Mỹ diễn tập "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" đối phó TQ

13/09/2013 09:29
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ vừa thử nghiệm thành công phòng thủ tên lửa liên hợp ở Tây Thái Bình Dương, bắn rơi 2 mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung, tính nhằm vào rất mạnh.
Tàu tuần dương tên lửa USS Lake Erie (CG-70) lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-3 tiến hành thử nghiệm đánh chặn (ảnh tư liệu/minh họa)
Tàu tuần dương tên lửa USS Lake Erie (CG-70) lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ phóng tên lửa SM-3 tiến hành thử nghiệm đánh chặn (ảnh tư liệu/minh họa)

Ngày 10 tháng 9, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, gần đây, Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa "phức tạp" ở khu vực Thái Bình Dương, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trang bị trên tàu khu trục liên kết với hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối, đánh chặn thành công 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung, đã khẳng định năng lực của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Mỹ.

Đánh chặn thành công nhiều mục tiêu

Gần đây trang mạng Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thông tin cho biết, Mỹ vừa mới tiến hành một cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa liên hợp các quân chủng ở Thái Bình Dương. 2 quả tên lửa đạn đạo tầm trung mô phỏng (mục tiêu) đã bị bắn rơi trong cuộc thử nghiệm.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm này đã được lập kế hoạch hơn 1 năm trước, không có bất cứ liên quan gì tới tình hình Trung Đông hiện nay.

Cuộc thử nghiệm này được tiến hành ở căn cứ thử nghiệm tên lửa ở 1 quần đảotrên Tây Thái Bình Dương, mục đích thử nghiệm là kiểm tra tính hiệu quả phòng thủ tên lửa đa tầng và năng lực vận hành bình thường của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Trong cuộc thử nghiệm đã bắn rơi 2 mục tiêu tên lửa đạn đạo có mức độ mô phỏng rất cao.

Thông báo đã công bố chi tiết của cuộc thử nghiệm đánh chặn lần này. Hai mục tiêu tên lửa tầm trung lần lượt được phóng lên. Sau đó, vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ nhanh chóng phát đi lời cảnh báo, radar AN/TPY-2 đã phát hiện và bám theo 2 quả tên lửa này, sau đó thông qua hệ thống chỉ huy, kiểm soát, quản lý chiến trường và thông tin (C2BMC) truyền thông tin tới đơn vị khác của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Hệ thống đánh chặn tầm cao đoạn cuối THAAD Mỹ
Hệ thống đánh chặn tầm cao đoạn cuối THAAD Mỹ

Mỹ cũng đã triển khai radar AN/EPS-115 tại Đài Loan – radar này cũng có năng lực theo dõi tên lửa đạn đạo, có thể đóng một phần vai trò của AN/TPY-2 trong cuộc diễn tập lần này.

Radar mảng pha AN/SPY-1 trên tàu khu trục tên lửa Aegis USS DDG-73 Decatur của Hải quân Mỹ sau đó đã theo sát được mục tiêu thứ nhất. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đã tự động đưa ra phương án điều khiển hỏa lực và đã phóng một quả tên lửa SM-3 Block 1A, đã bắn rơi thành công mục tiêu thứ nhất.

Gần với chiến đấu thực tế, tính nhằm vào mạnh

Để phô diễn năng lực phòng thủ nhiều tầng của hệ thống phòng thủ tên lửa, radar AN/TPY-2 phối thuộc tên lửa THAAD triển khai ở căn cứ khu vực trường bắn cũng đã đồng thời bám theo mục tiêu thứ nhất và đã phóng một quả tên lửa, để đề phòng tên lửa SM-3 của Hải quân đánh chặn thất bại.

Sau đó, nó lại tiếp tục phóng một quả tên lửa đánh chặn THAAD vào mục tiêu thứ hai, đã bắn rơi thành công mục tiêu này. Hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD này do nhân viên của Lục quân và Không quân Mỹ phối hợp điều khiển.

Cuộc thử nghiệm lần này là một cuộc kiểm tra hoàn toàn mô phỏng chiến đấu thực tế, tuy biết được phương hướng và thời gian cơ bản tấn công của tên lửa, nhưng tất cả các hoạt động của toàn bộ cuộc thử nghiệm như tìm kiếm, bám theo mục tiêu, đưa ra phương án điều khiển hỏa lực đánh chặn đều được tiến hành theo thời gian thực tại hiện trường. Song, tên lửa tấn công mô phỏng hoàn toàn không áp dụng bất cứ biện pháp chống đánh chặn nào.

Tàu khu trục tên lửa Aegis USS DDG-73 Decatur của Hải quân Mỹ
Tàu khu trục tên lửa Aegis USS DDG-73 Decatur của Hải quân Mỹ

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bắt đầu được xây dựng vào năm 2001, đến nay đã tiến hành 78 cuộc thử nghiệm/kiểm tra, trong đó có 62 lần đạt được thành công.

Có chuyên gia cho rằng, bối cảnh được sắp xếp trong cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa lần này rất gần với chiến đấu thực tế, có tính nhằm vào mạnh. Có thể tưởng tượng, căn cứ vào tình hình thử nghiệm này, đưa vị trí triển khai tên lửa THAAD ở "căn cứ tuyến đầu" chuyển đến Nhật Bản, như vậy "ô phòng không" của hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực THAAD có thể yểm trợ cho biên đội tàu sân bay Mỹ - lực lượng cũng có năng lực phòng thủ tên lửa - tiếp cận với bờ biển Đông Á. Hệ thống phòng thủ tên lửa hai tầng sẽ có thể đối phó với các cuộc tấn công tên lửa có quy mô tương đối.

Trong khi đó, hiện nay, khi Mỹ đối mặt với mối đe dọa tên lửa đạn đạo chống hạm, Mỹ chỉ có thể rút biên đội tàu sân bay ra ngoài 2.000 km tính từ bờ biển đại lục Đông Á. Đây chắc chắn là một bộ phận quan trọng của "tác chiến hợp nhất trên biển-trên không" và "chiến lược đáp trả chống can dự".

Đạn đánh chặn của THAAD có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa tầm trung tầm phóng 2.000 km.
Đạn đánh chặn của THAAD có thể đánh chặn hiệu quả tên lửa tầm trung tầm phóng 2.000 km.
Radar AN/TPY-2 Mỹ có độ chính xác dò tìm rất cao.
Radar AN/TPY-2 Mỹ có độ chính xác dò tìm rất cao.
Việt Dũng