Khánh thành bếp ăn mẫu 2,3 tỷ đồng ở Lạng Sơn giúp học sinh cải thiện dinh dưỡng

24/05/2018 15:52
MINH CHÍ
(GDVN) - Bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt, an toàn, hiện đại.

Bếp ăn hiện đại, an toàn

Chiều ngày 23/5, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tham dự buổi khánh thành có Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiến sĩ Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn cùng lãnh đạo các cơ quan, ban ngành địa phương, Ban Giám hiệu các trường tiểu học bán trú và đại diện phụ huynh học sinh.

Những tiết mục văn nghệ của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ trong buổi lễ khánh thành bếp ăn mẫu bán trú tại nhà trường. Ảnh: Minh Chí.
Những tiết mục văn nghệ của giáo viên và học sinh Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ trong buổi lễ khánh thành bếp ăn mẫu bán trú tại nhà trường. Ảnh: Minh Chí. 
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ khánh thành bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ với mong muốn những bữa ăn của học sinh được cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, giúp các em phát triển toàn diện một cách tốt nhất.. Ảnh: Minh Chí.
Ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam phát biểu tại buổi lễ khánh thành bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ với mong muốn những bữa ăn của học sinh được cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, giúp các em phát triển toàn diện một cách tốt nhất.. Ảnh: Minh Chí. 

Phát biểu tại buổi khánh thành, ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết, bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ nằm trong Dự án Bữa ăn học đường, được xây dựng với tổng kinh phí gần 2,3 tỷ đồng.

Trong đó, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tài trợ chính với khoảng 1,7 tỷ đồng từ chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản.

Công ty Ajinomoto Việt Nam đóng góp gần 170 triệu đồng và hỗ trợ tư vấn về mô hình, tập huấn các quy trình vận hành chuẩn trong căn bếp. Ngoài ra còn một số đơn vị đóng góp, hỗ trợ khác.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn Bếp ăn mẫu bán trú sẽ được thực hiện, triển khai hiệu quả và nhân rộng đến các tỉnh/thành phố trong toàn quốc. Ảnh: Minh Chí.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mong muốn Bếp ăn mẫu bán trú sẽ được thực hiện, triển khai hiệu quả và nhân rộng  đến các tỉnh/thành phố trong toàn quốc. Ảnh: Minh Chí. 

Bếp ăn mẫu bán trú được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt trong việc đảm bảo những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao hiệu suất hoạt động.

Áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chế biến thành phẩm và vệ sinh sau bữa ăn với hướng dẫn rõ ràng ở mỗi công đoạn.

Với mức đầu tư lớn, bếp được thiết kế, phân chia theo từng khu vực riêng biệt như khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, vệ sinh… với quy định trang phục khác nhau ở cùng khu và dụng cụ làm việc được đánh dấu theo màu sắc, giúp toàn bộ quy tình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn. Bếp được xây dựng tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

Buổi lễ khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú có sự tham dự của các lãnh đạo bộ, ngành và các học sinh, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Minh Chí.
Buổi lễ khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú có sự tham dự của các lãnh đạo bộ, ngành và các học sinh, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Minh Chí. 

Bếp được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết và hiện đại như hệ thống bếp “niêu tay quay” và nồi hầm với công suất gấp 2 – 3 lần bếp ăn thông thường, hệ thống vòi nước di động cấp nước nhanh đến từng khu vực, xe đẩy trung chuyển… giúp giảm thiểu thao tác nặng trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.

Ông Keiji Kaneko nhấn mạnh: “Bếp ăn mẫu bán trú sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc chuẩn bị những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, giúp các em học sinh ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra đây cũng là nơi để các trường tiểu học khác ở tỉnh Lạng Sơn cũng như các tỉnh phía bắc đến thăm quan và học hỏi, nhằm cải tiến bếp ăn của các nhà trường, góp phần vào sự thành công của dự án bữa ăn học đường, và trên hết là nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho thế hệ trẻ tại các địa phương”.

Các lãnh đạo cắt bằng khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Minh Chí.
Các lãnh đạo cắt bằng khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Ảnh: Minh Chí. 
Các lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm cùng nhau trong buổi khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú. Ảnh: Minh Chí.
Các lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm cùng nhau trong buổi khánh thành Bếp ăn mẫu bán trú. Ảnh: Minh Chí. 

Quyết định tài trợ bếp ăn mẫu bán trú tại Lạng Sơn thể hiện sự đánh giá cao của Chính phủ Nhật Bản trước những ý nghĩa và đóng góp quan trọng của Dự án bữa ăn học đường, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.

Đây là sự kỳ vọng góp phần hỗ trợ các trường tại khu vực phía bắc chuẩn hóa bếp ăn bán trú, từ đó thúc đẩy phát triển dự án bữa ăn học đường trên quy mô toàn quốc.

Các em học sinh, giáo viên Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ vô cùng vui mừng khi được các công ty, các lãnh đạo các cấp, ngành, quan tâm. Ảnh: Minh Chí.
Các em học sinh, giáo viên  Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ vô cùng vui mừng khi được các công ty, các lãnh đạo các cấp, ngành, quan tâm. Ảnh: Minh Chí. 

Được biết, bếp ăn tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ hiện đang phục vụ cho 1.270 học sinh bán trú.

