Nhật Bản cầu viện Anh để tranh đơn đặt hàng tàu ngầm Australia

26/07/2015 16:49
Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)
(GDVN) - Tập đoàn quốc tế Babcock và Công ty BAE Systems Anh đang tích cực tiếp xúc với Công nghiệp nặng Mitsubishi Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản bày tỏ mong muốn
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 26 tháng 7 dẫn tờ "The Financial Times" Anh ngày 23 tháng 7 đưa tin, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, Nhật Bản luôn tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Trong khi đó, đơn đặt hàng tàu ngầm trị giá 50 tỷ đôla Úc (225,87 tỷ nhân dân tệ) của Australia là một trong những đơn đặt hàng quốc phòng đắt nhất trên thế giới hiện nay.

Nhật Bản gợi ý tàu ngầm có kế hoạch được sản xuất ở Nhật Bản, sau đó bàn giao cho Australia, điều này đã làm cho Australia không hài lòng. Nhật Bản đang tìm kiếm hợp tác với 2 công ty quốc phòng hàng đầu của Anh để giành lấy đơn đặt hàng này.

Công ty hệ thống tàu thủy ThyssenKrupp Đức (TKMS) là đối thủ cạnh tranh của Nhật Bản. Công ty ThyssenKrupp đang tìm cách lấy lợi ích về chính trị và kinh tế để tác động đến chính quyền Đảng Tự do của Thủ tướng Australia Tony Abbott.

Hai quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, nguồn tin đến từ công ty của Nhật Bản ở Tokyo cho biết, Tập đoàn quốc tế Babcock và Công ty BAE Systems Anh đang tích cực tiếp xúc với Công nghiệp nặng Mitsubishi Công nghiệp nặng Kawasaki Nhật Bản bày tỏ mong muốn đề nghị giúp đỡ với 2 tập đoàn này.

Tàu ngầm thông thường lớp Collins của Hải quân Australia
Tàu ngầm thông thường lớp Collins của Hải quân Australia

Có tin cho biết, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự khác của Anh cũng có khả năng tham gia vào chương trình hợp tác này.

Tập đoàn Babcock và Công ty BAE Systems Anh từ chối bình luận về vấn đề này, cũng không công khai thông tin về khả năng hợp tác. Tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu lượng giãn nước 4.000 tấn do 2 công ty này của Nhật Bản chế tạo đã tham gia tranh đơn đặt hàng tàu ngầm của Australia.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Nhật Bản rất quan tâm đến đơn đặt hàng tàu ngầm của Australia, hơn nữa kỳ vọng đáp ứng nhu cầu của Australia, cung cấp cơ hội chế tạo tàu ngầm ở Australia, cố gắng để người địa phương tham gia.

"Hiện nay, Công nghiệp nặng Mitsubishi đã có được vị thế dẫn trước, chúng tôi đang thu thập thông tin của các công ty Nhật Bản và công ty nước ngoài, nhưng chúng tôi không thể tiết lộ tên cụ thể".

Tập đoàn quốc tế Babcock và Công ty BAE Systems Anh đều đã đặt nền móng vững chắc ở Australia.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Giới công nghiệp châu Âu cho rằng, bất cứ quyết định nào hợp tác với nhà máy Nhật Bản của 2 công ty Anh đều sẽ khiến cho Công ty ThyssenKrupp Đức và Tập đoàn chế tạo tàu chiến quốc doanh (DCNS) Pháp bất an, trong khi đó hai công ty này vẫn đang cạnh tranh đơn đặt hàng tàu ngầm này.

Tập đoàn quốc tế Babcock đã phụ trách bảo trì tàu ngầm lớp Colin của Australia, nội dung bảo trì bao gồm ống phóng ngư lôi cùng các hệ thống vũ khí khác.

Trong khi đó, Công ty BAE Systems là nhà máy chế tạo tàu ngầm hạt nhân Anh, chi nhánh công ty ở Australia có 4.500 nhân viên. Chương trình lớn nhất của họ là đã chế tạo 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra hoàn toàn mới - đây cũng là tàu chiến lớn nhất trong lịch sử của Hải quân Australia.

