Nestlé báo lỗ chục triệu USD, sự kiện kinh tế đáng chú ý nhất tuần qua

19/08/2013 09:36
Liễu Phạm (Tổng hợp)
(GDVN) - Nestlé báo lỗ hàng chục triệu USD tại Việt Nam, Petrolimex lãi gần 900 tỉ đồng 6 tháng đầu năm, Khởi động 'siêu dự án' lọc hóa dầu Nhơn Hội trị giá đến 30 tỷ USD... là những sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
1. Nestlé báo lỗ hàng chục triệu USD tại Việt Nam Sau 18 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, đại gia thực phẩm - đồ uống Thụy Sĩ Nestlé  mới ghi nhận 4 năm có lãi. Báo Đầu tư dẫn nguồn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Nestlé Việt Nam lỗ hơn 30,8 triệu USD, tương đương 20% vốn chủ sở hữu. Việc đại gia thực phẩm - đồ uống này báo lỗ không khỏi gây bất ngờ sau khi hãng vừa có động thái mở rộng hoạt động kinh doanh tại Viêt Nam với việc khánh thành nhà máy trị giá gần 250 triệu USD tại Đồng Nai. 
Nestlé Việt Nam vừa khánh thành nhà máy mới dù lỗ trong nhiều năm.
Nestlé Việt Nam vừa khánh thành nhà máy mới dù lỗ trong nhiều năm.
Theo báo cáo vừa được công bố đầu tháng 7 của Công ty nghiên cứu thị trường - Nielsen, Nestlé cũng đang dẫn đầu về doanh số trên thị trường cà phê hòa tan của Việt Nam. Kết quả này cũng gây ra nhiều nghi ngờ về khả năng doanh nghiệp lỗ do chuyển giá (chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài), tương tự nhiều "nghi án" đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua.2. Petrolimex lãi gần 900 tỉ đồng 6 tháng đầu năm Báo Tuổi trẻ cho biết, chiều 16/8, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức công bố lợi nhuận của tập đoàn này 6 tháng đầu năm 2013. Theo đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex đạt 898 tỉ đồng. Không giống dự đoán của nhiều chuyên gia, dù hay được thông tin Petrolimex khó khăn do giá thế giới lên cao, giá trong nước lại chưa theo thị trường thì lợi nhuận của Petrolimex lại khá cao chứ không hẳn thấp.
Chi tiết cơ cấu lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 của Petrolimex - Nguồn: Petrolimex
Chi tiết cơ cấu lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 của Petrolimex - Nguồn: Petrolimex
Theo ông Lưu Văn Tuyển - người được ủy quyền công bố thông tin từ Petrolimex, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex đạt 898 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, bản báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2013 của Petrolimex gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ trong khoản lợi nhuận gần 900 tỉ trên, lợi nhuận lớn nhất của Petrolimex lại đến chính từ kinh doanh mặt hàng xăng dầu, đạt tới trên 388 tỉ đồng (chiếm 43%). Lợi nhuận từ khối công ty con của Petrolimex đóng góp lớn thứ hai vào tổng lợi nhuận của Petrolimex với 302 tỉ đồng (chiếm 34%); lợi nhuận từ hoạt động liên kết chiếm 19% với 168,5 tỉ đồng; lợi nhuận khác, thu nhập của khối công ty xăng dầu đạt trên 39 tỉ đồng, chiếm 4%.

3. Khởi động 'siêu dự án' lọc hóa dầu Nhơn Hội trị giá đến 30 tỷ USD


Báo Diễn đàn doanh nghiệp đưa tin, sáng 15/8, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) phối hợp tổ chức họp báo công bố khởi động lập Dự án đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội.

Bình Định kỳ vọng vào dự án lọc dầu Nhơn Hội.
Bình Định kỳ vọng vào dự án lọc dầu Nhơn Hội.

Được biết vốn đầu tư cho dự án khoảng từ 25 đến 30 tỷ USD, trong đó PTT có thể tự túc khoảng 40% còn lại kêu gọi các đối tác góp vào. Dự án dự kiến chia thành hai giai đoạn, tập trung chế biến chủ yếu là sản phẩm hóa dầu 50% tiêu thụ tại Việt Nam, còn lại xuất khẩu. Tổ hợp có tổng công suất chế biến 660.000 thùng, tương đương 33 triệu tấn sản phẩm lọc hóa dầu mỗi năm.

