Ngủ trưa thế nào là tốt?

28/12/2015 07:16
Thùy Linh (Theo Huffington Post)
(GDVN) - Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể được tỉnh táo, phục hồi và tăng năng suất làm việc vào buổi chiều.

Những người hiếm khi dành thời gian chợp mắt buổi trưa sẽ có cảm giác lâng lâng khó tập trung vào buổi chiều. Sau đây là một số tác dụng của giấc ngủ trưa mang lại: 

- Giấc ngủ trưa giúp nâng cao nhận thức của các giác quan. Sự nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác của cơ thể bạn phục hồi, giúp cải thiện sự sáng tạo trong công việc sau khi cơ thể được thư giãn toàn bộ tâm trí.

- Giấc ngủ trưa giúp bạn giảm nguy cơ bệnh tim vì giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.

- Ngủ trưa có thể khiến cơ thể choáng váng nhẹ vì cảm giác cơ thể vừa rời khỏi giấc ngủ. Cho nên giấc ngủ trưa tốt nhất nên kéo dài 20-30 phút, nếu ngủ lâu hơn cơ thể rơi vào giấc ngủ sâu sẽ khó tỉnh táo và mệt mỏi hơn. 

- Tư thế ngủ cũng không bắt buộc phải nằm trên giường mà bạn có thể dựa lưng, ngả đầu ra phía sau để chợp mắt. Điều quan trọng là để cho cơ bắp được thư giãn, nhịp thở đều đặn. 

Trước khi ngủ không nên ăn quá no hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. Nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau khi ăn rồi mới ngủ trưa. Tư thế ngủ tốt nhất là gối đầu cao hơn chân, nằm nghiêng về phía phải để giảm áp lực cho tim. 

Riêng thói quen ngủ gối đầu vào khuỷu tay, gục đầu xuống bàn, như vậy sẽ đè nén con ngươi mắt, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến mắt và hệ hô hấp.

- Nên đắp một lớp chăn mỏng khi ngủ vì lúc này quá trình trao đổi chất chậm lại, nhiệt độ cơ thể giảm nhẹ. Nên tắt đèn hoặc dùng miếng che mắt để ngủ giúp giấc ngủ đến nhanh và chất lượng hơn.

Thùy Linh (Theo Huffington Post)