Nếu Tú Xương còn sống, ông cũng "chào thua" gian lận ở Bắc Giang

17/06/2012 06:55
Độc giả Bình Dương
(GDVN) - Thời của Tú Xương, nhà thơ đã phải thốt lên "Cái học nhà nho đã hỏng rồi”. Thế nhưng nếu được thực mục sở thị xem những hình ảnh gian lận thi cử tại Bắc Giang chắc hẳn cụ cũng phải... chào thua.
Báo Giáo dục Việt Nam xin trích toàn bộ bức thư của độc giả Bình Dương gửi về tòa soạn sau vụ clip bê bối trong thi cử tại Bắc Giang được phát tán.

Sau khi clip tố cáo tiêu cực tại Bắc Giang được công bố, đã làm sôi sục một cuộc tranh luận rộng khắp về ngành giáo dục hiện tại và tính trung thực trong xã hội. Có thể nói, đã lâu lắm rồi ngành giáo dục nói riêng, toàn xã hội nói chung mới có được những clip đặc sắc, thu hút lượt truy cập đến thế về thi cử, chứ không phải diễn viên, hoa hậu hay người mẫu.

Trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, tôi thường thấy con cháu tôi động viên nhau bằng câu thơ chế khôi hài: “Học làm chi, thi làm gì/ Tú Xương còn rớt, huống chi là mình”. Một số Trung tâm luyện thi còn gây chú ý bởi cách quảng cáo... chết cười như: "Tại sao Tú Xương lại thi trượt? Bởi vì Tú Xương đã không tới luyện thi đại học tại trung tâm của chúng tôi. Hãy đến trung tâm luyện thi đại học X. Địa chỉ Y, số điện thoại Z để có số phận khác Tú Xương".

Hình ảnh lấy từ clip tố cáo tiêu cực tại THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang
Hình ảnh lấy từ clip tố cáo tiêu cực tại THPT DL Đồi Ngô, Bắc Giang

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết, nhà thơ Tú Xương tài ba đã thi 8 lần mới đỗ tú tài. Khi thi trượt, Tú Xương lấy làm tức lắm: “Hễ mai tớ hỏng tớ đi ngay/ Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày" hay "Thi không ăn ớt thế mà cay!…".
Vì sao một người giỏi như Tú Xương lại lận đận trong con đường thi cử như vậy? Có lẽ Tú Xương sinh nhầm vào cái thời người ta không trọng dụng người tài, nền giáo dục phong kiến đã tạo lập một cách học thuộc lòng, rập khuôn chứ không theo cách học sáng tạo. Thi cử chính là cách người thi thể hiện xem có khả năng thuộc lòng các chữ thánh hiền không, có năng lực nhớ và viết lại cách giải thích, bình luận đã có sẵn trong các sách kinh điển không. Thế nên người ta mới dùng từ “giùi mài kinh sử” vào cái sự học hành. Sáng tạo, quan niệm cá nhân đều bị đánh trượt trong các kỳ thi. Là một người tài giỏi, cá tính lại có phần ngông, luôn muốn thể hiện tư tưởng của mình trong bài viết. Chính vì vậy, Tú Xương phải trầy trật thi đến 8 lần mới được bậc tú tài.  Thế nhưng, đối với các bạn học sinh thời nay, được sinh ra vào thời buổi coi trọng giáo dục, cả gia đình và xã hội đều cố gắng tạo điều kiện cho các bạn có một môi trường học tập tốt đến nỗi phổ cập... tú tài. Không ai còn lâm vào cảnh bi đát trong thi cử như Tú Xương nữa, cứ đi thi là đỗ, xã hội ai ai cũng là tú tài. Thời của Tú Xương cuộc thi tốt nghiệp THPT được gọi là cuộc thi tú tài. Những người có bằng tốt nghiệp được gọi là “tú tài”, có nghĩa là những người ưu tú của đất nước. Những cô tú, cậu tú phải là những người có tài năng và đạo đức để trở thành lớp trí thức có ích cho xã hội. 
Tuy không phải là người đỗ cao, được vinh quy bái tổ hay làm quan trong triều đình, thế nhưng tên tuổi Tú Xương vẫn còn sống mãi. Cuộc sống và danh tiếng của con người thường lớn hơn các kỳ thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT là mốc quan trọng trong cả cuộc đời mỗi người, để từ đây mỗi học sinh sẽ bước ra cuộc sống, khẳng định mình. Thế nhưng chính bản thân các thí sinh lại tự hủy hoại nhân cách của mình trong sự gian dối thi cử thì làm sao họ có thể bước qua những kỳ thi thực tế khác đầy khắc nghiệt.
Thời của Tú Xương, nhà thơ đã phải thốt lên "Cái học nhà nho đã hỏng rồi”. Thế nhưng nếu được thực mục sở thị xem những hình ảnh gian lận thi cử tại Bắc Giang chắc hẳn cụ cũng phải... chào thua. Bởi trong số không ít cuộc thi cụ đã trải qua, tuyệt nhiên không thấy bao giờ cụ nhắc đến sự quay cóp. Thế mà cái thời buổi này, khi đề thi nêu lên vấn đề gian lận trong cuộc sống thì thí sinh vừa quay cóp vừa luận bàn. Thật bi hài! Không biết các bạn trẻ có biết rằng chính hành động quay cóp của họ lại là bằng chứng sinh động hơn cả cho sự gian dối. Hơn nữa sự gian dối này không phải là hành động mang tính chất cá nhân, đơn lẻ mà là hành động mang tính chất tập thể. Cứ nhìn clip mà xem, giám thị ném bài cho thí sinh, thí sinh chia nhau chép, các hành động được phối hợp nhịp nhàng làm sao.
Liệu những thí sinh sau khi đỗ tốt nghiệp vì đã thực hiện thành công hành vi gian lận này, các em có cảm thấy mình xấu hổ trước danh hiệu tú tài hay không? Cả xã hội hàng năm đổ công đổ của cho ngân sách giáo dục và cả những chắt chiu của gia đình có phải đã quá phí hoài khi mục tiêu là đào tạo những con người tài đức, nhưng kết quả chỉ là những con người giỏi gian lận, thiếu trung thực ngay trong những bước chập chững vào đời? Và một khi cánh cửa tú tài được lách qua bằng phương thức gian lận, ai dám bảo đảm những cánh cửa sau đó như đại học, cao học… được bước qua một cách trung thực?
Tuy giáo dục được đặt ra như một “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp phát triển của đất nước, thế nhưng vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế, tiêu cực. Sau khi clip gian lận trong kỳ thi tại Bắc Giang đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận lớn. Người cho rằng đây là nỗi nhục quốc thể, người cho rằng là chuyện hết sức bình thường, kẻ tuyên dương hành động chống tiêu cực, kẻ đòi phạt vì phạm quy chế... Thế nhưng, tất cả mọi người đều lúng túng trong cách giải quyết, chưa tìm được triết lý thấu đáo cho nền giáo dục nước nhà dựa vào đó mà phát triển.

