"Nhiệm vụ lịch sử mới" của PLA tạo ra rủi ro khá lớn cho Trung Quốc

23/06/2015 06:02
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Sách trắng yêu cầu quân đội nỗ lực cung cấp bảo đảm vững chắc cho hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Quân đội Trung Quốc trong lễ duyệt binh (ảnh tư liệu)
Quân đội Trung Quốc trong lễ duyệt binh (ảnh tư liệu)

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 22 tháng 6 dẫn trang mạng "Quỹ Jamestown" Mỹ ngày 19 tháng 6 đăng bài viết "Quan niệm an ninh quốc gia tổng thể: An toàn hóa chính sách và rủi ro ngày càng tăng của khủng hoảng quân sự" của tác giả Timothy Heath.

Bài viết cho rằng, sách trắng "Chiến lược quân sự" gần đây của Trung Quốc đã phản ánh trọng điểm phát triển của chính phủ Trung Quốc, cho thấy Trung Quốc đang chuyển đổi sang một giai đoạn trỗi dậy tạo ra sức ép cao hơn.

Do sự thúc đẩy bởi quyết tâm khắc phục những cản trở phát triển mạnh ở trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã mở rộng lớn phạm vi của an ninh quốc gia, về cơ bản đã bao trùm tất cả lĩnh vực chính sách.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách theo hướng "tập quyền" và đã tăng cường sự phục tùng của quân đội đối với mục tiêu chiến lược quốc gia nhằm kiểm soát rủi ro xảy ra xung đột không mong muốn.

Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20
Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình J-20

Bài viết cho rằng, mặc dù vậy, việc ngày càng coi trọng đối với bảo vệ lợi ích quốc gia không ngừng mở rộng vẫn đánh dấu một sự thay đổi sâu sắc của chính sách an ninh.

Mặc dù vẫn nhấn mạnh thông qua phương thức hòa bình tăng cường kiểm soát đối với lợi ích cốt lõi và nâng cao vị thế chiến lược, nhưng Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho sự lựa chọn có sức ép cao hơn trừ chiến tranh.

Cuối tháng 5, Trung Quốc đã công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên với chủ đề rõ ràng là "Chiến lược quân sự". So với phiên bản năm 2013, sách trắng mới nhất này đã phản ánh rõ ràng hơn tư tưởng chính trị công tác chính sách của chính phủ hiện nay.

So với sách trắng trước đây, nó đã tập trung trình bày hơn về mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của quốc gia. Chẳng hạn, sách trắng nói, mục tiêu chiến lược quốc gia của Trung Quốc chính là đến năm 2021 hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đến năm 2049 xây dựng xong quốc gia hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa,

điều này đã đại diện cho "giấc mơ Trung Quốc" phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Những mục tiêu này hoàn toàn không phải mới, nhưng sách trắng trước đây chỉ đề cập mơ hồ đến chúng.

Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-11B Trung Quốc

Theo bài viết, sách trắng đã phản ánh vai trò ảnh hưởng của hoạch định ở tầm cao nhất, đã giải thích nguyên tắc chỉ đạo, chính sách và công tác của quân đội (PLA) hỗ trợ như thế nào cho mục tiêu chiến lược phục hưng dân tộc.

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của điểm này, sách trắng lần đầu tiên đề xuất một "nhiệm vụ lịch sử mới" của quân đội, đó là, yêu cầu quân đội nỗ lực cung cấp bảo đảm vững chắc cho hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

"Nhiệm vụ mới" này thực ra là tái khẳng định đối với tất cả "nhiệm vụ lịch sử" khác, nhưng tầm quan trọng của nó là mang tính chính trị. Điều nhấn mạnh lại này là, tất cả hoạt động của quân đội đều phải hỗ trợ hoặc ít nhất không thể cản trở Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược - hoàn thành xây dựng quốc gia mạnh, phồn vinh, ổn định và hiện đại.

Tư tưởng an ninh mới là "quan niệm an ninh quốc gia tổng thể" - cách nói này đã thể hiện xu thế thực hiện "tập quyền" trong quyết sách của giới lãnh đạo Trung Quốc, là quan điểm chính sách không thể tách rời đối với việc hoạch định chiến lược và chính sách từ trên xuống dưới và ở tất cả các lĩnh vực.

Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc
Máy bay vũ trang không người lái Dực Long, Trung Quốc

Sách trắng còn cho biết, phải kiên trì "quan niệm an ninh quốc gia tổng hợp", hoạch định thống nhất giữa an ninh nội bộ và an ninh bên ngoài, an ninh lãnh thổ và an ninh quốc dân, an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, an ninh sinh tồn và an ninh phát triển, an ninh tự thân và an ninh chung.

Có bình luận cho rằng, khái niệm này nhằm thúc đẩy thực hiện chính sách an ninh, trong khi đó, sách trắng trước đây tập trung hơn vào lý tưởng chính sách, không cung cấp nguyên tắc chỉ đạo cụ thể trong thực hiện.

Bài viết cho rằng, cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc, môi trường an ninh của họ đã không thể thỏa mãn nhu cầu, vì vậy nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu đánh giá lại chính sách an ninh từ trước tới nay.

"Quan niệm an ninh quốc gia tổng thể" của Tập Cận Bình đã bao hàm việc tăng cường đối với chính sách an ninh, thực hiện theo hướng "tập quyền" và "mở rộng phản ánh". Bắc Kinh cho rằng, muốn phá vỡ hạn chế của trỗi dậy quốc gia thì cần có cách làm mới và có thể mang tính rủi ro hơn.

Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tàu ngầm thông thường Type 039B lớp Nguyên, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn sẽ tránh chiến tranh, đặt phương thức hòa bình lên vị trí đầu tiên, nhưng họ khắc phục lực cản, quyết tâm tăng cường kiểm soát đối với lợi ích quốc gia quan trọng sẽ làm cho khả năng xung đột thậm chí nổ ra khủng hoảng quân sự tăng lớn.

Sau khi nhận thức được thực tế này, Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm phương pháp, tiến hành chuẩn bị đầy đủ để tận dụng cục diện này, thông qua một phương thức có thể sử dụng nhiều tài sản quân sự hơn nhưng tránh được chiến tranh để thúc đẩy mục tiêu chiến lược của họ.

Bài báo cho rằng, loại tư duy này mặc dù có thể lý giải, nhưng cũng sẽ tạo ra rủi ro tương đối lớn cho Trung Quốc. Đối với Mỹ, tình hình đang thay đổi hiện nay cho thấy, sớm tiến hành tính toán đối với các cuộc xung đột có thể xảy ra giữa Trung Quốc với các nước láng giềng là rất quan trọng.

Điều quan trọng tương tự còn gồm có, cần tăng cường tiếp xúc và đối thoại giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh, để bảo đảm các sự kiện trong tương lai sẽ không leo thang thành các cuộc xung đột mang tính bi kịch mà các bên đều muốn tránh. 

Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tổ chức tập trận trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)