trên máy bay.

Chết chóc, tàn phá
Chết chóc, tàn phá

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga đã tuyên bố Nga mất 4 máy bay. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Nga Said Aminov dẫn một nguồn tin không chính thức cho biết, Nga còn mất thêm 3 chiếc máy bay nữa trong cuộc chiến tại Nam Ossetia – 1 chiếc Su-24MR vào ngày 08/8, 1 chiếc Su-24M vào ngày 10 hoặc 11/8 và 1 chiếc Su-25 vào ngày 09/8 và cũng có thể thêm 1 chiếc trực thăng Mi-24.

Chiếc Su-25, theo hàng loạt các nguồn tin, là "nạn nhân" bị quân đội Nga bắn nhầm.

{iarelatednews articleid='9940,9256,9911,9900,9892,9769,9863,9786,9854,9795,9748,9788,9814,9783,9829,9766'}

Bình Nguyên (tổng hợp từ Wikipedia, Boston, lenta.ru)

alt