Quá ớn với bạn cùng phòng là... gay

29/12/2011 14:45
Đình Phong
(GDVN) - Để tiết kiệm, nhiều sinh viên phải chấp nhận thuê phòng ghép với người không quen. Cũng từ đó phát sinh nhiều vấn đề dở khóc, dở cười.

Ớn khi nguời ở ghép là Gay

Nguyễn Đăng Giang (SV năm 2 Bách Khoa), lặn lội từ quê Quảng Bình ra Hà Nội sớm để ổn định chỗ ăn ở. Chật vật tìm nhà trọ, đi đâu cũng choáng vì giá thuê trọ quá đắt đỏ, chưa kể phí sinh hoạt và trăm thứ phí khác đang ngày tăng lên vòn vọt, Giang lùng sục tìm nguời ở ghép cho đỡ tốn. Hỏi bạn bè không được, cậu đành tìm trên mạng, liên hệ, thấy ổn, cậu và anh ấy đi tìm phòng vừa đẹp, vừa rẻ ở Khương Trung.

Giang tâm sự: “Thấy anh ấy là nguời lịch sự, vui tính và tử tế, lại đi làm rồi, nên mình không chút nghi ngờ gì cả. Ban đầu thấy anh quan tâm, hỏi han mình, mình nghĩ anh ấy là nguời tốt”.

Không dè chừng điều gì, Giang chuyển đồ đạc đến ngay hôm đó.

"Ban đầu, thấy anh ấy có vẻ quan tâm đến mình dù là cái nhỏ nhất, mình đã nghi, nhưng không dám khẳng định. Sau đó hai ngày, trong lúc mình ngủ anh ta sờ soạng. Mình giật thót vội tỉnh dậy và thức từ đó đến sáng."- Giang chưa hết bàng hoàng kể lại.

Kể từ sau hôm đó, Giang đành nương nhờ nhà bạn, tiếp tục hành trình kiếm chỗ trọ khác. 

Vẫn còn chút ghê ghê Giang chia sẻ: "Nếu không có bạn quen biết ở cùng thì đành phải nghiến răng ở một mình vậy. Mình sợ lắm rồi".

Còn vô vàn câu chuyện cười ra nước mắt khi nam sinh đi ở trọ ghép để tiết kiệm chi phí (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Không chỉ mình Giang, mà Tuấn (Lĩnh Nam) riêng tính tiền thuê trọ một mình đã là 1 tr – 1tr 5, chưa kể tiền điện nước, vệ sinh…cũng khiến Tuấn “điêu đứng”. Cậu đành tìm người ở ghép qua mối quan hệ bạn bè trong trường. Tưởng ổn định, nhưng một tuần sau, cậu ngã ngửa vì cậu bạn cùng phòng có vấn đề về giới tính.

Đừng về bất thình lình

Truờng hợp của Lâm ( Nguyễn Đức Cảnh, Trương Định) dở khóc dở cười khi anh cùng phòng có người yêu và thường xuyên bảo Lâm “đi đâu chơi một lúc, đừng về đột xuất khi có người yêu anh đến chơi”. Mỗi lần như thế, Lâm ở lì nhà bạn, đợi anh ấy “xong việc” rồi nhắn tin, mới dám về nhà.

Quen dần với việc đó, nên Lâm thấy bình thường và tự động ra khỏi nhà để họ có không gian riêng tư. Lâm nói: “Nhiều lúc, đang ngồi đăng ký môn học trên mạng, thấy anh ấy về cùng người yêu, mình cũng đành phải vứt đấy, biết ý ra ngoài luôn”.

Ban đầu, một vài lần, Lâm cũng thông cảm vì anh ấy đi làm cả ngày, nhưng sau thấy bất tiện. Lâm đang tìm nhà chuyển chỗ khác, mặc dù anh ấy rất tốt và thoải mái, nhưng chuyện đó thì Lâm không thể chấp nhận được.

Chưa kể, vì kinh tế, vì bão giá nên đành chấp nhận ở ghép với một người chẳng liên quan gì cả. Tờ rơi “tìm người ở ghép” được dán trên phố, rao trên mạng. Chưa kể, ở ghép còn xảy ra mâu thuẫn, lằng nhằng về tiền nong…

Trường hợp bạn Lan (HV Báo chí và Tuyên truyền) ở ghép căn phòng chưa đến 14 m2 ở Cầu Diễn, luôn phải cảnh giác với bạn cùng phòng vì thường hay về khuya, rủ rê bạn bè về phòng tự do. Ở được mấy ngày, người ở ghép cuỗm tất cả đồ mình đi lúc nào không biết.

Ở ghép là giải pháp tiết kiệm cho sinh viên tỉnh lẻ lên Hà Nội học. Nhưng, có muôn vàn chuyện ở ghép cười ra nước mắt. Bất tiện, mất ngủ, không tập trung học tập…khiến nhiều sinh viên lao đao tìm nhà trọ hợp lý mà thoải mái.

Đình Phong