Lợi nhuận thuần các lĩnh vực kinh doanh chính của Masan tăng trưởng hơn 90%

07/11/2018 14:18
An Nhiên
(GDVN) - Ngày 29/10/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” và “Công ty”, công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018.

Ngày 29/10/2018, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN, “Masan” và “Công ty”, công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018.

“Masan tiếp tục thực thi kế hoạch tăng trưởng trong trung hạn. Nhờ chiến lược “cao cấp hóa” và mở rộng ngành hàng đồ uống giúp cho Masan Consumer tăng trưởng gấp 2-3 lần mức tăng trưởng trung bình của ngành FMCG trong các năm tới.

Việc Masan Resources mua lại nhà máy chế biến hóa chất vonfram công nghệ cao là bước đi chiến lược giúp Công ty có thể tạo ra dòng tiền vững mạnh cũng như hiện thực hóa kế hoạch tăng công suất lên gấp đôi để mở rộng thị phần vonfram ngoài Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mô hình tập trung vào dịch vụ khách hàng và đầu tư vào công nghệ cao đã giúp Techcombank trở thành ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất và có lợi nhuận cao nhất trên thị trường.

Techcombank sẽ duy trì vị thế này bằng mô hình ưu tiên nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khách hàng thay vì thu nhập từ lãi vay.

Dù đạt được tăng trưởng vượt trội nhưng không phải mọi thứ đều tiến triển tốt như kế hoạch, Masan Nutri-Science vẫn bị ảnh hưởng nặng do khủng hoảng giá heo.

Thị trường thức ăn chăn nuôi dù đang hồi phục nhưng chúng ta đặt niềm tin lớn vào chiến lược chuyển đổi thành công ty kinh doanh thịt tươi sống hàng đầu, chứ không chỉ đơn thuần là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Những sản phẩm của Tập đoàn Masan được người tiêu dùng yêu thích và tin dùng.
Những sản phẩm của Tập đoàn Masan được người tiêu dùng yêu thích và tin dùng.

Lứa heo đầu tiên từ trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại Nghệ An đã xuất chuồng với kết quả rất khả quan, nhưng Masan Nutri-Science sẽ dừng bán heo hơi vào năm 2019 vì chúng ta sẽ tập trung vào việc tung ra sản phẩm thịt có thương hiệu phục vụ người tiêu dùng.

Masan tin rằng kết quả kinh doanh năm 2018 sẽ rất ấn tượng, và đây sẽ là nền tảng giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số cho năm 2019 cũng như các năm tiếp theo”, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc nói.

Phân tích lợi nhuận hợp nhất 

Lợi nhuận các lĩnh vực kinh doanh chính  cho 9 tháng năm 2018: Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty cho các lĩnh vực kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 2.307 tỷ đồng, tăng 90,2% so với mức 1.213 trong cùng kỳ năm 2017, nhờ vào biên lợi nhuận cho 9 tháng năm 2018 tăng lên mức 8,7% từ mức 4,4% trong cùng kỳ năm 2017.

Như vậy, biên lợi nhuận tăng 425 điểm cơ bản nhờ vào giảm 350 điểm cơ bản tỷ lệ chi phí hoạt động quản lý và bán hàng (“SG&A”) trên doanh thu và giảm 10,5% chi phí lãi vay, điều này cho thấy nền tảng kinh doanh và cấu trúc tài chính bền vững hơn. 

Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty theo báo cáo tài chính trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3.779 tỷ đồng, tăng trưởng 211,6% so với cùng kỳ năm 2017 do Công ty nhận được lợi nhuận một lần (không phải là lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính) là 1.472 tỷ đồng được xem như là “giả định” bán một phần tỉ lệ sở hữu trong công ty liên kết Techcombank (deemed disposal) nhờ vào kết quả phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá trị sổ sách của Công ty.

