Nhật Bản - Ấn Độ tập trận chung - trục chiến lược mới hình thành

20/12/2013 09:58
Việt Dũng
(GDVN) - Cuộc diễn tập diễn ra ở vịnh Bengal trong 4 ngày nhằm tăng cường năng lực bảo vệ an ninh hàng hải và sức chiến đấu hải quân...
Tàu khu trục Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản neo đậu ở cảng biển Ấn Độ (ảnh minh họa)
Tàu khu trục Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản neo đậu ở cảng biển Ấn Độ (ảnh minh họa)

Mạng "Deccan Herald" Ấn Độ ngày 17 tháng 12 đưa tin, Ấn Độ và Nhật Bản vào thứ 5 này lần đầu tiên tiến hành diễn tập hải quân song phương ở vùng biển của Ấn Độ, điều này "đã phát đi tín hiệu hình thành một trục chiến lược mới".

Theo bài báo, cuộc diễn tập trải qua 4 ngày lần này tiến hành ở vịnh Bengal, khoa mục diễn tập gồm có tác chiến chống cướp biển, phóng hỏa pháo, hạ cánh máy bay trực thăng trên tàu chiến và tác chiến săn ngầm. Cuộc diễn tập lần này nhằm nâng cao khả năng cho hai nước phối hợp hoàn thành các hoạt động an ninh hàng hải.

Theo bài báo, tàu hộ vệ tàng hình Satpura, tàu khu trục tên lửa Ranvijay do Ấn Độ tự chế tạo tham gia cuộc diễn tập này. Trong khi đó, Nhật Bản cử các tàu khu trục DD 109 Ariake và DD-156 Setogiri tham diễn.

Tàu khu trục DD-109 Ariake lớp Murasame, Nhật Bản
Tàu khu trục DD-109 Ariake lớp Murasame, Nhật Bản

Theo bài báo, cuộc diễn tập tác chiến mô phỏng lần này được tiến hành ở cảng biển và trên biển – mỗi nơi 2 ngày. Giai đoạn diễn tập trên biển gồm có diễn tập tác chiến chống cướp biển như đổ bộ lên tàu, tìm kiếm cứu nạn, ngoài ra còn diễn tập tác chiến chống tàu nổi, chống tàu ngầm và phòng không.

Theo trang mạng “Strategy Page” Mỹ, tàu hộ vệ Satpura là tàu hộ vệ tàng hình lớp Shivalik thứ ba của Hải quân Ấn Độ, cũng là chiếc thứ hai do Ấn Độ tự chế tạo, đi vào hoạt động năm 2011, là tàu hộ vệ tiên tiến nhất của Ấn Độ.

Trong khi đó, tàu chiến do do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cơ bản thuộc thê đội 2. Trong đó tàu khu trục Ariake là tàu số 9 của tàu khu trục lớp Murasame, cũng là chiếc cuối cùng của lớp này, lượng giãn nước trên 6.000 tấn, đi vào hoạt động năm 2002. Tàu khu trục Setogiri là tàu số 6 của lớp Asagiri, lượng giãn nước đầy 4.200 tấn.

Tàu khu trục DD-156 Setogiri lớp Asagiri Nhật Bản
Tàu khu trục DD-156 Setogiri lớp Asagiri Nhật Bản

Mặc dù truyền thông Ấn Độ coi cuộc diễn tập này là tiêu chí hình thành trục chiến lược mới, nhưng theo báo Trung Quốc, điều hoàn toàn không phải là diễn tập quân sự liên hợp trên biển lần đầu tiên giữa hai nước.

Trang mạng “Deccan Herald” cho biết, năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony thăm Tokyo và đạt được thỏa thuận, Ấn Độ và Nhật Bản đồng ý tổ chức định kỳ diễn tập hải quân song phương.

Cuộc diễn tập hải quân song phương lần thứ nhất được tiến hành ở vùng biển gần Nhật Bản vào tháng 1 năm 2012, cuộc diễn tập lần này được coi là đáp lại. Trong khi đó, ngay từ năm 2007, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản từng tham gia diễn tập trên biển đa quốc gia “Malabar 2007” do Ấn Độ chủ trì.

Ngoài tiến hành diễn tập trên biển, những năm gần đây, giao lưu và hợp tác quân sự Ấn-Nhật ngày càng dồn dập. Theo tờ “Izvestia” Nga, Quân đội Ấn Độ đề xuất với doanh nghiệp Nhật Bản mua sắm các trang bị như radar khí tượng tầm cao và hệ thống điều khiển hỏa lực khác, hệ thống quang điện trên tàu.

Tàu hộ vệ tàng hình INS Satpura lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo
Tàu hộ vệ tàng hình INS Satpura lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo

Tờ “Izvestia” dẫn lời Quân đội Ấn Độ cho biết, Nhật Bản cuối cùng rất có thể sẽ đồng ý bán radar khí tượng tầm cao, đến lúc đó Quân đội Ấn Độ sẽ triển khai những radar này ở khu vực Ladakh, Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Radar này mặc dù nghe ra hầu như là vì mục đích nghiên cứu khoa học, thực ra đây là sản phẩm phái sinh của radar cảnh báo sớm tầm xa quân dụng.

Quân đội Ấn Độ dựa vào sự hỗ trợ của radar này, không chỉ có thể dò tin tức tình báo của Trung Quốc, Pakistan và Afghanistan từ đỉnh Himalayas, đồng thời còn có thể tăng cường khả năng theo dõi đối với các nước láng giềng, đặc biệt là tên lửa đạn đạo của Pakistan và Trung Quốc.

Ngoài ra, theo tờ “The Times of India”, cùng với sự phát triển tiếp theo của quan hệ hợp tác quân sự hai nước, trong tương lai toàn bộ cảng của Ấn Độ sẽ có thể mở cửa cho tàu chiến Nhật Bản, từ đó tiến hành chia sẻ các nguồn lực địa lý và quân sự.

Tàu khu trục tên lửa INS Ranvijay do Ấn Độ tự chế tạo
Tàu khu trục tên lửa INS Ranvijay do Ấn Độ tự chế tạo

Trước đó, về cuộc diễn tập này, ngày 12 tháng 11, hãng Kyodo Nhật Bản cho rằng, ở mức độ nhất định, cuộc diễn tập quân sự lần này nhằm ngăn chặn các hành động đòi hỏi chủ quyền và tranh giành lợi ích của Trung Quốc ở các vùng biển trong khu vực. Đây là cuộc diễn tập quân sự liên hợp lần thứ hai của hai nước.

Việt Dũng