Mỹ có thể diệt nhanh lực lượng hạt nhân Trung Quốc, khó đánh lại Nga

07/11/2013 11:23
Việt Dũng
(GDVN) - Kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ chủ yếu nhằm vào các mục tiêu ở Trung Quốc, Iran và CHDCND Triều Tiên.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc

Tờ “Người đưa tin quân sự” Nga ngày 6 tháng 11 cho biết, trong tương lai gần, căn cứ vào kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu, Mỹ chỉ có thể nhanh chóng tiêu diệt lực lượng chiến lược của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Iran, chứ không thể tiêu diệt nhanh chóng lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Kế hoạch “tấn công nhanh thông thường toàn cầu” do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra khiến cho các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự Nga bất an. Theo tư tưởng này, giếng phóng tên lửa và hệ thống tên lửa chiến lược kiểu cơ động đường bộ của một số nước đều bị máy bay hoặc tên lửa thông thường siêu thanh của quân Mỹ tiêu diệt.

Tuy quan chức Mỹ phủ nhận Nga là mục tiêu tiềm tàng trong kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu của họ, nhưng mối đe dọa bị tên lửa Mỹ tấn công nhanh vẫn được Nga quan tâm tiến hành phân tích.

Các lãnh đạo của Lầu Năm Góc, Bộ Tư lệnh Chiến lược quân Mỹ và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ có báo cáo xác nhận, vũ khí sát thương và phương tiện hỗ trợ cho tấn công nhanh thông thường toàn cầu chủ yếu dùng để tấn công hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc, mục tiêu “hạt nhân” và các trận địa cố định, thiết bị phóng cơ động tên lửa hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên.

Trong danh sách nhiệm vụ tấn công nhanh thông thường toàn cầu của quân Mỹ, đứng vị trí thứ hai là hệ thống vũ khí chống can dự, chẳng hạn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 của Trung Quốc. Một khi xảy ra chiến tranh, loại tên lửa này sẽ hạn chế lớn khu vực cơ động của cụm tấn công tàu sân bay Mỹ.

Điều này có nghĩa là, quân Mỹ cần đánh đòn phủ đầu tiêu diệt loại tên lửa này. Nhiệm vụ thứ ba là tấn công các phần tử khủng bố, công tác thử nghiệm trong kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu của quân Mỹ dự kiến kết thúc trước năm 2015.

Đa số các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, sử dụng vũ khí tấn công nhanh thông thường toàn cầu chống khủng bố là phương án gây nghi ngờ trong ứng dụng chiến đấu tên lửa siêu thanh. 10 năm gần đây, không có thông tin tình báo trong một chiến dịch lại chính xác đến mức tấn công mà không gây hoài nghi.

Chẳng hạn, Mỹ mất vài năm chuẩn bị cho hành động tiêu diệt Bin Laden, nhưng mãi đến khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ nhảy dù tác chiến ở Pakitsan, cũng không thể hoàn toàn tin tưởng phần tử khủng bố hàng đầu thế giới khi đó lại ở khu vực hành động của kế hoạch.

Trên thực tế, mục tiêu ưu tiên của tấn công nhanh thông thường toàn cầu Mỹ vẫn là mục tiêu chiến lược cố định và hệ thống vũ khí chống vệ tinh có mức độ bảo vệ rất tốt. Số lượng mục tiêu loại này của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Iran ít hơn nhiều so với Nga.

Kế hoạch tấn công nhanh thông thường toàn cầu của Mỹ rõ ràng chủ yếu nhằm vào giếng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hệ thống tên lửa kiểu cơ động đường bộ, thiết bị quan sát vũ trụ, sở chỉ huy.

Nga cũng có hệ thống vũ khí chống can dự, chẳng hạn hệ thống tên lửa chiến thuật chiến dịch Iskander triển khai ở hướng chiến lược phía tây và phía nam, bao trùm lên hầu hết các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu, đã hạn chế lớn năng lực cơ động chiến lược của lực lượng và vũ khí của NATO.

Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh Iraq, Afghanistan và Nam Tư cho thấy, Mỹ luôn có ý đồ tiến hành tấn công “chặt đầu” đối với nhà lãnh đạo đối phương trong giai đoạn đầu nổ ra xung đột vũ trang, cho dù hành động này không được thành công thường xuyên.

Nhưng, vũ khí sát thương siêu thanh do quân Mỹ nghiên cứu chế tạo trong khuôn khổ kế hoạch tấn công nhanh thông thường toàn cầu lại rất thích hợp với chiến lược này.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, sử dụng vũ khí sát thương tấn công nhanh thông thường toàn cầu khó tiêu diệt được Nga, vấn đề chính là không thể kịp thời phát hiện hệ thống vũ khí tên lửa kiểu cơ động đường bộ tuần tra ở khu vực trung tâm của Nga.

Quân Mỹ phải theo dõi những vũ khí này theo thời gian thực, đồng thời tiến hành tấn công chính xác mức độ tối đa đối với chúng, còn mức độ chính xác này chỉ có hệ thống dẫn đường vệ tinh hoặc hệ thống trinh sát radar hàng không mới có thể bảo đảm, chẳng hạn vệ tinh trinh sát Lacrosse, máy bay trinh sát U-2R, máy bay cảnh báo sớm E-8, máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk.

