Ôn tập môn Sinh học: Những bài tập khó ở chương 2

21/03/2012 06:00
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) - Tiếp theo chương môt, mời các bạn theo dõi chương II. Có thể nói chương này có kiến thức trọng tâm, nhiều bài tập suy luận khó.

hình ảnh minh họa
hình ảnh minh họa


Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Tiếp theo chương môt, mời các bạn, các em theo dõi chương II. Chương hai có nhiều ứng dụng hơn, có thể nói chương này có kiến thức trọng tâm, nhiều bài tập suy luận khó. Trong đề thi trắc nghiệm cũng rất nhiều câu tính toán, đáp án điểm cũng cao hơn.
Kiến thức trọng tâm:
 Quy luật phân li;
 Quy luật phân li độc lập;
Sự tác động của nhiều gen, tác động đa hiệu của gen;
Di truyền liên kết;
Di truyền liên kết với giới tính;

Di truyền ngoài nhiễm sắc thể (ngoài nhân);

Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của kiểu gen.
Kiến thức cần ôn sâu:
- Khái niệm alen, gen, nhiễm sắc thể, cặp alen, cặp NST tương đồng. Gen có nhiều trang thái, thường có hai trạng thái trội, lặn (alen). Mỗi alen nằm trên mỗi nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. Vậy sự phân li cặp NST dẫn đến sự phân li cặp alen trong quá trình sinh sản.
- Khi thụ tinh, các giao tử tổ hợp lại với nhau thành các tổ hợp khác nhau mà chính là tổ hợp alen mới. Có thể nói cơ thể lại nhưng giao tử không lai (giao tử thuần khiết).
- Cũng bởi lý do cơ thể lai phát sinh giao tử thuần khiết cho nên các cặp gien, alen trong tổ hợp gen vẫn có vai trò như nhau ấy chính là quy luật phân li độc lập “ khi lai hai dạng bố mẹ khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia”. Công thức tổ hợp được hiểu:
(AaBb ...) x (AaBb...) = (A : a)2 x (B: b)2 x ... =. Các em cũng có thể triển khai như sau tỉ lệ KG, KH: { (1AA: 2Aa: 1aa) x (1BB: 2Bb: 1bb)} nếu có 3 cặp, 4 cặp thì vẫn vận dụng như thế. Nếu đề cho là phân ly độc lập- mỗi cặp gen nằm trên mỗi cặp NST thường!
- Sự tác động của nhiều gen lên một cặp biểu hiện tính trạng: Ta chú ý 2 alen của một gen là tương tác trội, lặn không hoàn toàn, 2 alen của các gen khác nhau là tương tác át chế, tương tác bổ sung. Để phân biệt, chúng ta chú ý dữ liệu bài cho, kết qủa phép lai... Nhưng vẫn căn cứ trên công thức phân li độc lập làm phép kiểm VD. { (1AA trội : 2Aa trung gian: 1aa lặn ) x (1BB: 2Bb: 1bb) x ...}. Phân tích tỉ lệ kiểu hinh: { 9 A-B- KH(1): 3A-bb-KH(2) : 3aa B- KH (3) : 1aabb– KH (4)}. Ngoài ra còn tương tác cộng gộp H1.H2..H3. H4.... h1h2h3h4 thường chiều cao thân, màu sắc hạt.
_ Di truyền liên kết giới tính, đầu tiên vẫn quan tâm đến cặp giới tính X, Y hay X,  ( khôg có). Cặp giới tính, thường thấy cá thể đực # cái là chỗ đồng giao hay dị giao. Kết quả phân tích phép lai luôn nhớ rằng là { (0,5( X): 0,5 (Y) ) x (0,25AA: .5Aa: 0.25 aa) }, cứ viết liên kết cho đúng là gen đó nằm trên X hay Y? Trội hay lặn? Để kiểm tra là di truyền thẳng hay chéo?
- Di truyền ngoài nhân, hay NST, thực chất là gen ngoài TB chất, chỉ có ở giao tử lớn như trứng, noãn không có ở tinh trùng hay hạt phấn. Chính vì vập nên hay mẹ truyền cho con.
Bài tập vận dụng:
VD1. Cho biết có tương tác giữa hai trong ba gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?

AaBbDd × aabbDD. AaBbdd × AabbDd

AaBbDd × aabbdd. AaBbDd × AaBbDD ?

Bảng kiểu gen và kiểu hình được hiểu:Khi A và B tương tác cho kiểu hình mới, A và B riêng thì không biểu hiện = ab

ABD

ABd

AbD

aBD

Abd

aBd

abD

abd

abd

1

2

3

3

4

4

3

4

VD2. Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ
41,5%. 56,25% 50% 64,37%
Suy luận tính: {tất cả các tỉ lệ đều lớn, P: (Bv/Bv) x ( bV/bV) F1 : Bv// bV (Xám Dài) .Cho 2 loại giao tử = 0.5Bv : 0.5bV } =>

0.5 Bv

0.5 bV

0.5 Bv

0.5*0.5

0.5 bV

0.5* 0.5

Kết quả 50%.
Chương này tập trung nhiều bài tập khó, hẹn sẽ cung cấp đến các bạn, các em một bài đầy đủ hơn về các dạng toán trong kỳ sau. Chúc các em ôn tập tốt!

N.V.Phiên

(Nguyễn Văn Phiên, Trường THPT Lê Thành Phương- Tuy An -Phú Yên)

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Nguyễn Văn Phiên