Sau clip xôn xao dư luận, sức mua mì Gấu đỏ giảm sút?

07/06/2012 06:53
Tiểu Phương
(GDVN) - Clip quảng cáo mì Gấu đỏ được phát sóng liên tục trên truyền hình với thông điệp kêu gọi tình thương, lòng nhân ái, đồng thời, banner in hình ảnh bé Tuấn cũng được giăng mắc ở khắp mọi nơi, trên xe buýt hay dọc đường các khu phố sầm uất. Tuy nhiên, theo khảo sát trên thực tế, sức mua của loại mì này lại rất chậm, giảm đi nhiều so với các loại mì khác?
Clip quảng cáo mì Gấu đỏ phát sóng trên truyền hình gây tranh cãi dư luận suốt những ngày qua. Ông Trần Hồng Minh, Giám đốc điều hành của Công ty thực phẩm Á Châu, đơn vị sản xuất sản phẩm này luôn tự hào về quảng cáo đã gây xúc động cho nhiều người xem, đánh thức lương tri, tình thương của cộng đồng đối với những trẻ em nghèo, bất hạnh, không có tiền chữa trị bệnh - bấy lâu nay mọi người đã quên lãng hoặc vô tình không để ý.

Sức mua giảm so với các sản phẩm mì khác? Những tưởng với thông điệp “thêm 1 gói mì, thêm 1 hi vọng” đầy nhân văn như vậy cùng với tần suất quảng cáo liên tục, số lượng mì bán ra sẽ tăng đột biến. Tuy vậy, theo khảo sát của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, sức mua của mì Gấu đỏ vẫn rất chậm, đặc biệt là một tuần gần đây, gian hàng bày bán sản phẩm này khá đìu hiu.
Theo thông tin từ chị Mến thì trong vòng một tháng, cửa hàng chị chỉ bán được chừng 5 thùng mì Gấu đỏ, trong khi, mì Hảo Hảo hay một số loại khác phổ biến như Omachi chỉ trong vòng mấy ngày đã bán hết 1 thùng.
Theo thông tin từ chị Mến thì trong vòng một tháng, cửa hàng chị chỉ bán được chừng 5 thùng mì Gấu đỏ, trong khi, mì Hảo Hảo hay một số loại khác phổ biến như Omachi chỉ trong vòng mấy ngày đã bán hết 1 thùng.
Nhận xét về sức mua của các loại mì ăn liền, chị Mến, chủ cửa hàng tạp hóa trong chợ Hoàng Văn Thái (Hà Nội) chia sẻ: mì Gấu đỏ ngay từ đầu mới ra đã có ít người ăn, mặc dù, quảng cáo nhiều nhưng bán vẫn chậm. “Cơ bản là thị trường ra nhiều loại mì rẻ hơn nên loại này cũng không bán được mấy!” – chị Mến giải thích lý do.
Theo thông tin từ chị Mến thì trong vòng một tháng, cửa hàng chị chỉ bán được chừng 5 thùng mì Gấu đỏ, trong khi, mì Hảo Hảo hay một số loại khác phổ biến như Omachi chỉ trong vòng mấy ngày đã bán hết 1 thùng. Mặc dù, giá mì Gấu đỏ, theo ghi nhận của chị Mến, rẻ hơn so với các loại mì trên nhưng không hiểu sao người mua vẫn ít lựa chọn. Theo đó, mì Gấu đỏ có giá khoảng 85 – 90.000 đồng/thùng, mì Omachi 120 – 151.000 đồng/thùng (tùy từng giai đoạn), mì Hảo Hảo 93.000 đồng/thùng,… Cách đó không xa, tại đại lý bán lẻ 57 Hoàng Văn Thái (Hà Nội), vừa nghe phóng viên hỏi về tình hình kinh doanh của mì Gấu đỏ, chị chủ quán đã xua tay: “thời gian này bán chậm lắm, từ hôm đó tới giờ mà chưa bán hết một thùng… Bán được mấy chục thùng mì khác rồi mà chưa bán hết được một thùng kia (mì Gấu đỏ - pv)”. Theo ước đoán của chị chủ quán này thì sức mua của mì Gấu đỏ chỉ bằng 1/10 so với