Ông Phạm Thế Duyệt bình luận lời xin lỗi của ông Trần Văn Truyền

09/12/2014 06:45
PHONG NGUYÊN
(GDVN) - Ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bình luận gì về lời xin lỗi và lời hứa của ông Trần Văn Truyền!

Chiều 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

Tại cuộc kiểm điểm này, ông Truyền đã chính thức nhận tất cả sai sót theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và xin nhận mọi hình thức kỷ luật mà Đảng đưa ra. Ngoài việc thành khẩn nhận khuyết điểm, ông Truyền còn nói: “Tôi xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân...”.

Nhà đất liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ
Nhà đất liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ

Theo trình bày của cựu quan chức này, ông đã yêu cầu con gái trả ngôi nhà số 105 (đường Nguyễn Trọng Tuyển, P.15, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho UBND TP.HCM. Riêng phần đất tại số 985B Nguyễn Thị Định, P.Phú Khương, TP. Bến Tre, ông Truyền cam kết sẽ tháo dỡ nhà và bàn giao cho UBND TP. Bến Tre trước ngày 18/12/2014.

Bình luận về việc này, ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói: “Tôi tin rằng người ta đã hứa, người ta sẽ làm”.

Được biết, nội dung buổi kiểm điểm trên sẽ được báo cáo về Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau đó cơ quan này sẽ báo cáo lên trên và đưa ra quyết định hình thức xử lý kỷ luật cuối cùng đối với ông Truyền.

Nhà công vụ là mô hôi, nước mắt của dân nên phải trả!

Gần đây, câu chuyện "nhà công vụ” làm nóng dư luận, đặc biệt là qua việc một số nguyên cán bộ lãnh đạo sau khi nghỉ hưu đã lấy nhiều lý do để không trả lại nhà công vụ được cấp trước đó.

Ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ảnh: TT)
Ông Phạm Thế Duyệt – nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ảnh: TT)

Nhân vật được dư luận nhắc đến khá nhiều cũng chính là nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền Trần. Cựu quan chức này cũng nằm trong danh sách chây ì trong việc trao trả nhà công vụ. Căn nhà công vụ ở Hà Nội chỉ được ông Truyền trả lại sau đó 2 năm khi ông đã về hưu.

Ông Phạm Thế Duyệt bình luận lời xin lỗi của ông Trần Văn Truyền  ảnh 3Thế nào là “khôn”, thế nào là “mống”, thế nào là “hiu hiu”?

(GDVN) - “Khôn” hay “mống” cũng không tránh khỏi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chỉ có người “biết”, người “khôn ngoan” mới có được thiên hạ, là "sống" sau khi đã chết.

Một trường hợp khác là ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (1994-2004) cũng vừa bị “xướng danh” vì chưa (chậm) trả nhà công vụ sau khi đã về hưu 8 năm. Lý do đến nay, căn biệt thự này vẫn chưa bị thu hồi vì TP. Hà Nội chưa tìm được chỗ ở mới cho nguyên cán bộ này và cũng bởi vì yêu cầu về chỗ ở của ông quá cao.

Đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp có biểu hiện chây ì trong việc trả lại nhà công vụ. Nhiều học giả, cựu quan chức lên tiếng cảnh báo hiện tượng nhà công vụ có nguy cơ biến thành nhà tư vụ, đồng thời đề nghị nhà chức trách cần mạnh tay xử lý khối tài sản được cho là “nợ xấu” khó đòi này.

Thế nhưng, ông Phạm Thế Duyệt lại không nghĩ vậy.

Ông Duyệt nêu quan điểm: “Tôi không nghĩ nhà công vụ là thứ nợ xấu khó đòi. Ai tự giác, họ sẽ trả ngay, còn sở dĩ một số người về hưu đã lâu mà chưa chịu trả nhà công vụ là vì lòng tham vô đáy. Nhà công vụ là nhà của dân, của nước, được xây dựng từ mồ hôi, nước mắt của mọi người. Ai không chịu trả nhà, dân sẽ phê phán”. 

PHONG NGUYÊN