Trong năm học 2018 – 2019 sắp tới, bếp ăn mẫu bán trú chính thức đưa vào vận hành, nhà trường dự kiến sẽ tăng số lượng phục vụ lên khoảng 1.500 em học sinh.

Trước đó, vào năm 2014, Công ty Ajinomoto Việt Nam cũng đã tài trợ phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng bếp ăn mẫu bán trú đầu tiên tại Trường tiểu học Trưng Trắc, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến tháng 4, năm 2018, mô hình bếp mẫu này đã đón hơn 1.000 đơn vị đến tù các trường học và tổ chức từ nhiều tỉnh thành trên cả nước đến thăm quan và học tập.

Cải thiện dinh dưỡng giúp học sinh phát triển toàn diện

Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng còn phổ biến ở khu vực nông thôn, trong khi đó thì tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tang ở khu vực thành phố.

Do đó, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em thông qua bữa ăn học đường hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030.

Nắm bắt được thực trạng xã hội và khó khăn của các trường trong vấn đề dinh dưỡng, tận dụng thể mạnh là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã đã nghiên cứu và khởi xướng dự án bữa ăn học đường vào năm 2012.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đại biểu đi thăm quan mô hình Bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn). Ảnh: Minh Chí.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đại biểu đi thăm quan mô hình Bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn). Ảnh: Minh Chí. 

Mục tiêu của dự án là thực hiện trách nhiệm đóng góp cho giáo dục, nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước bằng các hoạt động cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe, góp phần nâng cao tầm vóc và trí tuệ cho học sinh tiểu học.

Để phát triển thành công dự án, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan chuyên môn đầu ngành về dinh dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế.

Ngày 16/01/217, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 196/QĐ-BGDĐT về việc Phê duyệt phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng để triển khai đối với các trường tiểu học có tổ chức bữa ăn bán trú trên toàn quốc.

Ngày 16/02/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số  576/BGDĐT-CTHSSV để hướng dẫn và lên kế hoạch triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đến các Sở Giáo dục và Đào tạo trển cả nước.

Bếp ăn được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trong vận hành và rất hiện đại.
Bếp ăn được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn  trong vận hành và rất hiện đại. 

Tháng 3/2017, Công ty Ajinomoto bắt đầu phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại các trường tiểu học ở các địa phương.

Tính đến tháng 4/2018, Dự án “Bữa ăn Học đường” đã được triển khai đến 34 tỉnh thành với 2.910 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc.

Bữa ăn học đường có phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Đây là phần mềm do Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng, đầu tư và phát triển với sự tư vấn và hỗ trợ sâu sắc về mặt chuyên môn của Viện dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế.

Phần mềm có chức năng cung cấp ngân hàng thực đơn phong phú, gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi, đa dạng và ngon miệng, được phân chia theo khu vực miền Bắc, Trung, Nam.

Các học sinh được giáo dục kiến thức về dinh dưỡng thông qua áp phích "3 phút thay đổi nhận thức".
Các học sinh được giáo dục kiến thức về dinh dưỡng thông qua áp phích "3 phút thay đổi nhận thức". 

Từ đó các đơn vị trường học có thể tự tạo ra nhiều thực đơn mới cân bằng về dinh dưỡng, bằng cách kết hợp 360 món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn của phân mềm, tự tạo các thực đơn cân bằng dinh dưỡng từ các nguyên liệu có sẵn ở địa phương, tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh tốt hơn.

Đánh giá về về Dự án bữa ăn học đường và phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Công ty Ajinomoto phối hợp với các đơn vị thực hiện, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, dự án bữa ăn học đường là dự án rất thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng vào mục tiêu cải thiện và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của dinh dưỡng học đường trong tình hình mới, đem lại một thế hệ vàng cho tương lai trẻ em Việt Nam.

“Tôi hy vọng, Bếp ăn mẫu bán trú sẽ được thực hiện, triển khai hiệu quả và nhân rộng tới không chỉ các trường ở Lạng Sơn mà còn nhân rộng đến các tỉnh/thành phố trong toàn quốc, để góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc cho học sinh của chúng ta”, bà Nghĩa nói.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc về sự hợp tác và hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản, Công ty Ajinomoto cùng các đơn vị hợp tác đã dành cho trẻ em, học sinh một món quà vô giá về chế độ dinh dưỡng.

Công ty Ajinomoto Việt Nam được thành lập năm 1991, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia vị, thực phẩm và đồ uống ngon hàng đầu.

Bên cạnh đó với những đặc trưng riêng trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe, Ajinomoto Việt Nam hiện đang triển khai mạnh mẽ hoạt động ASV (Hoạt động Tạo lập giá trị chung của Tập đoàn Ajinomoto).

ASV là biểu trưng cho cam kết bền vững của Ajinomoto Việt Nam trong việc đóng góp giải pháp cho những vấn đề xã hội, tạo ra những giá trị chung với xã hội và cộng đồng địa phương thông qua các hoạt động kinh doanh của công ty.

Hiện nay, công ty đang nỗ lực hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng giúp mang lại cuộc sống khỏe mạnh cho người dân, phát triển nguồn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp và phấn đấu trở thành hình mẫu doanh nghiệp chuẩn mực trong tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, điển hình là dự án Bữa ăn học đường và dự án phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam.

MINH CHÍ