Nhìn lại cuộc đời Nelson Mandela qua ảnh

28/06/2013 06:19
Nguyễn Hường (tổng hợp)
(GDVN) - Nelson Mandela là một trong những chính khách được sùng kính nhất trên thế giới, người đã lãnh đạo cuộc đấu tranh để thay thế chế độ phân biệt chủng tộc của Nam Phi bằng một nền dân chủ đa sắc tộc.

Sinh năm 1918 tại một ngôi làng nhỏ của người Thembu nói tiếng Xhosa ở phía Đông Nam Phi, họ của ông được gọi là Madiba. Sau khi thành lập công ty luật của người da đen đầu tiên ở Nam Phi với Oliver Tambo, ông được một thầy giáo đặt tên tiếng Anh là Nelson và họ là Mandela.


Cha ông, một cố vấn cho các gia đình hoàng gia Thembu, qua đời khi ông lên 9. Năm 1941, ở tuổi 23, ông chạy trốn khỏi một cuộc hôn nhân được sắp xếp và đến Johannesburg. 

Hai năm sau đó, ông theo học ngành luật tại Đại học Witswaterand, nơi chủ yếu người da trắng theo học nhưng cũng là nơi ông được gặp mọi người từ tất cả các chủng tộc và nguồn gốc. Ông đã được tiếp xúc với các tư tưởng tự do, cấp tiến cũng như các tư tưởng phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử giữa các màu da đã thúc đẩy niềm đam mê chính trị ở ông.

Cùng năm đó, ông tham gia Đại hội Dân tộc châu Phi (ANC) và sau đó là đồng sáng lập Liên đoàn Thanh niên ANC. 

Ông kết hôn với người vợ đầu tiên, Evelyn Mase, vào năm 1944. Họ đã ly dị vào năm 1958 sau khi có bốn người con. Năm 1958, ông Mandela đã kết hôn với bà Winnie Madikizela, người sau này có một vai trò tích cực trong chiến dịch giải phóng chồng khỏi nhà tù.
Ông Mandela trong ngày cưới người vợ thứ 2, Winnie Madikizela.
Ông Mandela trong ngày cưới người vợ thứ 2, Winnie Madikizela.

Ông Mandela bắt đầu hành nghề luật sư ở Johannesburg với đối tác của mình, Oliver Tambo, vào năm 1952. Hai ông cũng đã tham gia vận động chống phân biệt chủng tộc.

Năm 1956, ông Mandela bị buộc tội phản quốc, cùng với 155 nhà hoạt động khác, nhưng các cáo buộc chống lại ông đã được tha sau 4 năm tù giam.

Hoạt động của ANC vẫn bị cấm vào năm 1960 và ông Mandela đã buộc phải rút vào hoạt động ngầm. Cuối năm đó, căng thẳng với chế độ phân biệt chủng tộc tăng vọt lên tầm cao mới khi 69 người da đen đã bị bắn chết bởi cảnh sát trong vụ thảm sát Sharpeville. 

Nam 1962, ông bị bắt, bị kết tội phá hoại, bị kết án 5 năm tù giam. Vào mùa đông năm 1964, ông đã bị kết án tù chung thân sau khi bị bắt và bị buộc tội phá hoại và cố gắng lật đổ chính phủ. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến năm 1969, mẹ của ông Mandela qua đời và con trai cả của ông thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi, nhưng ông không được phép tham dự đám tang. Ông bị giam ở nhà tù trên đảo Robben trong 18 năm trước khi được chuyển đến nhà tù Pollsmoor trên đất liền trong năm 1982. 

Năm 1980, sau thời gian sống lưu vong, ông Tambo đã phát động một chiến dịch quốc tế chống phân biệt chủng tộc và đấu tranh đòi thả tự do cho ông Mandela. Chiến dịch lên đến đỉnh điểm trong các buổi hòa nhạc năm 1988 tại sân vận động Wembley ở London khi 72.000 người tham dự trực tiếp và hàng triệu người xem trên truyền hình trên khắp thế giới - đã hát bài hát "Free Nelson Mandela". 

Áp lực lan rộng khiến các nhà lãnh đạo thế giới buộc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với Nam Phi vào năm 1967 chống lại chế độ phân biệt chủng tộc. Áp lực đã đem lại kết quả, năm 1990, Tổng thống FW de Klerk dỡ bỏ lệnh cấm ANC. Ông Mandela được ra tù và các cuộc đàm phán về việc thành lập một nền dân chủ đa sắc tộc mới cho Nam Phi bắt đầu. 
Bị bỏ tù 27 năm, vào năm 1994, ông được bầu là Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi và đóng vai trò hàng đầu trong các nỗ lực đem lại hòa bình trong các cuộc xung đột. Ông đã được trao tặng giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. 
Kể từ khi rời chính trường vào năm 1999, ông Mandela đã trở thành đại sứ cao cấp của Nam Phi, tham gia chiến dịch chống lại HIV / AIDS và giúp đỡ Nam Phi được quyền đăng cai World Cup 2010. 
Vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của mình, Nelson Mandela kết hôn với bà Graca Machel, một chính khách và là nhà hoạt động nhân quyền Mozambique. 

 Ông Mandela - người đã gặp phải một loạt các vấn đề về sức khỏe trong những năm gần đây - cũng tham gia vào cuộc đàm phán hòa bình tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi và các nước khác ở châu Phi và các nơi khác. 
Năm 2004, ở tuổi 85, ông Mandela quyết định rời các hoạt động để dành nhiều thời gian với gia đình và bạn bè của mình.Một số hình ảnh ghi lại khoảnh khắc Mandela gặp gỡ các chính khách tiếng tăm và những nghệ sĩ da màu thành danh trên nước Mỹ:
Cựu Tổng thống Mỹ Gerorge Bush.
Cựu Tổng thống Mỹ Gerorge Bush.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Nữ Hoàng Anh.
Nữ Hoàng Anh.
Vợ chồng cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Vợ chồng cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy.
Vợ chồng nam diễn viên lừng danh Hollywood Will Smith.
Vợ chồng nam diễn viên lừng danh Hollywood Will Smith. 
Ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson.
Ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson.
Năm 1958, ông Mandela đã kết hôn Winnie Madikizela, người sau này có một vai trò tích cực trong chiến dịch giải phóng chồng khỏi nhà tù. 
Nguyễn Hường (tổng hợp)