Những bộ phim nổi tiếng gây nhiều tranh cãi (P2)

14/05/2012 19:20
Hải Anh
(GDVN) - Tiếp tục khám phá những bộ phim đình đám nhưng gây tranh cãi không nhỏ trong dư luận, lần này là Baise-moi, Dogville, Hồi ức của một Geisha, In the Realm of the Senses...
La Dolce Vita, phim hài điện ảnh Ý của đạo diễn nổi tiếng Federico Fellini, giành giải Cành cọ vàng năm 1960 và là một trong những bộ phim tiêu biểu nhất của Ý, nhưng bị Vatican phản đối dữ dội. Sau này phim Viridiana của Tây Ban Nha giành Cành cọ vàng năm 1961 cũng bị Vatican công kích và chính quyền Francisco Franco cấm công chiếu đến năm 1977 sau cái chết của nhà độc tài.
La Dolce Vita, phim hài điện ảnh Ý của đạo diễn nổi tiếng Federico Fellini, giành giải Cành cọ vàng năm 1960 và là một trong những bộ phim tiêu biểu nhất của Ý, nhưng bị Vatican phản đối dữ dội. Sau này phim Viridiana của Tây Ban Nha giành Cành cọ vàng năm 1961 cũng bị Vatican công kích và chính quyền Francisco Franco cấm công chiếu đến năm 1977 sau cái chết của nhà độc tài.
Quỷ dữ trước cửa (Devils on the Doorstep) phim Trung Quốc của đạo diễn Khương Văn, giành Gải thưởng lớn và được đề cử Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes năm 2000, nhưng bị cấm chiếu tại Trung Quốc do đạo diễn gửi phim dự thi không thông qua Cục điện ảnh. Phim khai thác đề tài chiến tranh Trung - Nhật, và công chiếu rộng rãi và gây ấn tượng tại Nhật. Trước đó, phim Cánh diều xanh (The Blue Kite) của Khương Văn về đề tài thời Trăm hoa đua nở và Cách mạng văn hóa cũng bị cấm chiếu tại Trung Quóc 8 năm do không qua được kiểm duyệt, dù đoạt giải phim hay nhất tại LHP Tokyo 1993.
Quỷ dữ trước cửa (Devils on the Doorstep) phim Trung Quốc của đạo diễn Khương Văn, giành Gải thưởng lớn và được đề cử Cành cọ vàng Liên hoan phim Cannes năm 2000, nhưng bị cấm chiếu tại Trung Quốc do đạo diễn gửi phim dự thi không thông qua Cục điện ảnh. Phim khai thác đề tài chiến tranh Trung - Nhật, và công chiếu rộng rãi và gây ấn tượng tại Nhật. Trước đó, phim Cánh diều xanh (The Blue Kite) của Khương Văn về đề tài thời Trăm hoa đua nở và Cách mạng văn hóa cũng bị cấm chiếu tại Trung Quóc 8 năm do không qua được kiểm duyệt, dù đoạt giải phim hay nhất tại LHP Tokyo 1993.
Lost In Beijing, phim Trung Quốc năm 2007 có sự tham gia của Lương Gia Huy, Phạm Băng Băng, được đề cử tại một số LHP Quốc tế, trong đó có LHP Berlin nhưng bị cấm chiếu chính thức tại Đại lục sau khi trì hoãn một năm, từ tháng 1.2008. Bộ phim bị cho là có nhiều yếu tố khiêu dâm, bệnh hoạn. Trái với đại lục, tại Hồng Kông bộ phim được công chiếu.
Lost In Beijing, phim Trung Quốc năm 2007 có sự tham gia của Lương Gia Huy, Phạm Băng Băng, được đề cử tại một số LHP Quốc tế, trong đó có LHP Berlin nhưng bị cấm chiếu chính thức tại Đại lục sau khi trì hoãn một năm, từ tháng 1.2008. Bộ phim bị cho là có nhiều yếu tố khiêu dâm, bệnh hoạn. Trái với đại lục, tại Hồng Kông bộ phim được công chiếu.
Kick-Ass, phim siêu anh hùng 2010 của điện ảnh Mỹ, với Aaron Johnson và Christopher Mintz-Plasse đóng chính, dù giành giải Empire phim hay nhất và đề cử một số giải thưởng phim teen, doanh thu hơn 96 triệu USD, nhưng bị chỉ trích khá nhiều xung quanh vấn đề bạo lực và khía cạnh đạo đức. Tháng 2/2012 các nhà làm phim tuyên bố sẽ làm tiếp phần hai phim ăn khách này.
Kick-Ass, phim siêu anh hùng 2010 của điện ảnh Mỹ, với Aaron Johnson và Christopher Mintz-Plasse đóng chính, dù giành giải Empire phim hay nhất và đề cử một số giải thưởng phim teen, doanh thu hơn 96 triệu USD, nhưng bị chỉ trích khá nhiều xung quanh vấn đề bạo lực và khía cạnh đạo đức. Tháng 2/2012 các nhà làm phim tuyên bố sẽ làm tiếp phần hai phim ăn khách này.
Taras Bulba, phim sử thi khá hoành tráng năm 2009 điện ảnh Nga remake phim 1962, dựa theo tiểu thuyết của Nikolai Gogol, tuy khá ăn khách nhưng chịu phản ứng gay gắt từ Ukraina, Ba Lan và Israel, do động chạm các vấn đề dân tộc nhạy cảm.
Taras Bulba, phim sử thi khá hoành tráng năm 2009 điện ảnh Nga remake phim 1962, dựa theo tiểu thuyết của Nikolai Gogol, tuy khá ăn khách nhưng chịu phản ứng gay gắt từ Ukraina, Ba Lan  và Israel, do động chạm các vấn đề dân tộc nhạy cảm.