các sản phẩm mì ăn liền bán chạy khác. Về nguyên nhân của việc bán chậm, chị chủ quán đưa ra nhận xét: “Do cái vị chứ không hẳn phải thói quen hay chất lượng, bởi lẽ, với sợi mì, chị nghĩ là như nhau nhưng gói bột nêm thì khác”. Mặc dù đã bán mì Gấu đỏ “từ lâu lắm rồi” nhưng mỗi lần lấy hàng, đại lý bán lẻ 57 Hoàng Văn Thái cũng chỉ dám “lấy mấy thùng một thôi” và bán hết mới lấy vì sợ ế hàng. Thay đổi thói quen cần thời gian Tình trạng trên không chỉ diễn ra tại các đại lý bán lẻ, tại một số siêu thị như Intimex bờ Hồ (22 – 23 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hay Tmart (quận Thanh Xuân, Hà Nội), mì Gấu đỏ cũng được bán rất cầm chừng.
Mặc dù giá rẻ hơn một số loại mì khác trên thị trường nhưng mì Gấu đỏ vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng đón nhận, doanh số vẫn chưa cao như doanh nghiệp kỳ vọng.
Mặc dù giá rẻ hơn một số loại mì khác trên thị trường nhưng mì Gấu đỏ vẫn chưa thực sự được người tiêu dùng đón nhận, doanh số vẫn chưa cao như doanh nghiệp kỳ vọng.
Nhân viên tại siêu thị Intimex cho biết: Đối với sản phẩm mì ăn liền thì Hảo Hảo bán chạy nhất, lượng hàng bán ra phải gấp đôi so với mì Gấu đỏ. “Đợt này cháo gói của Gấu đỏ mới ra thì bán chạy hơn, còn mì tôm thì bán cũng bình thường”. Trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam, ông Trần Hồng Minh, Giám đốc điều hành của Công ty thực phẩm Á Châu, đơn vị sản xuất sản phẩm này đánh giá:  Các sản phẩm thực phẩm được người tiêu dùng lựa chọn mua theo thói quen, đặc biệt đối với những sản phẩm “thông thường” như mì ăn liền. Muốn thay đổi thói quen này và tăng doanh số bán hàng, theo ông Minh, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt hơn, có hương vị và đặc tính khác biệt cùng với đó là thông điệp truyền thông độc đáo, tạo được cảm xúc cho sản phẩm và thương hiệu của mình. Sản phẩm mì Gấu đỏ ra mắt người tiêu dùng với slogan “Gấu đỏ - gắn kết yêu thương”, theo ông Minh: Đây là một chương trình mang tính dài hạn nhằm tạo nên sự yêu mến và đồng cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu Gấu đỏ. Do đó, “không nhất thiết phải đạt được ngay mục tiêu về sản lượng và doanh số trong ngắn hạn”. Trong buổi tổng kết chương trình “Gấu đỏ - gắn kết yêu thương”, sau gần 2 tháng thực hiện, hỏi về doanh thu bán hàng, ông Minh không cung cấp con số cụ thể mà cho rằng: "Năm nay kinh tế khó khăn nên hầu hết các công ty đều xuống, nếu mà tôi nói công ty tôi không xuống là giỏi lắm rồi. Chúng tôi đã vẫn cố gắng có sự tăng trưởng. Với chương trình này chúng tôi không nhìn vào doanh số mà chúng tôi muốn mọi người nhìn vào thương hiệu này để gắn kết yêu thương...".

Có thể bạn quan tâm:
Thú chơi khuyển của các đại gia Choáng với thú chơi của đại gia Việt
Những dịch vụ "Đệ nhất Hà thành" Bảo vệ Người tiêu dùng
Clip - Ảnh ấn tượng Kinh hoàng "công nghệ" thực phẩm bẩn
Lình xình ở nhà N05 Vinaconex Gía vàng - ngoại tệ theo ngày

Tiểu Phương