“Kẻ thù lớn của M.U luôn là Liverpool, không phải Man City"

16/12/2012 08:12
H.Q
(GDVN) - "Đối với chúng tôi, Manchester City không phải là đối thủ lớn nhất, vì họ luôn luẩn quẩn trong sự so sánh chính mình với M.U."
Cuốn sách “Deepest Red” mới ra mắt là một tuyển tập những câu chuyện của nhiều tác giả khác nhau viết về Manchester United. Và trong những câu chuyện này, thú vị nhất là phần tác giả Lucia Zanetti viết về cuộc đối đầu giữa Manchester United và Manchester City.
Cuốn sách “Deepest Red” mới ra mắt là một tuyển tập những câu chuyện của nhiều tác giả khác nhau viết về Manchester United. Và trong những câu chuyện này, thú vị nhất là phần tác giả Lucia Zanetti viết về cuộc đối đầu giữa Manchester United và Manchester City.
“Đó là một buổi sáng thứ Hai, 3 tuần trước khi bước vào năm học mới. Chúng tôi là những học sinh năm cuối của trường. Tôi buộc phải ngồi trong căn phòng nóng nực để nghe phổ biến năm học, lại ngồi ngay trước giáo viên chủ nhiệm. Bên phải tôi là một cậu bạn tên Michael Beech, cái lưỡi của cậu ta lúc nào cũng liếm lên trên chỉ vì mũi cậu ta luôn luôn chảy nước nhầy. Tôi không thể nào nhìn nổi cậu ta nên thường xuyên nhìn sang bên trái, và nhìn thấy một cậu học sinh khác cùng lớp. Damien Costello”.
“Đó là một buổi sáng thứ Hai, 3 tuần trước khi bước vào năm học mới. Chúng tôi là những học sinh năm cuối của trường. Tôi buộc phải ngồi trong căn phòng nóng nực để nghe phổ biến năm học, lại ngồi ngay trước giáo viên chủ nhiệm. Bên phải tôi là một cậu bạn tên Michael Beech, cái lưỡi của cậu ta lúc nào cũng liếm lên trên chỉ vì mũi cậu ta luôn luôn chảy nước nhầy. Tôi không thể nào nhìn nổi cậu ta nên thường xuyên nhìn sang bên trái, và nhìn thấy một cậu học sinh khác cùng lớp. Damien Costello”.
“Điều đầu tiên tôi nhìn thấy ở cậu ta là kiểu tóc bóng bẩy hình cái bát. Bạn phải nhớ rằng khi đó là năm 1989, Manchester đang trên đường trở thành kinh đô văn hóa của thế giới. Trường học của chúng tôi không có đồng phục, vì thế mà những cái áo phông có hình ban nhạc Stone Roses, Smiths và áo Happy Mondays xuất hiện khắp nơi”.
“Điều đầu tiên tôi nhìn thấy ở cậu ta là kiểu tóc bóng bẩy hình cái bát. Bạn phải nhớ rằng khi đó là năm 1989, Manchester đang trên đường trở thành kinh đô văn hóa của thế giới. Trường học của chúng tôi không có đồng phục, vì thế mà những cái áo phông có hình ban nhạc Stone Roses, Smiths và áo Happy Mondays xuất hiện khắp nơi”.
“Điều thứ hai tôi nhìn thấy ở Damien, đó là cái cười toe toét của cậu ta. Hai bên má cậu ta như che khuất đôi mắt và chỉ nổi bật lên hơn nữa 2 hàm răng. Đó phải chăng là nụ cười của một ngày đẹp trời, hay là nụ cười của cậu ta vì chỉ 1 năm nữa là sẽ rời trường? Đó có lẽ là nụ cười duy nhất tôi từng thấy trong 6 năm học với Damien, dù cái cười ấy trông không đẹp”.
“Điều thứ hai tôi nhìn thấy ở Damien, đó là cái cười toe toét của cậu ta. Hai bên má cậu ta như che khuất đôi mắt và chỉ nổi bật lên hơn nữa 2 hàm răng. Đó phải chăng là nụ cười của một ngày đẹp trời, hay là nụ cười của cậu ta vì chỉ 1 năm nữa là sẽ rời trường? Đó có lẽ là nụ cười duy nhất tôi từng thấy trong 6 năm học với Damien, dù cái cười ấy trông không đẹp”.
“Và khi đó, tôi nhận ra điều thứ 3 ở Damien. Cậu ta đang mặc chiếc áo phông trắng, ở trước là hình họa một con chó bun, và màu in logo của Manchester City. Khi cậu ta quay người đi, tôi nhìn thấy một dòng chữ ở mặt sau áo: ‘Manchester City 5 V 1 Manchester United September 23rd 1989’”.
“Và khi đó, tôi nhận ra điều thứ 3 ở Damien. Cậu ta đang mặc chiếc áo phông trắng, ở trước là hình họa một con chó bun, và màu in logo của Manchester City. Khi cậu ta quay người đi, tôi nhìn thấy một dòng chữ ở mặt sau áo: ‘Manchester City 5 V 1 Manchester United September 23rd 1989’”.