In the Realm of the Senses, phim Nhật Bản năm 1976, bị kiểm duyệt khắt khe tại Nhật, bị cấm công chiếu tại Mỹ một thời gian sau khi ra mắt tại LHP New York, và tại Anh, Canada,... do chứa đựng các yếu tố khiêu dâm thô bạo.
In the Realm of the Senses, phim Nhật Bản năm 1976, bị kiểm duyệt khắt khe tại Nhật, bị cấm công chiếu tại Mỹ một thời gian sau khi ra mắt tại LHP New York, và tại Anh, Canada,... do chứa đựng các yếu tố khiêu dâm thô bạo.
Hồi ức của một Geisha (Memoirs of a Geisha) bộ phim của Rob Marshall, với Chương Tử Di đóng chính, khai thác đề tài geisha, gây ra rất nhiều tranh cãi, dù đoạt một số giải quốc tế quan trọng. Phim bị cấm công chiếu tại Trung Quốc dù được hoan nghênh ở Nhật Bản.
Hồi ức của một Geisha (Memoirs of a Geisha) bộ phim của Rob Marshall, với Chương Tử Di đóng chính, khai thác đề tài geisha, gây ra rất nhiều tranh cãi, dù đoạt một số giải quốc tế quan trọng. Phim bị cấm công chiếu tại Trung Quốc dù được hoan nghênh ở Nhật Bản.
Dogville, phim của đạo diễn Đan Mạch Lars von Trier , và Nicole Kidman đóng chính, được đề cử Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2003 và giành nhiều giải thưởng, chia làm chín chương và diễn ra trên một sân khấu, giá trị nghệ thuật rất cao, nhưng chỉ được phát hành hạn chế tại Mỹ (do có nhiều chỉ trích chống Mỹ), kể từ 26.3.2004.
Dogville, phim của đạo diễn Đan Mạch Lars von Trier , và Nicole Kidman đóng chính, được đề cử Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2003 và giành nhiều giải thưởng, chia làm chín chương và diễn ra trên một sân khấu, giá trị nghệ thuật rất cao, nhưng chỉ được phát hành hạn chế tại Mỹ (do có nhiều chỉ trích chống Mỹ),  kể từ 26.3.2004.
Baise-moi, một bộ phim Pháp của đạo diễn Virginie Despentes và Coralie Trinh Thi , phim chuyển thể, phát hành năm 2000,gây được chú ý của công luận nhiều nước, bị hạn chế phát hành và chiếu giới hạn độ tuổi do các yếu tố bạo lực và khiêu dâm. Tại Ontario, Canada và Ireland phim bị cấm chiếu hoàn toàn. Một phim chuyển thể khác, Lady Chatterley's Lover dù giới hạn độ tuổi nhưng được đánh giá cao về nghệ thuật, bản 2007 giành giải César.
Baise-moi, một bộ phim Pháp của đạo diễn Virginie Despentes và Coralie Trinh Thi , phim chuyển thể, phát hành năm 2000,gây được chú ý của công luận nhiều nước, bị hạn chế phát hành và chiếu giới hạn độ tuổi do các yếu tố bạo lực và khiêu dâm. Tại Ontario, Canada và Ireland phim bị cấm chiếu hoàn toàn. Một phim chuyển thể khác,  Lady Chatterley's Lover dù giới hạn độ tuổi nhưng được đánh giá cao về nghệ thuật, bản 2007 giành giải César.
Jacquou, người nông dân nổi dậy (Jacquou le Croquant), dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng (xuất bản tại Việt Nam năm 1986, Thiên An dịch) của Eugène Le Roy, phiên bản truyền hình năm 1969. Bộ phim gây tiếng vang rất lớn khi đó tại Pháp, nhưng bị cấm chiếu dưới thời tổng thống cánh hữu Valéry Giscard d'Estaing và công chiếu trở lại khi François Mitterrand ứng cử viên cánh tả trúng cử. Truyện và phim luôn gây tranh cãi giữa những người cánh tả ủng hộ và cánh hữu phản đối ở Pháp. Tiểu thuyết và phim 1969 cũng như phim 2007 có sự khác nhau khá nhiều về hình tượng một số nhân vật và các chi tiết. Bản phim 2007 có chi tiết mới con thuyền buồm (galiote) đi trong sương mù đến London, như biểu hiện thuận Edmund Burke, thay vì Voltaire (lựa chọn của Jacquou) hoặc Joseph de Maistre, nhưng kịch bản không sâu bằng phim cũ.
Jacquou, người nông dân nổi dậy (Jacquou le Croquant), dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng (xuất bản tại Việt Nam năm 1986, Thiên An dịch) của Eugène Le Roy, phiên bản truyền hình năm 1969. Bộ phim gây tiếng vang rất lớn khi đó tại Pháp, nhưng bị cấm chiếu dưới thời tổng thống cánh hữu Valéry Giscard d'Estaing và công chiếu trở lại khi François Mitterrand ứng cử viên cánh tả trúng cử. Truyện và phim luôn gây tranh cãi giữa những người cánh tả ủng hộ và cánh hữu phản đối ở Pháp. Tiểu thuyết và phim 1969 cũng như phim 2007 có sự khác nhau khá nhiều về hình tượng một số nhân vật và các chi tiết. Bản phim 2007 có chi tiết mới con thuyền buồm (galiote) đi trong sương mù đến London, như biểu hiện thuận Edmund Burke, thay vì Voltaire (lựa chọn của Jacquou) hoặc Joseph de Maistre, nhưng kịch bản không sâu bằng phim cũ.
Hải Anh