Nga sẽ cung cấp trước máy bay Su-35 bản tiêu chuẩn cho Trung Quốc?

29/11/2014 08:55
Việt Dũng
(GDVN) - Nga làm như vậy vì làm theo yêu cầu của Trung Quốc sẽ phải có thỏa thuận riêng và mất nhiều thời gian, nhiều chuyên gia Nga lo ngại Trung Quốc sao chép.

Cung cấp trước Su-35 phiên bản tiêu chuẩn

Mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 27 tháng 11 đưa tin, trang mạng Jane's Anh ngày 25 tháng 11 tiết lộ, gần đây, tại Chu Hải, Trung Quốc, phó tổng giám đốc Boris Bregman đã tiết lộ với tờ Jane's, Nga chuẩn bị cung ứng máy bay chiến đấu Su-35 "phiên bản tiêu chuẩn" cho Trung Quốc.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35

Được biết, khi đàm phán kín bên lề Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc gần đây, phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty Sukhoi Boris Bregman cho biết, trong quá trình đàm phán, phía Nga đã nói với Trung Quốc, Nga có thể cung ứng máy bay chiến đấu Su-35 phiên bản tiêu chuẩn, bởi vì máy bay phiên bản này đã hoàn toàn nghiên cứu phát triển thành công, đã thông qua thử nghiệm và đã nhận được xác nhận của Không quân Nga.

Boris Bregman nhấn mạnh, căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, để máy bay chiến đấu thích ứng với nhu cầu của Trung Quốc hoặc làm cho nó "Trung Quốc hóa", chỉ có trong khuôn khổ thỏa thuận riêng thì mới có thể thực hiện. Công việc này bao gồm thay đổi kết cấu của một số máy bay, việc tổng hợp các loại phương án cải tiến, phương pháp tính bổ sung và bổ sung tiếng Hán cần thiết.

Tiến trình "Trung Quốc hóa" cần thời gian rất dài, bởi vì bất cứ sự thay đổi nào về kết cấu máy bay đều cần thử nghiệm bay bổ sung, cần tích hợp vũ khí hàng không. Tất cả các cuộc thử nghiệm bay của tên lửa trên không của Su-35 cần thời gian tương đối dài, mỗi loại cần khoảng 1.000 giờ, phía Nga không thể làm như vậy.

Phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty Sukhoi Boris Bregman cho biết, ông cho rằng, hợp đồng xuất khẩu Su-35 cho Trung Quốc sẽ ký kết vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015. Hiện nay đã không có bất cứ nguyên nhân chính trị hoặc kỹ thuật nào rõ ràng gây trở ngại cho ký kết hợp đồng.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35

Điều duy nhất cần làm là phân tích sự khác biệt phức tạp và chi tiết cũng như vấn đề công nghệ. Ông tin rằng, nếu tất cả đều có thể thực hiện theo phương thức cần thiết thì phi công Trung Quốc vào năm 2016 có thể điều khiển máy bay chiến đấu Su-35 tiến hành bay biểu diễn.

Trả lời phỏng vấn báo chí trong thời gian Triển lãm hàng không Chu Hải, tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga Pogosyan cho biết, máy bay chiến đấu Su-35 chưa có bất cứ nguy bơ bị sao chép nào. Đương nhiên, Trung Quốc tự tiện sao chép Su-27, trên cơ sở đó, bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu J-11 và J-15, đối với Nga, đây là vấn đề nghiêm trọng.

Nhưng, ông Pogosyan cho rằng, không có rủi ro trực tiếp trong việc sao chép Su-35. Sao chép sản phẩm công nghệ cao sẽ rất khó khăn, bởi vì lượng công việc lớn hơn nhiều so với thứ nhìn thấy ban đầu. Đến nay, ông còn chưa thấy bằng chứng thực tế sản phẩm sao chép giành được thành công toàn cầu trên thị trường chế tạo hàng không thế giới.

Ông Pogosyan cho rằng, phát triển bền vững và phát triển vượt trước là phương thức quan trọng để đáp trả những hành vi sao chép. Công nghiệp Nga không dậm chân tại chỗ, mà luôn thẳng tiến.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Su-35 sẽ khiến cho F-22 mất tác dụng?

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 25 tháng 11 dẫn mạng "Đại lục mới" Nga ngày 23 tháng 11 đưa tin, chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã hoàn thành tiến trình "địa vị đặc biệt" coi Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược quân sự của Nga, hơn nữa đã "mở cửa" công nghệ quân sự quan trọng cấp một của Nga cho Trung Quốc.

