Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật: 0917.84.9911

"Săn tình" trên sân tennis và những hợp đồng tiền tỷ

22/11/2012 14:40
Theo Người đưa tin
Hiện tượng những bản hợp đồng được ký chớp nhoáng trên bàn nhậu, khách sạn hay trên sân tennis là chuyện không còn mới lạ. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội chứng kiến tận mắt những cảnh này.

Khi nghe cô bạn thân tên là Hoàng Lan - phụ trách kinh doanh cho một công ty bật mí về những buổi tiệc đang tò mò, tôi đã xin cô bạn cả buổi để nghe kể chuyện ký hợp đồng trên sân...

Đưa chân dài đi "đọ" tay vợt với đại gia

Cứ theo Lan kể thì, nhóm của đại gia H., một người giàu có trong ngành ngân hàng, cứ vào chiều thứ ba và thứ sáu lại tập trung ở sân Rạp xiếc ở đường Trần Nhân Tông (Hà Nội). Ngoài ông H., nhóm này còn có những cái tên nổi danh trong giới đại gia như B. "nhà đất", L. "dầu khí"...

Trước khi "tụ" ở đây, nhóm này chơi ở sân Tăng Bạt Hổ hoặc sân Sao Mai - là những sân có điều kiện tốt bậc nhất Hà thành. Ở Hà Nội, theo thống kê có khoảng 300 sân nhưng ít sân đạt tiêu chuẩn về kích thước, chất lượng bề mặt sân, hệ thống chiếu sáng và các dịch vụ khác kèm theo. Thực tế, có sân nằm lọt thỏm trong khu dân cư, cứ đến cuối giờ chiều là khói bếp và mùi thức ăn bốc ra mù mịt. Có sân lại thiếu chiều dọc, khó có thể chơi những "quả lốp" cuối sân, hoặc gây khó cho người không biết "xờ mách". Nhiều sân bề mặt rạn nứt, bong rộp...

Hop dong tien ty va nhung cuoc san tinh chop nhoang

Ảnh minh họa.

Tôi cũng hỏi Lan, vì sao các đại gia thiếu gì tiền mà không tự trang bị sân, lại phải đi thuê? Lan cười: "Ông đúng là ngố thời đại! Chơi ở nhà thì còn gì là thú nữa. Tôi hỏi ông nhá, có mấy người rủ bạn về nhà hát karaoke cùng với bà vợ già không?"...

Lan kể tiếp, lần đầu tiên ra sân tennis "theo hầu" các đại gia, Lan choáng vì ở cơ quan, họ là những người rất khó tính và khó gần. Thế nhưng, khi cầm vợt, họ lại thoải mái đến kỳ lạ, thích trêu ghẹo, đùa cợt và cũng thích được bợ đỡ. Nắm được điểm yếu này, dưới sự hướng dẫn của một người bạn, Lan đã sắm vợt và thường xuyên có mặt để tham gia cùng các đại gia.

Lần đầu tiên, vào khoảng cuối năm 2009, Lan đến sân chơi và với danh nghĩa là trưởng phòng marketing của một công ty chuyên cung cấp thiết bị giám sát (camera, thiết bị an ninh...). Khi đó, cứ mỗi lần đến sân, Lan lại thuê một nhóm vài ba em "sắc nước hương trời" và cũng biết chơi môn quần vợt này đi cùng.

Ngay lần gặp đầu tiên, các đại gia trong nhóm của H. "ngân hàng" đã "kết" ngay Lan. Và từ đó, Lan gần như được ban đặc quyền trở thành "má mì" cho nhóm đại gia. Ngoài việc phục vụ ngoài sân (nhặt bóng, lau mồ hôi, rót nước...), các "bóng hồng" mà Lan thuê sẵn sàng "hầu" tới bến các đại gia. Cứ mỗi lần như thế, Lan trả thù lao cho mỗi cô 200 USD. Đấy là chưa kể tiền mà các đại gia sẵn sàng rút hầu bao cả tập ra "bo", nếu hôm nào hứng chí.

Một "bóng hồng" trong nhóm tên là Linh kể rằng, có hôm sau khi hầu mấy rơ tennis, Linh và đại gia L. "dầu khí" đã thẳng đến một khách sạn năm sao. Hôm sau ra về, Linh còn "bo" ngược lại cho "má mì" Lan hẳn 500 USD, vì lý do: "Em trúng quả đậm!”. Mấy hôm sau, người ta thấy, Linh sắm xe SH, thay điện thoại xịn, mua đồng hồ Thụy Sỹ chính hãng...

Còn Lan, chỉ tham gia sáu buổi, với tổng chi phí 5.000 USD nhưng Lan đã ký được ba hợp đồng, tổng trị giá lên tới gần 8 tỷ đồng. Chỉ riêng phần trăm hoa hồng mà công ty trích lại cho Lan cũng đủ khiến nhiều người... ngất. Sau lần đó, công ty cũng đặc cách cho Lan lên làm phó giám đốc, phụ trách kinh doanh - marketing. Sau này, khi gặp lại bạn bè, tôi thấy Lan tự mình lái xe Luxus đi làm, toàn bộ đồ dùng trên người đều là hàng hiệu đắt tiền. Lan bật mí: "Tất cả đều từ sân quần vợt mà ra đấy!".

