Một nửa động vật hoang dã biến mất khỏi Trái Đất trong 40 năm qua

30/09/2014 12:12
Nguyễn Hường
(GDVN) - Những con voi rừng châu Phi, hổ Ấn Độ và thậm chí là hải cẩu đang biến mất dần trong các trận chiến sinh tồn sống còn trên Trái Đất.

Theo cảnh báo mới nhất của WWF và Hội Động vật học London, sự mở rộng đất đai và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người, nạn săn bắn trộm có thể làm giảm một nửa số động vật hoang dã trên thế giới trong vòng 40 năm qua.

Cảnh báo về tốc độ biến mất của một số loài động vật hoang dã do những tác động của con người.
Cảnh báo về tốc độ biến mất của một số loài động vật hoang dã do những tác động của con người. 

Theo các nhà nghiên cứu, số lượng động vật hoang dã trung bình đã giảm 52% kể từ năm 1970. Trong sự sụt giảm này, các loài lưỡng cư, cá sông và động vật có vú là bị đe dọa nhiều nhất với lượng sụt giảm trung bình là 76% trong khoảng từ năm 1970 đến năm 2010. 

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng con người đang sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với tốc độ nhanh hơn hành tinh có thể cung cấp. Nạn chặt phá rừng quá nhanh, đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường đang làm suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên.

Giáo sư Ken Norris, Giám đốc khoa học tại Zoological Society of London (ZSL) cho biết: "Quy mô của sự sụt giảm đa dạng sinh học và thiệt hại cho các hệ sinh thái rất cần thiết cho sự tồn tại của chúng ta là đáng báo động. Thiệt hại này không phải là không thể tránh khỏi, nhưng nó là hệ quả của cách sống chúng ta lựa chọn".

David Nussbaum, Giám đốc điều hành của WWF tại Anh, cho biết: "Quy mô của sự hủy diệt được nhấn mạnh trong báo cáo này phải là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Chúng ta đều cần phải quan tâm và có trách nhiệm, hành động để đảm bảo một tương lai lành mạnh cho cả hai người và thiên nhiên"./.

Nguyễn Hường