Phần lớn vũ khí của Hàn Quốc được nhập khẩu thông qua kênh tư nhân

10/11/2013 10:35
Đông Bình
(GDVN) - Trong giai đoạn 2007-2012, 60% vũ khí trang bị của Hàn Quốc được nhập khẩu từ kênh tư nhân, còn lại thông qua kênh chính phủ.
Máy bay chiến đấu F-15K, Không quân Hàn Quốc, mua của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-15K, Không quân Hàn Quốc, mua của Mỹ

Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gần đây công bố số liệu cho biết, 6 năm qua, 66% vũ khí Hàn Quốc được nhập khẩu từ các nhà cung ứng vũ khí tư nhân.

Từ năm 2007-2012, kim ngạch nhập khẩu vũ khí và trang bị quốc phòng của Hàn Quốc đạt 15,7 tỷ USD. Trong đó 66,1% (khoảng 11.410 tỷ won) là giao dịch vũ khí đạt được với các nhà cung ứng tư nhân; còn 33,8% là được mua sắm thông qua hệ thống thương mại vũ khí với nước ngoài.

Hình thức giao dịch giữa chính phủ với chính phủ này có thể làm cho nước xuất khẩu bảo đảm chất lượng sản phẩm. So với giao dịch vũ khí đạt được với các nhà cung ứng tư nhân, vũ khí trang bị nhập khẩu bằng FMS có giá cả tương đối cao.

Số liệu của Cục quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc cho thấy, 49% vũ khí nhập khẩu bằng kênh tư nhân đến từ Mỹ, thứ hai là Đức, chiếm 34%, sau đó là Israel, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu ngầm Project U214 của Hải quân Hàn Quốc, do Đức chế tạo.
Tàu ngầm Project U214 của Hải quân Hàn Quốc, do Đức chế tạo.

Trong giai đoạn 2007-2012, Chính phủ Hàn Quốc đạt được các giao dịch vũ khí với các nhà cung ứng tư nhân gồm có: Năm 2008 nhập khẩu máy bay chiến đấu tấn công F-15K trị giá 2.000 tỷ won từ Mỹ; nhập khẩu tàu ngầm AIP trị giá 3.100 tỷ won từ Đức.

Trong thời gian đó, Hàn Quốc thông qua nhà cung ứng tư nhân nhập khẩu vũ khí trang bị trị giá 524,7 tỷ won từ Israel, 397,6 tỷ won từ Anh, 147 tỷ won từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm 2012, Hàn Quốc thông qua sự lãnh đạo của FMS, mua được số vũ khí trang bị trị giá 986,8 triệu USD, tăng so với 525,4 tỷ USD năm 2007.

Xe chiến đấu AAV7 của Hàn Quốc
Xe chiến đấu AAV7 của Hàn Quốc
Đông Bình