Vì vậy, Trung Quốc đã nhận được lượng nhỏ sản phẩm tiên tiến công nghệ công nghiệp quân sự Nga, dùng để nghiên cứu và tiếp tục sao chép. Những sản phẩm tiên tiến này bị cấm bán ra nước người trên phương diện kiểm soát xuất khẩu như hệ thống tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 lắp động cơ 117S và radar Irbis (đã lắp trên máy bay nguyên mẫu T-50), tên lửa chống hạm Oniks, tàu ngầm lớp Yasen.

Đồng thời, các cuộc đàm phán về cung ứng hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M và rocket Smerch-G cũng đang được tích cực tiến hành. Rất nhiều vũ khí Trung Quốc muốn mua sắm đều là vũ khí tiên tiến được nghiên cứu phát triển trong mấy năm gần đây, có thể làm thay đổi cân bằng sức mạnh ở xung quanh Trung Quốc về bản chất, bao gồm một phần của Nga.

Thậm chí, trong giai đoạn hữu nghị cao giữa Trung-Nga thời đại Stalin, mức độ tin cậy về công nghệ quân sự giữa Trung-Nga cũng không đạt được mức này. Chính như một số chuyên gia nói, Nga bị ép tạo điều kiện chưa từng có này là do Nga đã lệ thuộc kinh tế lâu dài vào Trung Quốc. Trên thực tế, đối tác hợp tác phía đông của Nga đang lợi dụng tình hình địa-chính trị không có lợi cho Nga, tiến hành “tống tiền ngoại giao mềm mỏng”.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Mikhail Pogosyan của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga cho rằng, Trung Quốc đã đặt mua "một lô vũ khí hiện đại" từ Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, hệ thống tên lửa phòng không S-400 và tên lửa hạm đối hạm phiên bản chưa rõ. Có nguồn tin xác định đây là tên lửa chống hạm Oniks vừa trải qua đợt thử nghiệm cuối cùng, tầm bắn đạt 500 km.

Pogosyan cho biết, các cuộc đàm phán mang tính kỹ thuật về vấn đề này "đã gần kết thúc". Đồng thời, lãnh đạo của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga cho biết, Su-35 sẽ trang bị động cơ 117S, "tiên tiến hơn động cơ của F-22 Mỹ". Ngoài ra, sẽ còn lắp radar Irbis-E mạnh, không kém như radar AN/APG-77 của F-22.

Ông Pogosyan cho biết, khả năng chiến đấu của Su-35 trong một số tình hình có thể làm cho tính năng tàng hình của F-22 mất đi tác dụng.

Theo truyền thông phương Tây, Nga đã lệ thuộc vào Trung Quốc. Bloomberg cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Nga đã ký kết rất nhiều hợp đồng "cùng thắng" và các nhà lãnh đạo Trung-Nga có quan hệ cá nhân cũng rất tốt, điều làm Trung Quốc quan tâm cũng chỉ có năng lượng và vũ khí của Nga. Cuộc khủng hoảng Ukraine trở thành chất xúc tác cho sự phát triển bất bình đẳng này.

Theo Bloomberg, do ngày càng bị cô lập, Nga mong muốn đầu tư của Trung Quốc có thể giúp kinh tế Nga tránh bị suy thoái. Nhưng, đối với Trung Quốc, sự hấp dẫn của Nga chỉ có năng lượng và vũ khí tiên tiến.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Bloomberg cho rằng, Trung Quốc không lãng phí thời gian vô ích. Họ đã lấp chỗ trống do Mỹ và châu Âu đóng cửa thị trường tài chính với Nga. Kết quả hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga là đã ký kết rất nhiều thỏa thuận, bao gồm thực hiện hợp đồng khí đốt và thỏa thuận trao đổi đồng bản tệ song phương 25 tỷ USD.

Nga còn chuẩn bị cung ứng vũ khí cho Trung Quốc, Bloomberg dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, điều này có thể sẽ gây ra cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Á. Nhà phân tích quân sự Omar cho rằng, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đã bắt đầu lo ngại đối với Trung Quốc, phát triển lực lượng vũ trang của mình. Nếu Trung Quốc nhận được vũ khí từ Nga, vấn đề sẽ tăng nhiều.

Tờ "The Times" Anh cho rằng, mấy chục năm qua, Trung Quốc và Nga đã xây dựng chế độ chính trị mang tính toàn cầu, nhưng kết quả là Nga đã lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế. Chuyên gia Anh cho rằng, Trung Quốc nhận được vũ khí tiên tiến của Nga không chỉ sẽ phá vỡ cân bằng sức mạnh của Đông Nam Á, mà còn sẽ phá hoại cân bằng sức mạnh giữa Nga và Trung Quốc.

