Ôn thi môn Địa: Lựa chọn và thể hiện biểu đồ hình tròn đúng yêu cầu

29/03/2012 10:24
Nguyễn Văn Phiên
(GDVN) - Khi đọc đề, thí sinh cần cẩn thận suy nghĩ, lựa chọn dạng biểu đồ cần vẽ theo hướng dẫn sau.

- Chú ý cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày.

- Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn.
- Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất, nhớ lại câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm).
1/Những căn cứ để lựa chọn:
- Lời dẫn (đặt vấn đề), thường trong câu hỏi có 3 dạng sau:
Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. & cho nhận xét”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng “lời dẫn mở” cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi .
- Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp.
- Trường hợp bảng số liệu trình bày theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền.
Cần lưu ý:
Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng.
Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này không nên vẽ hình tròn).
Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức:

Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100
Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1).
- Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp (1): Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau.
Trường hợp (2): Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp 2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng: Căn bậc hai của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A).
Lưu ý trường hợp thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; hay hiện trạng sử dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...).
2/ Cách thể hiện:
Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của đối tượng. Trật tự vẽ các hình quạt phải theo đúng trật tự được trình bày ở bảng chú giải.
Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ (như mặt đồng hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ.
Trường hợp vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình tròn thì trật tự vẽ có khác đi một chút. Đối với nửa hình tròn trên ta vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim đồng hồ; đối với nửa hình tròn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ tia 9 giờ và vẽ cho thành phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ.
▪ Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): Thì vẽ các biểu đồ có kích thước bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau).
▪ Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt đối: Thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn.
▪ Biểu đồ phải có: Phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ).
Ví dụ dạng mẫu:

Năm

Tổng 100

Tỉ lệ theo thành phần khu vực KT

nông-lâm-ngư

công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

2000

100

65.1

13.1

21.8

2002

100

61.9

15.9

22.7

2004

100

58.7

17.4

23.9

2005

100

57.2

18.3

24.5

2006

100

55.7

19.1

25.2

 
Nếu cả năm năm, ta không nên vẽ tròn mà nên vẽ miền hoặc đường chồng lên. (so sánh năm 2000 với năm 2006 thì vẽ BĐ tròn).

- Tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp, dịch vụ tăng đều.
- Phản ánh đúng xu thế phát triển và mong muốn của nền kinh tế đang phát triển!

Điểm nóng

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Ôn thi Đại học

Tư vấn tuyển sinh

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

 Đổi mới Giáo dục

 Xem nhiều nhất trong tháng

Nguyễn Văn Phiên