Ông ngoại bị... dở hơi à?

17/05/2011 07:13
Đang nói chuyện bị cắt ngang, bé Mốc cáu và đáp lại: “Ông nội bị... dở hơi à, cháu đang nói chuyện với cô Phúc cơ mà ?”.

Đang nói chuyện bị cắt ngang, bé Mốc cáu và đáp lại: “Ông nội bị... dở hơi à, cháu đang nói chuyện với cô Phúc cơ mà ?”.

{iarelatednews articleid='606'}

Chị Ánh (Lạc Long Quân, Hà Nội) có cháu Mốc 4 tuổi, một lần bảo cháu gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe ông bà nhưng đầu dây bên kia lại là cô cháu nghe máy. Vốn rất quý cô, nên hai cô cháu trò chuyện vui vẻ, ông ngoại nghe thấy giọng Mốc qua điện thoại, ông hỏi to: “Mốc đấy hả cháu ?” thì Mốc nói luôn một câu khiến cả nhà sốc nặng.  Còn chị Ánh thì tá hỏa về câu nói của con.

Cũng lâm vào tình cảnh tương tự, chị Lan (Phạm Văn Đồng, Hà Nội) cũng từng xấu hổ khi con mình bảo bà ngoại... điên. Chỉ vì lần đó con chị - cu Bút đang say sưa xem phim hoạt hình thì bà ngoại vào hỏi thăm bé hết cái này đến cái kia, lại còn đòi chuyển sang xem chèo nên bé tức quá mới phản ứng như vậy.

Anh Tiến (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) có con mới lên ba. “Trẻ lên ba, cả nhà tập nói”, vì thế khi dạy con  tập nói, bên cạnh những tiếng thông thường, anh còn dạy con những tiếng chửi yêu như “mẹ mày”, “bà mày” bởi theo anh giọng bập bẹ của trẻ con khi phát âm những tiếng đó thật đáng yêu (?!). Đáng yêu đâu chưa thấy, nhưng chỉ biết một lần, cháu Bi sang nhà hàng xóm chơi, thấy cháu bụ bẫm, cô Liên hàng xóm liền bẹo má trêu, thế là Bi không ngần ngại nói “Mẹ cô Liên” khiến cô choáng váng.
 

 

Cần sửa ngay cho trẻ

Sau khi phát hiện ra con mình có thói quen nói bậy, chị Diệp (Thanh Xuân, Hà Nội) phải mất một thời gian dài mới sửa được cho con. Vì con chị thích siêu nhân nên mỗi lẫn cháu nói bậy chị đều bảo: “Con mà nói thế thì siêu nhân không thích và không cho con vào đội giải cứu mọi người đâu”. Hơn nữa, chị cũng thường xuyên đọc truyện cho con rồi gợi ý để con nêu ý kiến riêng của mình. Cùng con  chơi các trò chơi phát triển ngôn ngữ như: đoán chữ, đoán tên đồ vật, đóng kịch, phân vai, ca hát... vì trẻ con nói bậy có thể do chúng thiếu ngôn từ để diễn đạt trong trường hợp đó.

Trẻ con vốn dễ bắt chước, chúng học mọi thứ rất nhanh mà chưa phân biệt được tốt xấu. Vì thế, cha mẹ không nên cho rằng đó chỉ là một biểu hiện bình thường, lớn lên tự trẻ sẽ điều chỉnh mà cần luôn theo sát, làm gương tốt cho con, cùng chơi, trò chuyện với con để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ và uốn nắn kịp thời. Có như vậy thì thói quen mới không thành tật khó sửa.

Theo Maskonline