“Khi đó mới chỉ 2 ngày sau trận bóng. Và nếu bạn biết rằng khi đó siêu thị còn không mở cửa trong ngày Chủ nhật (The Lord’s Day), chiếc áo đó hẳn phải là một phản ứng vô cùng nhanh nhạy tới một chiến thắng không quan trọng của Manchester City, cũng ngụ ý về những gì mà các fan của Manchester United phải chịu bất cứ khi nào City có một thắng lợi trước United trong một mùa giải chỉ gặp nhau 2 trận”.
“Khi đó mới chỉ 2 ngày sau trận bóng. Và nếu bạn biết rằng khi đó siêu thị còn không mở cửa trong ngày Chủ nhật (The Lord’s Day), chiếc áo đó hẳn phải là một phản ứng vô cùng nhanh nhạy tới một chiến thắng không quan trọng của Manchester City, cũng ngụ ý về những gì mà các fan của Manchester United phải chịu bất cứ khi nào City có một thắng lợi trước United trong một mùa giải chỉ gặp nhau 2 trận”.
“Chính trận đấu ấy là một thảm họa với Manchester United, đặc biệt là khi phải chứng kiến cầu thủ đắt nhất khi đó – Gary Pallister – mắc những sai lầm nghiêm trọng (anh ta là hậu vệ và chúng tôi thủng lưới 5 bàn). Nó đã được xem là khởi đầu cho một giai đoạn đen tối trong sự nghiệp của Ferguson, nhiều cổ động viên và chuyên gia đòi phải lấy đầu ông ta. Những tiếng hô “Fergie out!” không chỉ đến từ fan Manchester United mà còn đến từ cả fan Manchester City như một cách để làm rối bời tình hình”.
“Chính trận đấu ấy là một thảm họa với Manchester United, đặc biệt là khi phải chứng kiến cầu thủ đắt nhất khi đó – Gary Pallister – mắc những sai lầm nghiêm trọng (anh ta là hậu vệ và chúng tôi thủng lưới 5 bàn). Nó đã được xem là khởi đầu cho một giai đoạn đen tối trong sự nghiệp của Ferguson, nhiều cổ động viên và chuyên gia đòi phải lấy đầu ông ta. Những tiếng hô “Fergie out!” không chỉ đến từ fan Manchester United mà còn đến từ cả fan Manchester City như một cách để làm rối bời tình hình”.
“Và giờ sau 25 năm, những phút giây chè chén say sưa ăn mừng những thất bại hiếm hoi và thoáng qua của Manchester đã trở lại với fan City. Họ tìm niềm vui không phải vì sự thành công của họ mà từ những phút sai lầm của người hàng xóm thành công hơn và tài năng hơn. Đó là kiểu tư tưởng “Chúng lấy tiền đâu ra để mua xe?”, hay nói theo cách của Fergie, ‘Những người hàng xóm ồn ào’”.
“Và giờ sau 25 năm, những phút giây chè chén say sưa ăn mừng những thất bại hiếm hoi và thoáng qua của Manchester đã trở lại với fan City. Họ tìm niềm vui không phải vì sự thành công của họ mà từ những phút sai lầm của người hàng xóm thành công hơn và tài năng hơn. Đó là kiểu tư tưởng “Chúng lấy tiền đâu ra để mua xe?”, hay nói theo cách của Fergie, ‘Những người hàng xóm ồn ào’”.
“Manchester City không phải là đối thủ lớn nhất của chúng tôi, thậm chí còn không phải đối thủ. Liverpool là đối thủ lớn nhất của Manchester Utd và ngược lại. Thực tế là trước thời điểm hiện tại Manchester City đã không phải là đối thủ của United về mặt bóng đá. City chỉ là đội bóng loại cò con dù có bao nhiêu thành công đi chăng nữa, bởi họ tự đặt mình trong một cái vòng luẩn quẩn là đi so sánh mình với United năm này qua năm khác. Nó giống như là lái một chiếc Ferrari với mục đích thể hiện mình trước mặt ông sếp cũ vừa sa thải mình. Sẽ chẳng bao giờ có được niềm vui được lái xe thật sự nếu đó là mục đích chính”.
“Manchester City không phải là đối thủ lớn nhất của chúng tôi, thậm chí còn không phải đối thủ. Liverpool là đối thủ lớn nhất của Manchester Utd và ngược lại. Thực tế là trước thời điểm hiện tại Manchester City đã không phải là đối thủ của United về mặt bóng đá. City chỉ là đội bóng loại cò con dù có bao nhiêu thành công đi chăng nữa, bởi họ tự đặt mình trong một cái vòng luẩn quẩn là đi so sánh mình với United năm này qua năm khác. Nó giống như là lái một chiếc Ferrari với mục đích thể hiện mình trước mặt ông sếp cũ vừa sa thải mình. Sẽ chẳng bao giờ có được niềm vui được lái xe thật sự nếu đó là mục đích chính”.
H.Q