Lợi nhuận các lĩnh vực kinh doanh chính cho Quý 3/2018: Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty cho các lĩnh vực kinh doanh chính cho Q3/2018 giảm 1,3% xuống còn 748 tỷ đồng so với mức 758 tỷ đồng trong cùng kỳ 2017. Kết quả này không thể hiện hết khả năng tăng trưởng của MSN. Ngoài ra, trong Quý 3/2018 cũng không phát sinh bất kỳ khoản lợi nhuận/ lỗ nào một lần.

Lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty trong Quý 3/2018 (không tính lợi nhuận của Masan Nutri-Science (“MNS”) Quý 3/2018 do khủng hoảng giá heo) tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017.

Đóng góp lợi nhuận thuần của Techcombank trong Q3/2018 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 (ghi nhận theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Equity method) dưới mục “Phần lãi trong công ty liên kết”).

Phần đóng góp thấp hơn là do Công ty giảm lợi ích kinh tế tại Techcombank liên quan đến việc Techcombank phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng.

Nếu loại bỏ lợi nhuận một lần vào nửa đầu năm 2018 tại TCB và giả định tỷ lệ sở hữu của Masan tại Techcombank trong Quý 3/2017 bằng tỷ lệ sở hữu tại Quý 3/2018, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông Công ty (bao gồm lợi nhuận của MNS bị ảnh hưởng nặng do khủng hoảng giá heo) trong Quý 3/2018 tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2017. 

Masan Resources (“MSR”) có sản phẩm đồng đang tồn kho cao do giá đồng không thuận lợi trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang tiếp diễn, và nhu cầu của khách hàng khá thấp. Doanh thu từ đồng được dự báo sẽ tăng lại vào Quý 4/2018 do giá đồng sẽ tốt hơn và nhu cầu tăng hơn. 

EBITDA hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018: tăng 24% lên 7.718 tỷ đồng so với mức 6.241 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2017, chủ yếu nhờ vào quản lý chi phí SG&A hiệu quả và do tối ưu hóa trong vận hành. Biên EBITDA hợp nhất tăng 625 điểm cơ bản lên 29% trong 9 tháng đầu năm 2018.

Lợi nhuận thuần các lĩnh vực kinh doanh chính của Masan tăng trưởng hơn 90% ảnh 2Masan Consumer tiếp tục trên đà đạt mục tiêu tăng trưởng doanh thu trên 25%

Tỷ lệ chi phí SG&A trên doanh thu hợp nhất giảm 350 điểm cơ bản xuống còn 16,1% trong 9 tháng năm 2018 từ mức 19,6% trong cùng kỳ năm 2017. Mức giảm này chủ yếu đến từ việc giảm 900 điểm cơ bản của Masan Consumer Holdings (“MCH”) do tiết kiệm chi phí bán hàng, và do việc giảm 360 điểm cơ bản của MNS do mô hình bán hàng đạt hiệu quả cao hơn.

EBITDA hợp nhất Quý 3/2018: Tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. MCH dẫn đầu với mức tăng trưởng cao EBITDA đạt 38% nhưng EBITDA hợp nhất không tăng cao là do do ảnh hưởng của khủng hoảng giá heo của MNS và do việc giảm tỷ lệ sở hữu tại Techcombank

Giả định tỷ lệ sở hữu của MSN tại TCB trong Quý 3/2017 bằng với tỷ lệ sở hữu trong Quý 3/2018 thì EBITDA trong Quý 3/2018 tăng 11% so với cùng kỳ.

Do tồn kho của sản phẩm đồng tại MSR cao hơn nên làm EBITDA giảm 400 tỷ đồng trong Quý 3/2018, hàng tồn kho này sẽ được bán và được ghi nhận doanh thu trong Quý 4/2018.

Việc tiết kiệm 1.000 tỷ đồng chi phí lãi vay sẽ được phản ánh hoàn toàn vào kết quả kinh doanh từ năm 2019.

Masan sẽ giảm chi phí lãi vay khoảng 1.000 tỷ đồng một năm bắt đầu từ Quý 4/2018. Tổng nợ/EBTDA dự tính sẽ giảm xuống còn 2,5x vào cuối năm 2018 nhờ vào kế hoạch trả nợ hơn 11.000 tỷ đồng vào Quý 4/2018. 