Nhưng, thời gian bay của vệ tinh Lacrosse trên bầu trời lãnh thổ Nga hạn chế, số lượng vệ tinh trên quỹ đạo không đủ để tổ chức theo dõi không gián đoạn, Quốc hội Mỹ cách đây không lâu từ chối cấp kinh phí phóng vệ tinh trinh sát Lacrosse mới.

Ngoài ra, khi vệ tinh trinh sát quân Mỹ bay qua bầu trời lãnh thổ Nga, quân Nga có thể sử dụng vô tuyên điện mạnh gây nhiễu điện tử để yểm trợ cho hệ thống tên lửa chiến lược kiểu cơ động.

Tính năng radar trên máy bay U-2R, RQ-4 và E-8 của quân Mỹ tuy khá mạnh, nhưng muốn trinh sát được tung tích tên lửa kiểu cơ động của quân Nga, chắc chắn buộc phải xâm nhập không phận Nga hàng nghìn km, trong khi điều này rất không thực tế, huống hồ Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga hiện đã trang bị thiết bị tác chiến điện tử kiểu cơ động tiên tiến nhất.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A bắn phá New York (tưởng tượng)
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A bắn phá New York (tưởng tượng)

Trận địa giếng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được dư luận phổ biến biết đến, nhưng sử dụng vũ khí sát thương tấn công nhanh toàn cầu tiêu diệt chúng lại rất khó khăn. Để tiêu diệt được vật che chắn của giếng phóng hoặc bản thân giếng phóng, gây ra thiệt hại không thể đỡ nổi cho tên lửa xuyên lục địa, cần phải bảo đảm đạn tấn công rơi vào xung quanh trung tâm trận địa 8 m, độ chính xác này chỉ có vệ tinh GPS dẫn đường mới có thể bảo đảm, hệ thống dẫn đường quán tính không giúp gì cho tên lửa siêu thanh. Hơn nữa, ở đoạn bay cuối, tốc độ của tên lửa và máy bay siêu thanh phải giảm từ 5.000 m/giây xuống còn 1.000 m/giây.

Hiện nay, thiết bị chặn GPS do quân Nga nghiên cứu chế tạo đã có thể hình thành bức tường gây nhiễu “không thể xuyên qua” bao trùm lên tất cả các trận địa phóng, hơn nữa một khi tốc độ của máy bay và tên lửa siêu thanh giảm xuống mức độ siêu âm, sẽ dễ bị hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-500 đánh chặn.

Chuyên gia Nga cho rằng, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ tập trung nghiên cứu chế tạo một loại bộ cảm biến hóa học địa chấn, có thể áp lực lộ diện và thông số khí thải để phát hiện tình hình vận động của hệ thống tên lửa chiến lược kiểu cơ động.

Tuy độ chính xác của bộ cảm biến này còn chưa cao lắm, nhưng nếu có thể tổ chức mạng lưới bộ cảm biến tàng hình này trên tuyến đường vận động của tên lửa kiểu cơ động, thì có thể được dẫn đường chính xác theo nhu cầu.

Thời gian bay của vũ khí sát thương tấn công nhanh toàn cầu quân Mỹ cần khoảng 1 giờ đồng hồ, trong thời gian này, tên lửa xuyên lục địa cơ động Topol hoặc Yars của quân Nga không thể đi quá xa.

Vũ khí tấn công siêu thanh X-51 của Mỹ
Vũ khí tấn công siêu thanh X-51 của Mỹ

Mặc dù quân Mỹ căn bản không thể thông qua vũ khí bay (tên lửa, máy bay) hoặc lực lượng đặc nhiệm thâm nhập khu vực trung tâm của Nga, triển khai bộ cảm biến thăm dò mặt đất này ở khu vực có chiều sâu (tung thâm), nhưng có thể kiểm tra tuyến đường hoạt động của hệ thống tên lửa kiểu cơ động của quân Nga.

Còn về tên lửa xuyên lục địa phóng giếng thì càng dễ bị tấn công, hệ thống dẫn đường GPS cho dù chỉ có tín hiệu vệ tinh tương đối yếu, cũng đủ để dẫn đường thành công cho vũ khí tấn công tiêu diệt những mục tiêu này.

Năm 2012, trong cuộc diễn tập tại một thao trường ở bang Astrakhan, lực lượng hàng không tầm xa và lực lượng kỹ thuật vô tuyến điện của Không quân Nga không thể sử dụng thiết bị điện tử chặn hết được tín hiệu vệ tinh GPS, huống hồ máy bay và tên lửa siêu thanh của quân Mỹ sẽ còn trang bị thiết bị đột phá phòng không, sử dụng các loại hệ thống gây nhiễu chủ động và bị động.

Nhưng, nói chung, kế hoạch tấn công nhanh thông thường toàn cầu của quân Mỹ tạo ra mối đe dọa đối với Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hoàn toàn không cao như các chuyên gia Nga mô tả, ít nhất trước năm 2020, Lầu Năm Góc chưa chắc đã sở hữu được thiết bị trinh sát tiên tiến có thể giám sát, dò tìm không gián đoạn đối với hệ thống tên lửa kiểu cơ động của quân Nga và cung cấp dữ liệu chỉ thị mục tiêu theo thời gian thực.

Vũ khí siêu thanh HTV-2 Mỹ
Vũ khí siêu thanh HTV-2 Mỹ
Việt Dũng