Hơn nữa, kinh tế Nga sẽ bị tổn thất, bởi vì dựa vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ quân sự, chứ không phải là dựa vào nền kinh tế đa dạng hóa của Nga. Nhà chính trị học Nga Maria Lipman bình luận, hiện nay, khi Putin chuyển hướng từ phương Tây sang phương Đông, Trung Quốc đã thu được lợi ích tối đa từ nhu cầu của Nga.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Chuyên gia cho rằng, kinh tế Nga cơ bản sẽ không được lợi từ cung ứng vũ khí hiện đại có hạn. Điều này cho thấy, Nga thừa nhận Trung Quốc sao chép thành quả nghiên cứu phát triển tiên tiến của họ.

Tổng giám đốc Mikhail Pogosyan, Công ty Sukhoi nói: "Chúng tôi cuối cùng đồng ý bán một lô nhỏ Su-35 cho Trung Quốc, chúng tôi hiện mới chỉ sản xuất 22 chiếc". Mấy năm qua, Nga luôn mặc cả với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc có đơn đặt hàng lớn với Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga. Trung Quốc trả lời mơ hồ rằng, để bảo đảm an ninh quốc gia, họ sẽ cần rất nhiều.

Chủ biên tạp chí "Nhà máy vũ khí" (Arsenal) Victor Murakhovskiy cho rằng: "Trong hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc luôn tồn tại nguy cơ sao chép. Khi chúng tôi cung cấp cho họ vài tiểu đoàn S-300, qua một khoảng thời gian, Trung Quốc đều sẽ xuất hiện hệ thống của họ, chính như họ nói, bề ngoài rất giống hệ thống của chúng tôi".

Chuyên gia Nicola Zhuchkov, Ủy ban công nghiệp quân sự cho rằng, tất cả đều tùy thuộc vào nhà lãnh đạo quốc gia phải chăng “nửa mở nửa nhắm mắt” đối với việc sao chép của Trung Quốc hay sẽ phản đối mạnh mẽ. Nhưng, căn cứ vào kinh nghiệm hợp tác hàng không và phòng không, sự trông đợi tốt không tồn tại. Trung Quốc không bị ràng buộc trên phương diện sao chép công nghệ.

Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều tham quan máy bay chiến đấu Su-35 (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Chính như Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra, hệ thống S-400 mỗi năm trang bị 2 trung đoàn cho Quân đội Nga, tức là 8 tiểu đoàn. Sau năm 2016, Quân đội Nga sẽ bắt đầu tiếp nhận S-500. Đây là hệ thống phòng không thế hệ mới nhất. Cho nên phê phán Trung Quốc sao chép công nghệ trước đây. Nga đã có công nghệ mới tiên tiến vài năm.

Nhưng, lại che giấu, S-500 hiện chỉ nằm trong giai đoạn bàn trên giấy, trong khi đó tên lửa "tầm xa" S-400 còn chưa được thử nghiệm, việc nghiêm thu, đưa vào sử dụng nó sẽ bị đẩy lùi vô thời hạn.

Năm 2014, Quân đội Nga đã tiếp nhận hệ thống rocket Smerch-G, cũng thuộc sản phẩm công nghiệp quân sự "cấm" xuất khẩu của Nga. Nhưng, hệ thống pháo mạnh nhất trên thế giới này cũng phải phá lệ, cung ứng cho Trung Quốc. Mặc dù có người đề nghị bán Smerch thế hệ trước, khi thăm Nga vào tháng 6 năm 2014, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc vẫn kiên trì muốn bàn giao những thiết bị này.

Trong thực tế, trên thị trường vũ khí thế giới tồn tại một quy tắc đó là, cung cấp vũ khí đã lỗi thời hoặc có kế hoạch thay thế trong quân đội nước mình cho nước khác. Đây là cách làm bình thường trên tuyến đầu nghiên cứu phát triển vũ khí thế hệ mới của các nước phát triển. Ví dụ, năm 2003 xảy ra mối đe dọa Iraq tấn công đối với Israel, Mỹ từ chối bán Patriot cho Israel. Họ chỉ trang bị những vũ khí này cho quân đội được điều động.

Người phụ trách bộ phận phân tích của Viện nghiên cứu phân tích quân sự và chính trị Alexander Khramchikhin cho rằng, chiến thuật như vậy không có lợi cho Nga, "có thể khẳng định một cách tuyệt đối rằng, Trung Quốc sẽ tiến hành sao chép hàng mẫu công nghệ của chúng tôi. Không thể có tình hình khác. Một số thỏa thuận đặc biệt đề xuất, Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Chúng tôi không biết, những thỏa thuận này sẽ thực hiện như thế nào".
Máy bay chiến đấu Su-35 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014, Trung Quốc
Máy bay chiến đấu Su-35 tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014, Trung Quốc
Việt Dũng