Việc tăng cường trả nợ vay là một phần kế hoạch của Công ty nhằm mục tiêu trong 12 tháng nữa đạt đánh giá tín nhiệm bằng mức đánh giá tín nhiệm của Việt Nam là BB-. 

Phân tích doanh thu thuần hợp nhất

Doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018: Masan Group đạt doanh thu thuần 26.630 tỷ đồng, giảm 3,0% so với mức 27.451 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2017, chủ yếu là do giảm doanh thu MNS bởi khủng hoảng giá heo. Nếu không bao gồm doanh thu của MNS thì doanh thu thuần hợp nhất cho 9 tháng năm 2018 tăng 29% so với cùng kỳ năm 2017.  

Doanh thu thuần hợp nhất Quý 3/2018: Giảm 2,8% so với cùng kỳ 2017, nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng cao trong các lĩnh vực kinh doanh giúp thúc đẩy tăng trưởng Q4/2018 và năm 2019.

Doanh thu thuần của MCH tăng gần 30% nhờ vào tuân thủ chặt chẽ chính sách hàng tồn kho thấp với mức dưới 1 tháng tồn kho. MSR vẫn duy trì tăng trưởng 5,8% dù tồn kho của sản phẩm đồng cao hơn làm MSR mất cơ hội ghi nhận doanh thu là 650 tỷ đồng, nhưng hàng tồn kho này sẽ được bán và ghi nhận doanh thu vào Q4/2018. Nếu không bao gồm doanh thu của MNS thì doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group tăng trưởng 21%.

Doanh thu thuần của MNS giảm 27,8% do nhu cầu cám heo chỉ tăng nhẹ trong Quý 3/2018. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi bắt đầu tăng đàn giúp Ban Điều hành tự tin vào việc đưa ra dự báo tăng trưởng của thức ăn chăn nuôi thương mại tăng hơn 10% cho cả năm 2019. Tăng trưởng cám heo của MNS trong Quý 3/2018 tăng 1,3% so với Quý 2/2018 và dự đoán doanh thu cám heo Quý 4/2018 sẽ tăng khoảng 2-5% so với Quý 3/2018.

Phân tích tình hình hoạt động Quý 3/2018

MCH: Tiếp tục tăng trưởng cao trên 20% nhờ vào chiến lược “cao cấp hóa” các nhãn hiệu cốt lõi (premiumization) và tung ra các sản phẩm mới thành công, nhưng vẫn cần phải tiếp tục đưa ra các phát kiến mang tính đột phá trong các ngành hàng còn mới (như thịt chế biến và bia):

Doanh thu thuần tăng trưởng khoảng 30% nhờ vào thực hiện chiến lược “cao cấp hóa” các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm và mở rộng lĩnh vực đồ uống. 

Lĩnh vực thực phẩm: Ngành gia vị tăng trưởng 36,1% trong Quý 3/2018 so với cùng kỳ năm 2017, đáng chú ý là sản phẩm cao cấp tăng trưởng trên 50%. Ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng 32% do các sản phẩm cao cấp tăng trên 60%, trong đó sản phẩm mì ly Omachi được tung ra 5 quý trước có doanh thu tăng gấp 3 lần.

Lợi nhuận thuần các lĩnh vực kinh doanh chính của Masan tăng trưởng hơn 90% ảnh 3Masan Consumer và Jinju Ham ký hợp tác chiến lược

Lĩnh vực đồ uống: Tăng trưởng 38% nhờ vào sản phẩm nước tăng lực Wake-Up 247 đạt tăng trưởng ấn tượng và sở hữu thương hiệu mạnh. Các điểm bán hàng trong lĩnh vực đồ uống đã tăng từ 75 ngàn điểm vào cuối năm 2017 lên 130 ngàn điểm vào Quý 3/2018.

Ngành hàng cà phê: Tăng trưởng 17% so với cùng kỳ 2017, chủ yếu là nhờ Vinacafé tăng trưởng trở lại. Sản phẩm Vinacafé đã đạt tăng trưởng doanh thu trong Q3/2018 là 25% so với cùng kỳ năm 2017 do MCH đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu cao cấp mang tính di sản. MCH sẽ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu & phát triển sản phẩm (R&D) vì cần phải có phát kiến đột phá phát triển sản phẩm mới có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng hơn 15%.