Những cuộc "săn tình" vô đối

Lan kể với tôi rằng, nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ rằng, chơi tennis là một môi trường hoàn toàn thể thao. Ở đó, chỉ có những người đam mê đôi vợt và muốn rèn luyện sức khoẻ. Thế nhưng, khi nghe Lan kể về những câu chuyện "săn tình" trên sân thì tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Lần đó, trên sân Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội), người ta thường thấy một thanh niên trẻ, cao to và đẹp trai thường đánh cặp với một nữ đại gia tên là T.H. Bà này là một đại gia trong lĩnh vực thực phẩm. Nghe nói, chồng bà T.H. mất sớm, bà đã nuôi dạy hai đứa con nên người và hiện đều đang ở nước ngoài. Mấy năm nay, công việc thuận lợi, bà đã bàn giao cho người em gái quản lý, điều hành nên có nhiều thời gian rảnh. Bà thường xuyên đi nước ngoài du hý, sắm đồ, làm đẹp.

Hop dong tien ty va nhung cuoc san tinh chop nhoang

Ảnh minh họa.

Và đúng như người ta nói "ăn no thì rửng mỡ". Bà lại là người đam mê tennis, không trận nào trên tivi mà bà bỏ sót. Tự dưng về già, bà lại mắc "hội chứng thần tượng" và lấy tay vợt số 1 thế giới là Roger Federer làm hình mẫu. Vì thế, bà quyết đến sân để tìm bạn tình. Và sau nhiều lần thuê người dạy, với nhiều tiêu chí gắt gao và kỳ lạ, bà đã "chấm" được Tuấn "híp".

Tuấn "híp" vốn là một tay chơi "phủi" nổi tiếng trên nhiều sân ở Hà thành, khuôn mặt điển trai kiểu mạnh mẽ, mắt một mí kiểu con trai Hàn Quốc. Thế là bà T.H. chết mê chết mệt anh chàng. Khổ nổi, Tuấn "híp" lại không thích mẫu người như bà T.H. Thế nhưng, với người dày dạn tình trường và lắm tiền nhiều của như bà T.H., Tuấn "híp" cuối cùng cũng phải ngã gục, trở thành người tình của nữ đại gia.

Bù lại, Tuấn "híp" được "vợ hờ" chu cấp cho nhà cửa, xe đưa xe đón. Nghe nói, sau đó, Tuấn "híp" đã bỏ vợ, sang ở hẳn với bà T.H. Và cũng từ đó, người ta không thấy Tuấn "híp" đi giao đấu ở các nơi mà chủ yếu cung phụng và hầu hạ nữ đại gia thực phẩm kia. Cái tên Tuấn "híp" với tài chơi "phủi" cũng mất dần trong giới quần vợt Hà thành.

Câu chuyện "săn tình" khác, hầu hết giới mê đôi vợt này đều biết, đó là chuyện của một thầy dạy tennis tên là Ngô D.. Anh này là người Hà Nội gốc, hào hoa, phong nhã và biết chơi tennis từ năm 14 tuổi, tính đến nay đã có gần 20 năm trong nghề. Ngô D. có sở thích đặc biệt là "săn máy bay bà già". Bởi theo triết lý của D. thì, "máy bay bà già" vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm tình trường, lại khá an toàn trong mấy vụ ghen tuông.

Ở sân Q.H (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội), người ta vẫn còn nhắc đến những câu chuyện cặp bồ của Ngô D.. Trước khi thu nhận học trò, Ngô D. tìm hiểu khá kỹ hoàn cảnh của người đến xin học, nếu thấy đủ "tiêu chuẩn" do chính Ngô D. đưa ra thì mới nhận.

Bao giờ cũng vậy, Ngô D. chỉ dạy kèm một nữ và phải là "máy bay bà già". Mấy cậu nhặt bóng trên sân Q.H nói rằng, mỗi ngày, Ngô D. dạy hai ca (ca sáng và ca chiều, mỗi ca hai tiếng). Ngô D. là người rất tâm lý nên nhanh chóng chiếm được cảm tình của học trò. Hầu như, ai đến học với D. không sớm thì muộn cũng trở thành "bồ" của D.. "Bồ" của D. không những phục vụ tình cho D. mà còn sẵn sàng cung phụng tiền bạc cho D. ăn tiêu.

Nhân viên nhặt bóng thuộc lòng lịch chơi và tính cách của từng bà "bồ" của thầy D. như: Bà H. thích khen da trắng, bà T. muốn được bóp vai, cô Th. lại có sở thích chơi bóng gần... Đó cũng là chiêu trò mà thầy D. bày cho để nhân viên nhặt bóng "kiếm tý" từ các bà lắm tiền nhiều của kia.

Cuộc sống vương giả của thợ săn "máy bay bà già" bậc nhất Hà thành

Dù chỉ làm nghề dạy tennis với trình độ bậc trung nhưng Ngô D. thường xuyên thay xe ô tô, dùng đồ hàng hiệu. D. còn khiến nhiều người "lác mắt" vì bộ sưu tập vợt, với tổng cộng gần 30 vợt của các hãng hàng đầu thế giới, trong đó có vợt Wilson 6.1 Tour BLX, cùng loại với tay vợt số 1 thế giới Federer đang dùng; hay cây Babolat AeroPro Drive cùng loại với cây vợt mà Nadal đang dùng, có khả năng tạo ra những vòng xoáy topspin...   
Theo Người đưa tin