Có nguồn tin cho biết: "Mặc dù có tranh chấp, nhưng Nhật Bản có ưu thế về công nghệ hơn so với Đức và Pháp, song, quan hệ thương mại với Australia... vẫn lạc hậu".

Nguồn tin này còn cho biết, Nhật Bản cũng có khả năng tím kiếm hợp tác với Công ty Saab, bởi vì kỹ sư công ty Thụy Điển này vẫn đang giúp Hải quân Australia bảo trì tàu ngầm lớp Colin. Công ty Saab từ chối bình luận đối với vấn đề này.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Đối với đơn đặt hàng tàu ngầm này, nội bộ Australia vẫn còn tranh cãi. Đồng liêu của Thủ tướng Australia Tony Abbott tại Quốc hội tiết lộ với hãng tin Reuters rằng, Australia rất lo ngại không thể lựa chọn sáng suốt người chiến thắng cuối cùng của hợp đồng, dẫn đến chịu một loạt hậu quả.

Đây là vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong nội bộ đảng cầm quyền hiện nay, trong khi đó các nhà thầu cũng rất hiểu điều này.

Căn cứ vào hồ sơ nội bộ công ty mà hãng tin Reuters có được, ThyssenKrupp Đức sẽ cung cấp huấn luyện cho nhà thầu địa phương của Australia, giúp họ sử dụng công nghệ chế tạo và sản xuất tiên tiến của Đức, đồng thời giúp đỡ xây dựng Trung tâm đóng tàu và sửa chữa hải quân ở khu vực Thái Bình Dương.

Tài liệu này vốn để cung cấp cho các cá nhân quan chức cấp cao của Australia tham khảo, trong đó có những đề nghị này.

Đề nghị rõ ràng rất có sức hấp dẫn, nhất là Australia vẫn gặp khó trên phương diện này - vào năm 2016, 3 công ty gồm Động cơ Ford, Động cơ Toyota và Động cơ GE sẽ chấm dứt sản xuất ở nhà máy Australia.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Trong một cuộc phỏng vấn vào thứ Ba vừa qua, 2 giám đốc điều hành của Công ty ThyssenKrupp tiết lộ, Chính phủ Australia đang khó xử, nỗ lực từ chối lợi ích kinh tế do phía Đức đem lại.

Chủ tịch Australia của Công ty ThyssenKrupp John White nói: "Đơn đặt hàng này tương đối có tính chính trị... Đương nhiên, chương trình trị giá 50 tỷ đô la Úc và tương đối phức tạp này được giao cho Nhật Bản, để Nhật Bản giải quyết vấn đề thâm hụt, rõ ràng về chính trị không làm cho người ta vui vẻ như vậy".

Thượng nghị sĩ Sean Edwards, Chủ tịch Ủy ban kinh tế Quốc hội Australia cho rằng: Đối với Australia, nếu một chương trình không thể đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho Australia, rõ ràng là không thể chấp nhận.

Sean Edwards nói: "Tôi cho rằng, chế tạo những tàu ngầm này ở Australia là cần thiết. Đây là vấn đề mà người Nhật Bản cần cân nhắc".

Nhưng, Thủ tướng Australia Tony Abbott lại gọi Nhật Bản là "người bạn thân nhất ở châu Á", trong khi đó, Mỹ cũng rất vui khi nhìn thấy hai đồng minh châu Á quan trọng Nhật Bản và Australia tăng cường quan hệ.

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Hơn nữa tàu ngầm do Nhật Bản chế tạo lại có thiết bị giám sát, radar và vũ khí do Mỹ cung cấp, điều này được nguồn tin của hãng tin Reuters tiết lộ ở Washington.

Mỗi đối thủ tham gia tranh thầu đều phải cung cấp 3 định giá vào tháng 11 năm nay, bao gồm chi phí chế tạo tàu ngầm hoàn toàn ở nước ngoài, lắp ráp một phần ở Australia và hoàn toàn chế tạo ở Australia.

Đông Bình (nguồn mạng Quan sát)