Ngành hàng bia: Kết quả kinh doanh đạt thấp hơn so với kế hoạch năm. Ban Điều hành cho rằng việc tận dụng kênh phân phối của thực phẩm và đồ uống hiện nay không phải là mô hình phù hợp mang đến thành công cho ngành bia. MCH đã thành lập hệ thống bán hàng riêng biệt với đội ngũ kinh doanh dày dặn kinh nghiệm. Ban Điều hành dự tính sẽ phát triển lên khoảng 150 – 200 nhân viên bán hàng vào giữa năm 2019.

Thịt chế biến: Kết quả kinh doanh thấp hơn kế hoạch năm do thiếu phát triển các sản phẩm mới và công nghệ còn hạn chế. Việc hợp tác với Jinju giúp cho MCH có thể tiếp cận được với công nghệ cao và khả năng phát triển các sản phẩm mới. Sản phẩm chung đầu tiên của 2 công ty sẽ được tung ra vào Q4/2018 và các sản phẩm mới khác sẽ tiếp tục ra mắt trong năm 2019.

Hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận vẫn được duy trì do MCH tiếp tục thực hiện chính sách quản lý hàng tồn kho thấp, tối ưu hóa chi phí bán hàng. Tỷ lệ Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp trên doanh thu trong Q4/2018 có thể sẽ cao hơn so với tỷ lệ của 9 tháng năm 2018 do Ban Điều hành tăng cường đầu tư vào hoạt động marketing cho các sản phẩm mới sẽ tung ra trong Q4/2018 và các hoạt động trong mùa Tết cũng như tạo đà tăng trưởng cho năm 2019.    

Masan Resources: Trong 9 tháng năm 2018, MSR tạo ra dòng tiền tự do  là 30 triệu USD và dự tính sẽ đạt 50 – 60 triệu USD cho cả năm 2018, nghĩa là sẽ tăng 30% so với năm 2017.

Các sáng kiến chiến lược: MSR hoàn tất việc mua lại 49% cổ phần của công ty liên doanh với H.C. Starck, hiện đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Vonfram Masan. MSR được xem là nhà chế biến hóa chất vonfram hàng đầu và đang tăng công suất để tăng thị phần lên gấp 2 lần. Ngoài ra, MSR tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác chiến lược với nhà chế biến sâu vonfram để tạo giá trị gia tăng cho cổ đông.

Cập nhật tình hình thị trường vonfram: Giá vonfram đã giảm nhẹ trong Q3/2018 do tính chất mùa vụ tại Châu Âu và những bất ổn trong chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn cung tinh quặng vonfram vẫn tiếp tục bị thu hẹp trên toàn cầu. Do các mỏ vonfram ngoài Trung Quốc gần đây bị đóng cửa, Ban Điều hành dự đoán giá vonfram sẽ tăng trở lại mức giá 300 USD/mtu trong Q4/2018.

Cập nhật về hoạt động kinh doanh: Khả năng thu hồi vonfram của MSR đạt mức cao nhất kể từ khi đi vào hoạt động, nhưng sản lượng thấp hơn do hàm lượng vonfram khai thác trong 9 tháng đầu năm 2018. Ban Điều hành đang lên kế hoạch để tăng công suất hóa chất vonfram lên 12.000 mtu trong năm 2019 từ mức hiện nay là 7.500 mtu. 

Cập nhật về sản phẩm đồng: Giá đồng thấp do chiến tranh thương mại Mỹ Trung và nhu cầu về đồng thấp nên giá thấp hơn mong đợi. MSR mất cơ hội ghi nhận doanh thu khoảng 650 tỷ đồng và EBITDA khoảng 400 tỷ đồng trong Q3/2018 liên quan đến đồng. Tuy nhiên, Ban Điều hành cho rằng doanh thu từ đồng sẽ tăng trở lại vào Q4/2018 do giá đồng tốt hơn và nhu cầu tăng.