Đương thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về sự học: “Học để làm việc, học để làm người, học để làm cán bộ”. Như vậy, cụ Hồ đã nhấn mạnh những ý nghĩa thiết thực cũng như những công việc phải làm song hành cùng việc học, chứ không phải học để quay cóp, học để lấy bằng tốt nghiệp và học để coi thường sự học. 

Bạn nói rằng đã thỏa mãn với việc học của mình nên không cần quan tâm đến những gì diễn ra xung quanh vụ lùm xùm của kỳ thi tốt nghiệp tại Bắc Giang nữa, thế nhưng còn đời con bạn, cháu bạn có liên quan đến việc học hay không? Thử hỏi sao lại có thể thờ ơ? Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhìn đề thi “gian dối” trong môn ngữ văn của ngành giáo dục cùng với phao thi được rải trắng khắp sân trường, nằm dưới bước chân dẫm đạp của học sinh, thu gom trong xe rác của người lao công, mỗi chúng ta sẽ nghĩ gì về sự học này.ĐỪNG ĐỂ TIÊU CỰC THOÁT TỘI, NGƯỜI CHỐNG TIÊU CỰC NHẬN TỘINẾU TÔI LÀ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
XEM CÔNG NGHỆ QUAY CÓP QUA 5 MÔN THI TẠI BẮC GIANGSỐC VỚI HÌNH ẢNH GIAN LẬN Ở TRƯỜNG ĐỒI NGÔ  TỪ CAMERA THỨ BA; MẸ GS NGÔ BẢO CHÂU "CHÂU VẪN CÒN KỲ VỌNG VÀO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM"
Nếu Tú Xương còn sống, ông cũng "chào thua" gian lận ở Bắc Giang  ảnh 4

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Thưa Bộ trưởng Hoàng, hình phạt của ĐH CN TPHCM quả thật "tàn khốc"

Hoa khôi ĐH Thương mại: "Em chưa từng nghĩ sẽ kiếm đại gia cho mình"

Học Viện Bưu chính Viễn thông TPHCM bị tố "làm tiền" sinh viên

Chùm ảnh: Phụ huynh các tỉnh “vật vờ” chờ con thi lớp chuyên

Hiệu phó Ngoại thương giải thích chuyện “dè bỉu” Bách khoa

Cảm động: 250 học sinh quỳ gối rửa chân cho bố mẹ 

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Bình Dương