Mỹ sẽ thay đổi mô hình thương mại mới để xuất khẩu vũ khí

13/12/2013 10:14
Việt Dũng
(GDVN) - Bài báo cho rằng, thời gian tới, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ cần xây dựng quan hệ hợp tác với các khách hàng, chia sẻ công nghệ thì mới bán được vũ khí.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Nguyệt san “Quốc phòng” Mỹ cho rằng, ngành sản xuất vũ khí Mỹ giống ngư một “con tinh tinh” khổng lồ trên thị trường vũ khí thế giới.

Nhưng, có chuyên gia cho rằng, cùng với việc khách hàng yêu cầu thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn từ các giao dịch mua bán vũ khí, Mỹ muốn duy trì vị thế chủ đạo, có thể ngày càng khó khăn.

Bài báo cho rằng, các doanh nghiệp Mỹ sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong cạnh tranh một số hệ thống tiên tiến, như máy bay quân sự công nghệ cao và hệ thống phòng thủ tên lửa, bởi vì những nước có khả năng chế tạo những hệ thống này có thể đếm trên đầu ngón tay.

Nhưng, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc điều hành Công ty con tại Mỹ của ông trùm vũ khí Pháp SAFRAN là Peter Nicolas Rengier cho biết, trong tương lai, các công ty Mỹ chỉ dựa vào ưu thế công nghệ có thể rất khó giành được các đơn đặt hàng quốc tế.

Theo bài báo, ở phần lớn các nước, sức ép bảo vệ cho các đơn đặt hàng vũ khí lớn của Chính phủ ngày càng lớn, họ hy vọng nhà sản xuất vũ khí cung cấp cơ hội vũ khí cho bản địa và được lợi khác về kinh tế.

Rengier chỉ ra, “Chính phủ phải giải thích được với người dân trong nước, tại sao phải mua vũ khí của công ty nước ngoài”, chứ không phải là tự sản xuất và bảo vệ thị trường lao động trong nước.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ chế tạo.

Bài báo cho rằng, các doanh nghiệp Mỹ thường sẽ ký các thỏa thuận “bảo đảm” làm một phần của các hợp đồng vũ khí chính.

Chúng cho phép mua sản phẩm từ nước mua vũ khí để giúp xóa bỏ chi phí giao dịch. Chính quyền Mỹ, người tích cực hỗ trợ cho các nhà thầu Lầu Năm Góc mở cửa thị trường quốc tế, hoàn toàn không ủng hộ các thỏa thuận “bảo đảm”, nhưng cũng thừa nhận đây chính là phương thức làm ăn.

Số liệu mới nhất của một công ty tư vấn cho rằng, đến năm 2017, các nhà xuất khẩu hàng không vũ trụ và quốc phòng Mỹ sẽ tích một khoản nợ “bảo đảm” trị giá 500 tỷ USD.

Rengier cho rằng, nợ “bảo đảm” đang chuyển đổi thành một quả “bong bóng sắp nổ”. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí đã coi nhẹ điểm này, nhưng họ có lẽ không thể tiếp tục bỏ mặc.

Ông nói, để triệt tiêu ảnh hưởng giảm đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc, các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ đang chuyển hướng ra thị trường quốc tế.

Về vấn đề này, họ cần một mô hình thương mại mới. Họ không cần thông qua đàm phán “bảo đảm” công nghiệp để có được đơn đặt hàng, mà cần cung cấp “phương án hợp tác hiệu quả”, “hợp tác không phải là bảo đảm, mà là chia sẻ công việc thực sự”.

Bom thông minh JSOW Mỹ
Bom thông minh JSOW Mỹ

Ông cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ có khuynh hướng cho rằng, chia sẻ công việc sản xuất và bí quyết công nghệ với các nhà cung cấp nước ngoài “sẽ sinh ra một đối thủ cạnh tranh”, “họ thà bỏ ra khoản tiền bảo đảm”.

Rengier cho rằng, loại tư duy này có thể cuối cùng gây thiệt hại cho lợi ích của các nhà chế tạo Mỹ, bởi vì họ phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp châu Âu và châu Á “sẵn sàng hợp tác chân thành” với các nước mua này (khách hàng).

Mặc dù chia sẻ công việc với các doanh nghiệp nước ngoài, nhà chế tạo ban đầu vẫn có bản quyền sở hữu trí tuệ và quyền cung ứng sản phẩm toàn cầu.

Rengier cho biết: “SAFRAN làm như vậy ở Mỹ”. Công ty này hợp tác với công ty General Electric chế tạo động cơ máy bay mới và đồng ý thành lập vài công ty liên doanh khác để sản xuất sản phẩm SAFRAN ở Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi hoàn toàn không sinh ra một đối thủ cạnh tranh, điều chúng tôi xây dựng là một quan hệ hợp tác mạnh mẽ”.

Radar X-band Mỹ
Radar X-band Mỹ

Rengier chỉ ra, bất kể các nhà phân tích nói thế nào, thị trường quốc tế hoàn toàn không phải là “linh đan diệu dược”. Kinh tế thu hẹp đã “tập kích” phần lớn các nước trên thế giới, cùng với việc các nước cố gắng ứng phó với khủng hoảng tài chính trong nước, mua bán vũ khí đang đối mặt với thách thức.

Đối với các doanh nghiệp quốc phòng Mỹ, Rengier cho rằng: “Bán thoải mái các thứ cho đối tác nước ngoài sẽ vô cùng thuận lợi, sau này nhất định sẽ không làm được. Phải thay đổi cách làm này về căn bản, phải lấy quan hệ hợp tác làm cơ sở”.

Bài báo cho rằng, các doanh nghiệp Mỹ đứng vững ở vị thế bá chủ ngành sản xuất vũ khí toàn cầu phải chăng sẽ thay đổi cách làm hiện nay thì vẫn còn đợi quan sát.

Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, 10 năm qua, kim ngạch tiêu thụ của 100 doanh nghiệp sản xuất vũ khí chính của thế giới (trừ công ty Trung Quốc) đã tăng trên gấp đôi, năm 2011 đạt 410 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp Mỹ chiếm gần 60%, các doanh nghiệp Tây Âu chiếm 29%, các doanh nghiệp Nga chiếm 3,5%, doanh nghiệp của các nước khác tổng cộng chỉ chiếm 7,8%.

Máy bay trực thăng vũ trang Apache Mỹ
Máy bay trực thăng vũ trang Apache Mỹ
Việt Dũng