Sau khi hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi chi tiết, Chính phủ Việt Nam phê duyệt, PTT tiếp tục chuyển sang giai đoạn hoàn tất thiết kế kỹ thuật tổng thể, thiết kế chi tiết - mua sắm - xây dựng để khởi công xây dựng. Dự án được xây dựng từ 4-5 năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động.
4. Công bố 28 ngành Việt Nam lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020

Sáng 15/8, Bộ Công thương đã tổ chức Hội thảo về đề án ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020. Đề án được coi là đòn bẩy nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, dự kiến nâng 10 bậc năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam vào năm 2020 so với 2013.

Đáng lưu ý, theo quyết định phê duyệt đề án ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020 của Thủ tướng chính phủ mà Bộ Công thương đã hoàn thành đến dự thảo lần hai, Bộ Công thương nêu 7 tiêu chí được coi là ngành có lợi thế cạnh tranh và được hỗ trợ lớn.

Dự thảo quyết định của Thủ tướng do Bộ Công thương soạn đã quy định 28 ngành có lợi thế cạnh tranh cao, điển hình là trồng lúa, trồng điều, trồng cây ăn quả, hồ tiêu, cao su, khai thác thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa, công nghiệp dệt,...
Dự thảo quyết định của Thủ tướng do Bộ Công thương soạn đã quy định 28 ngành có lợi thế cạnh tranh cao, điển hình là trồng lúa, trồng điều, trồng cây ăn quả, hồ tiêu, cao su, khai thác thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa, công nghiệp dệt,...

Đó là các ngành có thâm dụng lao động; ngành sử dụng tài nguyên, nguyên liệu có sẵn trong nước; ngành được hưởng lợi nhờ chính sách phát triển lĩnh vực, chính sách hội nhập, cam kết mở rộng thị trường; ngành còn có dư địa đầu tư lớn; ngành có thị trường xuất khẩu tốt hoặc có nhu cầu trong nước lớn; ngành có công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ liên quan mà trong nước phát triển được; ngành có công nghệ trong nước phát triển, chú trong phát triển kinh tế xanh.

Dự thảo quyết định của Thủ tướng do Bộ Công thương soạn đã quy định 28 ngành có lợi thế cạnh tranh cao, điển hình là trồng lúa, trồng điều, trồng cây ăn quả, hồ tiêu, cao su, khai thác thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa, công nghiệp dệt, sản xuất xe có động cơ, xây dựng công trình đường bộ, vận tải ven biển và viễn dương, dịch vụ cảng biển, điều hành bay, lưu trú ngắn ngày, dịch vụ cung cấp Internet và lập trình máy vi tính, công nghiệp sản xuất thuốc, hóa dược, công nghiệp sản xuất trang phục…

Theo Bộ Công thương, các ngành, lĩnh vực nào đáp ứng cả 7 tiêu chí trên hoặc đa số các tiêu chí thì được lựa chọn là ngành có lợi thế cạnh tranh cao 2013-2020.

5. Lương nhân viên địa ốc giảm... 100%

Anh H, nhân viên một sàn giao dịch bất động sản cho biết trên VTC News sau nhiều đợt giảm lương, quý 1 năm nay, công ty anh tiếp tục cắt giảm thu nhập của người lao động. Chỉ sau vài năm, số tiền mà nhân viên nhận được đã giảm từ 50%-70%.

Lương ngành bất động sản tiếp tục sụt giảm. ảnh minh họa.
Lương ngành bất động sản tiếp tục sụt giảm. ảnh minh họa.

Khi thị trường sôi động, môi giới bất động sản gần như không quan tâm tới lương cứng vì hoa hồng mà họ nhận được có tháng lên tới cả chục triệu, thậm chí trăm triệu đồng. Nhưng hiện tại, lương cứng lại trở thành mối quan tâm hàng đầu vì hoa hồng trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.

Môi giới không bán được hàng, công ty không có doanh thu nên với những công ty chỉ đơn thuần hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, hiện tượng quỹ lương bị âm thường xuyên xảy ra. Vì thế, nợ lượng, chậm lương đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”.

Cũng tại một số công ty hoạt động chuyên về bất động sản, môi giới thậm chí còn bị  giảm lương tới …. 100%. Điều đó có nghĩa môi giới không nhận được lương cứng mà chỉ nhận được hỗ trợ như bảo hiểm. Thu nhập của môi giới hoàn toàn đến từ hoa hồng.

Liễu Phạm (Tổng hợp)