Lợi nhuận thuần các lĩnh vực kinh doanh chính của Masan tăng trưởng hơn 90% ảnh 4Masan Resources mua lại 49% nhà máy chế biến hoá chất vonfram hàng đầu thế giới

Masan Nutri-Science: Doanh thu thức ăn cho heo đạt tăng nhẹ vào Q3/2018, nhưng cần phải thêm 6 tháng nữa để có thể hồi phục hoàn toàn. MNS sẽ chuyển đổi từ nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đơn thuần thành công ty cung cấp sản phẩm thịt tươi có thương hiệu cho người tiêu dùng từ Q4/2018.

Thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ tăng trưởng trong năm 2019: Hộ chăn nuôi heo cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu tái đàn nhờ vào giá heo ổn định ở mức 45.000-50.000 đồng/kg trong 2 quý vừa qua. Thị trường hồi phục chậm hơn do giai đoạn phát triển của heo bao gồm 5 tháng để heo nái nằm ổ và sinh con, mất thêm 4 tháng để heo con phát triển thành heo thịt.

Do vậy, Ban Điều hành dự tính thị trường thức ăn chăn nuôi thương mại sẽ hồi phục trong năm 2019 với mức tăng trưởng khoảng 10% và bắt đầu từ Q1/2019.

Cần xác định lại phân khúc thị trường thức ăn chăn nuôi: Nhiều hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ và vừa đã phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng giá heo vừa qua. Ban Điều hành của MNS có kế hoạch tập trung vào những hộ chăn nuôi có quy mô lớn và sẽ tung ra các kế hoạch chiến lược nhằm chiếm lĩnh nhóm khách hàng này vào Q4/2018.

Ban Điều hành trở lại đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu và đưa các phát kiến mới vào sản phẩm nhằm tăng năng suất. 

Đạt được hiệu quả hoạt động: MNS đã tổ chức lại mô hình đội ngũ kinh doanh để hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ vậy, doanh thu trên mỗi nhân viên đã tăng lên 4,4 tỷ đồng trong Quý 3/2018 từ mức 2,9 tỷ đồng trong Quý 1/2018. Ban Điều hành sẽ tiếp tục giữ mức nhân sự ổn định này trong thời gian tới. 

Hành trình chuyển đổi sang công ty kinh doanh thịt tươi sống trong Q4/2018: MNS sẽ tung ra các sản phẩm thịt tươi có thương hiệu đầu tiên vào Q4/2018. Ban Điều hành đang thống nhất mô hình phân phối và hoàn tất thỏa thuận với đối tác cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng kho lạnh để kịp tung sản phẩm vào cuối năm 2018. Trang trại Nghệ An vừa xuất chuồng 1.000 heo hơi với giá trung bình là 48.500 đồng/kg.

Techcombank: Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2018 của Techcombank, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Techcombank duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) cao, ở mức 25,4%. Techcombank đang trên đi đúng kế hoạch đạt lợi nhuận trước thuế 10 ngàn tỷ đồng cho năm 2018. 

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 13.294 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) đạt 25,4% là mức cao hàng đầu giữa các ngân hàng trong nước và trong khu vực.

Chi tiết của Báo cáo lợi nhuận Quý 3/2018 của Techcombank tại links này.

Cập nhật các chiến lược và đánh giá Q4/2018

Masan Group và SK Group sẽ thành lập Hội đồng Hợp tác chiến lược vào Q4/2018. Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm khai thác nguồn lực của hai bên và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới cho các hoạt động kinh doanh của các công ty con của Masan Group.

Ban Điều hành dự tính doanh thu thuần Q4/2018 tăng 15% so với cùng năm 2017, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty của hoạt động kinh doanh chính đạt 3.300 – 3.400 tỷ đồng và báo cáo lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty đạt 4.700 – 4.800 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2017.  
 
Kết quả tài chính hợp nhất  Quý 3/2018 và 9 tháng đầu năm 2018 của Masan Group

Kết quả kinh doanh nổi bật

Bảng cân đối kế toán nổi bật

An Nhiên